Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bình Văn
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Văn diện tích đất tự nhiên hơn 2.800 ha (28 km²), có 314 hộ gia đình với hơn 1.400 người. Bình Văn được chia thành 7 thôn bản là Thôm Bó, Mới, Tài Chang, Khuôn Tắng, Nà Mố, Đon Cọt, Thôm Thoi.
Xã nằm ở phía đông của huyện:
- Phía Đông Nam giáp với xã Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) - Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Như Cố
- Phía Đông và Bắc giáp với xã Yên Hân - Phía Tây Bắc giáp với xã Nông Hạ.
Xã nằm ở phía Đông của huyện chợ Mới, cách trung tâm huyện khoảng 20km, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 56km, có đường tiểu lộ 256 chạy qua. Giao thông tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, có nhiều khe, suối lớn nhỏ, chia cắt phức tạp tạo thành những thung lũng nhỏ và hẹp.
Độ cao trung bình từ 500 - 600m (cao nhất là đỉnh núi Pù Lòn cao 1020m, điểm thấp nhất là thôn Bản Mới 105m) độ dốc trung bình 25° - 40°.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông ít mưa, lạnh và khô, mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều:
- Nhiệt độ trung bình năm 19℃ và chênh lệch theo mùa; Mùa Hạ có nhiệt độ trung bình cao vào các tháng 6,7,8 (25℃ - 25,5℃);
Mùa Đông có nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào tháng 1 (13℃ - 13,5℃).
- Độ ẩm không khí từ 81% - 83%.
- Lượng mưa: Trung bình 1.500 - 1.510mm/năm, nhưng phân bố theo mùa:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa rất ít chiếm khoảng 20 - 25% lượng mưa cả năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô, lạnh và gió mùa Đông Nam.
- Ngoài sự chênh lệch về thời tiết theo mùa thì còn sương mù, sương muối và mưa đá: Trung bình có khoảng 85 ngày có sương mù trong 1 năm và tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11; sương muối và mưa đá ít xảy ra, một năm thường có 3 - 4 ngày và thường xảy ra vào cuối tháng 12 và vào đầu xuân.
4.1.1.4. Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, có nhiều khe, suối lớn nhỏ, chia cắt phức tạp tạo thành những thung lũng nhỏ và hẹp.
Độ cao trung bình từ 500 - 600m (cao nhất là đỉnh núi Pù Lòn cao 1020m, điểm thấp nhất là thôn Bản Mới 105m) độ dốc trung bình 25° - 40°.
4.1.1.5. Thủy văn
Đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hệ thống suối kéo dài dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 256 dài 4,5km nhưng cạn nước vào mùa khô.
Nhìn chung, hệ thống thủy văn của xã không thuận lợi cho việc trồng trọt, nôi trồng thủy sản. Do địa hình dốc, cao, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa Hạ nên dễ xảy ra xói mòn, lũ quét cục bộ.
4.1.1.6. Thổ nhưỡng
Theo số liệu tổng hợp thì trên địa bàn xã có 2 loại đất chính:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Đất có màu nâu xám, độ phì trung bình, thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực và cây hoa màu.
- Đất đồi núi: Chủ yếu là đất Feralit màu vàng, thành phần cơ giới
thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
Điều kiện về tự nhiên của xã Bình Văn có những đỉnh núi cao (đỉnh Pù Lòn cao 1020m), trải thấp dần xuống thung lũng với các điều kiện khí hậu đặc thù và đất đai chủ yếu là đất rừng. Trước đây trên địa bàn xã có môi trường vô cùng thích cho các loài dược liệu sinh trưởng, nhiều loài dược liệu bản địa như: Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi, Giảo cổ lam, Sâm cau,…hiện còn rất ít. Việc xây dựng và phát triển vùng trồng dược liệu tại Bình Văn sẽ giúp cho xã phát huy được lợi thế về đất đai, khí hậu.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Bảng 4.1. Thống kê một số cây lương thực chính năm 2018
STT Cây trồng
Thực trạng năm 2015 Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1 Cây lúa 103,03 410,9
1.1 Lúa vụ xuân 3,03 36 10,9
1.2 Lúa đông xuân 100 40 400
2 Thuốc lá 96,3 119,5
2.1 Thuốc lá vụ xuân 88 10 88
2.2 Thuốc lá vụ đông xuân 8,3 3,8 31,5
3 Cây ngô 21,7 30 65,1
4 Khoai 2 8 1,6
(Nguồn: UBND xã Bình Văn, năm 2015) - Tổng dân số toàn xã Bình Văn có 1.500 người với 333 hộ với 3 dân tộc chính chung sống là: Tày, Kinh, Dao. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã cao 131/333 hộ chiếm 39,3% tổng số hộ.
- Trồng trọt: Cây trồng chủ yếu tại xã Bình Văn gồm: Lúa, thuốc lá, ngô, khoai. Diện tích đất nông nghiệp chỉ có hơn 100 ha, nhưng rất hạn chế về nước
tưới đặc biệt trong vụ Đông Xuân, nhiều diện tích chỉ cấy được 1 vụ. Sản lượng lương thực đạt 507,54 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 360kg/người/năm.
Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã như sau:
- Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu phát triển theo mô hình hộ gia đình, nhỏ bé và chưa có khu vực chăn nuôi tập trung. Trong giai đoạn vừa qua không có dịch bệnh lớn xảy ra, các công tác thú y đều được thực hiện tốt. Toàn xã có 370 con đại gia súc; lợn 784 con; gia cầm 8.916 con.
- Lâm nghiệp: Việc giao đất, giao rừng, khoán khoanh nuôi rừng đến từng hộ gia đình được triển khai thực hiện tốt, đạt được yêu cầu đề ra. Công tác quản lý, bảo vệ được chú trọng. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ trái phép nhỏ lẻ trong nhân dân vẫn còn xảy ra, rừng tự nhiên đang dần được thay thế bằng rừng trồng, độ che phủ của rừng giảm.
+ Đất rừng sản xuất: Hiện tại xã có diện tích rừng sản xuất là 1449,22 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên sản xuất là 103,8 ha, đất có rừng trồng sản xuất là 73,5 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 122,8 ha và đất trồng rừng sản xuất là 187,62 ha.
+ Đất rừng phòng hộ: Hiện tại diện tích rừng phòng hộ của xã là 275,15 ha chủ yếu là rừng tự nhiên chiếm 154,63 ha và 120,52 ha đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất.
+ Hiện nay các loài thực vật trên địa bàn xã còn tương đối đa dạng, nhưng đa phần là các loài cây phổ biến, các loài cây gỗ quý hiếm còn ít:
Nghiến, kháo… Các loài cây dược liệu còn tương đối nhiều.
4.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 4.1.3.1. Giao thông
Hệ thống giao thông của xã bao gồm:
+ Đường tỉnh lộ: Đoạn đường 256 đi xã Yên Hân, có chiều dài qua địa bàn xã là 3,5 km, nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3m, kết cấu nhựa, hiện vẫn sử dụng tốt.
+ Đường liên xã: Gồm 1 tuyến có chiều dài 4,3km, nền đường rộng trung bình 3 - 3,5m, đường đất.
+ Đường liên thôn: Đường liên thôn có tổng chiều dài 9,86 km, quy mô nền đường rộng trung bình 3-4 m, trong đó có 4,05 km đường bê tông hóa, còn lại là đường đất.
+ Đường ngõ xóm (thôn): Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 65,1km, có nền đường trung bình rộng từ 1,2 - 3,0m, chủ yếu là đường đất, mặt đường hẹp, nhiều đoạn bị hư hỏng xuống cấp đi lại khó khăn vào mùa mưa.
4.1.3.2. Thủy lợi
Tổng chiều dài của các tuyến mương thủy lợi là 19,45km, có chiều rộng lòng mương từ 0,4 - 0,6m, chủ yếu là mương đất. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã mới chỉ đáp ứng cơ bản yêu cầu về nước tưới cho cây lúa vào vụ mùa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân,…
4.1.3.3. Y tế:
Cả xã có 1 trạm y tế. Trạm y tế được xây dựng là nhà cấp IV tại khu trung tâm xã, rất thuận tiện trong công tác khám và chữa bệnh. Hệ thống y tế thôn bản và công tác viên dân số hoạt động tốt và có hiệu quả. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đạt 78,56%
4.1.4. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của xã Bình Văn, Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc kạn
4.1.4.1. Những thuận lợi
- Xã nhận được sự quan tâm trong lãnh đạo chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của Tỉnh cũng như Huyện.
- Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần đoàn kết, cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên trong sản xuất.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi cao và trung bình nên thích hợp cho phát triển sản xuất về nông lâm kết hợp và các cây dược liệu quý hiếm.
- Khí hậu có 2 mùa được phân chia rõ rệt, đem lại hiệu quả kinh tế
nhất định về cây trồng cho người dân theo từng mùa 4.1.4.2. Những khó khăn
- Xã Bình Văn nằm ở vị trí cách xa trung tâm tỉnh, việc di chuyển từ xã tới các địa bàn khác trong huyện và tỉnh còn nhiều khó khăn.
- Điều kiện địa hình chia cắt mạnh, núi cao khe sâu, đất bằng để sản xuất ít, chủ yếu là đất có độ dốc lớn. Đây là điều kiện không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất dễ bị rửa trối bạc màu, lưu thông hàng hoá bị hạn chế.
- Trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế, tập quán canh tác lâu đời của đồng bào các dân tộc lạc hậu, sản xuất mạng tính tự cấp tự túc, thói quan chăn thả gia súc..
- Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất do tỷ lệ tích luỹ nội bộ cho tái sản xuất còn thấp, vốn vay tín dụng xuất vay chưa cao, thiếu tập chung ưu tiên đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư từ các chương trình dự án còn thấp, dàn trải, hiệu quả chưa cao.