Các nhân tố môi trường nội bộ:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại six senses ninh vân bay (Trang 32 - 129)

I.2.2.2.1 Năng lực tài chính:

Tài chính có tác động rất lớn đến hiệu quả và tiến độ thực hiện các dự án và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì thế nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư ban đầu nhiều và vốn lưu động tốt sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác, có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào việc đổi mới các trang, thiết bị, công nghệ đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao để nâng cao năng lực cạnh tranh.Việc phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ làm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

I.2.2.2.2 Nguồn nhân lực:

Là tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cho tổ chức, không phân biệt vị trí công việc, mức độ phức tạp hay mức độ quan trọng của công việc.

Một doanh nghiệp không thể tạo được năng lực cạnh tranh nếu không có một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng của nguồn nhân lực đó. Doanh nghiệp có nguồn nhân lực càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn.

I.2.2.2.3 Công tác Marketing:

Công tác này giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến gần khách hàng hơn, tác động đến quyết định lựa chọn của khách hàng.

Ngày nay, khách hàng rất dễ dàng trong việc tìm kiếm các sản phẩm cho mình. Vì thế, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì cần phải có một chính sách tiếp thị khác biệt và tạo ấn tượng tốt trong tâm trí của khách hàng.

I.2.2.2.4 Công tác nghiên cứu thị trường:

Nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để người làm marketing đưa ra chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu những thông tin thu thập được không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thị trường thì chiến lược đưa ra không đúng đắn, dẫn đến marketing không hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu và mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao sức cạnh tranh của mình thì doanh nghiệp cần thiết phải chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường.

I.2.2.2.5 Quan hệ với đối tác:

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, quan hệ giữa con người và con người là vô cùng quan trọng. Sự phát triển và thành công của mỗi doanh nghiệp phần lớn nhờ vào sự khôn khéo trong cách giao tiếp ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các nhân viên cũng như với khách hàng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp luôn phát triển vững chắc. Tạo dựng được các mối quan hệ tốt trong kinh doanh cũng là cách để gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

I.2.2.2.6 Công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh: Gồm các bước: Gồm các bước:

- Phân tích môi trường kinh doanh.

- Xác định sức mạng, nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược. - Xây dựng các phương án, chiến lược.

- Đánh giá, lựa chọn phương án. - Triển khai thực hiện.

Hoạch định chiến lược cung cấp cho doanh nghiệp những mục tiêu và phương hướng cụ thể trong thời gian tới. Vì vậy, hoạch định chiến lược kinh doanh là một cơ sỏ để đánh giá và quản lý.

I.2.2.2.7 Văn hóa doanh nghiệp:

Đó là toàn bộ các giá trị văn hóa được tạo dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đó là tài sản vô hình, nét độc đáo, riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Văn hóa ở một đơn vị kinh doanh du lịch được thể hiện thông qua trang phục của nhân viên, slogan của khách sạn, phong cách và thái độ phục vụ của các nhân viên …

I.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn: I.2.3.1 Thị phần của khách sạn: I.2.3.1 Thị phần của khách sạn:

* Thị phần ( market share ): chính là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được.

Thị phần = doanh số bán của doanh nghiệp/tổng doanh số của thị trường. Thị phần = số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

* Thị phần tương đối ( relative market share ):

Thị phần tương đối = thị phần của doanh nghiệp/thị phần của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

Thị phần tương đối = số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Nếu: Thị phần tương đối > 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp. Thị phần tương đối < 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ cạnh tranh. Thị phần tương đối = 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh là như nhau.

Thị phần càng lớn, sức cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Để tồn tại và phát triển cũng như nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường. Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ, khả năng lôi kéo và giữ được khách hàng thường niên lâu dài là một trong những khả năng để doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình.

I.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần:

Tốc độ tăng trưởng thị phần là tốc độ gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp so với phần doanh số của thị trường. Tốc độ tăng trưởng thị phần cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng doanh số, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất và mở rộng kênh phân phối. Tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp còn là yếu tố thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng sử dụng dịch vụ do chính doanh nghiệp cung cấp, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

I.2.3.3 Giá cả dịch vụ và sản phẩm kèm theo:

Giá dịch vụ quyết định rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu chi phí/giá thành sản phẩm thấp hơn đối thủ thì khả năng thu hút khách, chiếm lĩnh thị trường, sức cạnh tranh sẽ cao hơn. Vì vậy, giá dịch vụ phải đủ sức cạnh tranh với các dịch vụ cùng loại trong khu vực và những đối thủ cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên, nếu mức giá dịch vụ này quá thấp, khách hàng sẽ không tin tưởng về chất lượng dịch vụ được cung cấp. Mặt khác, nếu các nhà cung ứng dịch vụ lạm dụng chính sách giá sẽ gây tác động tiêu cực. Khi giá dịch vụ nhỏ hơn giá thành diễn ra trong một thời gian dài sẽ dần đến phá sản. Với ngành kinh doanh dịch vụ, nếu các nhà quản trị không có chính sách giá cả hợp lý thì rất dễ dẫn đến thất bại, khách hàng sẽ không sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nếu giá cả quá thấp. Nó là thước đo đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ được cung cấp.

I.2.3.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng:

Chất lượng dịch vụ của mỗi đơn vị kinh doanh du lịch cung cấp cho khách hàng là khác nhau. Nó phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức, trình độ chuyên môn, phong cách phục vụ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Nếu chất lượng dịch vụ càng cao thì uy tín càng lớn, thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu, thị phần, sức cạnh tranh cao. Để làm được như vậy các doanh nghiệp phải nâng cao dịch vụ cung cấp cho khách hàng, có các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo cơ hội tìm kiếm một lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

I.2.3.5 Năng lực tài chính:

Nhắc đến năng lực tài chính, đầu tiên phải nghĩ đến là nguồn vốn. Sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, thể hiện khả năng huy động vốn, vốn đầu tư cho các dự án và nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm trên thị trường. Với năng lực tài chính, các doanh nghiệp có thể tạo uy tín và sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và đối tác làm ăn lâu dài, khẳng định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

I.2.3.6 Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh:

Doanh nghiệp được quản lý tốt và điều hành tốt sẽ tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, khích lệ tinh thần làm việc cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, hiệu quả công việc gia tăng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể:

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: đó là trình độ học vấn với những kiến thức rộng lớn thuộc nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở khả năng sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận. Quản lý một cách có hiệu quả có thể làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

I.2.3.7 Khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng:

Những biến động trên thị trường thế giới đều tác động đến nền kinh tế trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin để biết được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ của sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng nắm bắt được nhiều thông tin, nhanh chóng và kịp thời thì doanh nghiệp đó mới có thể phát triển bền vững và có nhiều lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

I.2.3.8 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ:

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, người dân có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Khi đó, họ luôn có những nhu cầu và đòi hỏi cao hơn ở những sản phẩm dịch vụ mang lại. Khách hàng trở nên khó tính hơn và có nhiều sự chọn lựa. Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm dịch vụ mới, ấn tượng, và đa dạng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng tới. Do đó, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá và khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

I.2.3.9 Trình độ lao động:

Nhân tố con người là yếu tố quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được quyết định bởi chất lượng người lao động, mà trình độ lao động là một trong những nhân tố cấu thành nên chất lượng lao động. Chính vì vậy, yếu tố này có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động với trình độ càng cao thì doanh nghiệp đó có sức cạnh tranh càng mạnh.

I.2.4. Công cụ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh ( Ma trận hình ảnh cạnh tranh ): trận hình ảnh cạnh tranh ):

Ma trận hình ảnh cạnh tranh là công cụ dùng để so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện được những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng các ưu, nhược điểm chính của họ, đồng thời cũng thấy rõ được lợi thế cạnh tranh của mình

và các điểm yếu kém cần khắc phục. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( External Factor Evaluation – EFE ) trong trường hợp các mức độ quan trọng, hệ số phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Khác với ma trận EFE, người ta có thể đưa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp như: sự ổn định tài chính, tính hiệu quả của hoạt động marketing, đầu tư đúng mức cho hoạt động R&D …

Các số liệu điều tra lấy từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận.

* 5 bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh:

B1: Lập một danh mục các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

B2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng ) đến 1,0 ( rất quan trọng ) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

B3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - phản ứng tốt; 3 - phản ứng trên trung bình; 2 - phản ứng trung bình; 1 - phản ứng yếu.

B4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng cho từng yếu tố.

B5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục của yếu tố được đưa vào ma trận từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

* Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng công thức tính sau:

( 1 ) Tổng các tầm quan trọng của các yếu tố đánh giá

( 2 ) Năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp ACE = h * Mi ( 3 ) Năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp

RCE = ACE/ACC Trong đó:

i: yếu tố cần đánh giá

h: tầm quan trọng của yếu tố đánh giá M: điểm số phân loại cho yếu tố đánh giá

ACE ( absolute competitiveness of enterprise ): năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.

ACC ( absolute competitiveness of competitor ): năng lực cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ.

RCE ( relatively competitiveness of enterprise ): năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI SIX SENSES NINH VÂN BAY

TRONG THỜI GIAN QUA.

II.1. Giới thiệu khái quát về resort và sản phẩm dịch vụ. II.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn:

Logo Six Senses của tập đoàn kết hợp với địa danh khu vực hình thành nên Logo của Khu nghỉ mát Six

Senses Ninh Vân Bay Resort – quảng bá đến du khách thế giới và định vị thương hiệu trên thị trường.

Kim tự tháp Six Senses tượng trưng cho nền tảng và kinh nghiệm của tập đoàn. Nền tảng của kinh nghiệm được hình thành bởi ba giác quan chính: thị giác, âm thanh và xúc giác. Tầng thứ hai được xây dựng dựa trên những trải nghiệm của hương vị và mùi vị. Đỉnh tượng trưng cho cảm nhận – một cảm giác trải nghiệm độc đáo của Six Senses.

 Giới thiệu về khu resort:

Six Senses Ninh Vân Bay nằm trên bán đảo tuyệt đẹp của vịnh Nha Trang – vịnh Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân, huyện Ninh Vân, tỉnh Khánh Hòa, trải dài 1.5 km dọc bờ biển, cách sân bay Cam Ranh 1 giờ lái xe đến bến tàu của Six Senses và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại six senses ninh vân bay (Trang 32 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)