Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đánh giá kết quả dự án trồngcây dược liệu tại xã Bình Văn
Tại xã Bình Văn được hai nhóm đối tượng tham gia trồng cây dược liệu theo dự án gồm: HTX Thắng Lợi và nhóm hộ. Thực trạng về diện tích và đối tượng tham gia trồng cây dược liệu ở xã Bình Văn được chúng tôi tổng hợp vào các bảng sau:
Từ bảng 4.2 cho thấy tình hình trồng dược liệu của xã Bình Văn, gồm 3 loài cây với tổng diện tích 10,175ha. Trong đó:
- HTX Thắng Lợi trồng tổng cộng 4.05 ha các cây dược liệu dài ngày là Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ với hai hình thức trồng là thâm canh và trồng dưới tán rừng.
- Nhóm hộ tại xã Bình Văn trông 6,12 ha với 3 loài cây Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ và Dong riềng đỏ. Cây Dong riềng đỏ là cây đã cho thu hoạch.
Bảng 4.2. Diện tích và đối tượng tham gia trồng cây dược liệu theo dự án tại xã Bình Văn 2016 - 2019
TT Các loài cây dược liệu HTX Thắng Lợi (ha)
Nhóm hộ (ha)
Tổng diện tích (ha)
1 Dong riềng đỏ 0 2,12 2,12
2 Ba kích tím trồng dưới tán
rừng 1,02 1,5 2,52
3 Ba kích tím trồng thâm canh 1,0 0,75 1,75 4 Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán
rừng 1,28 1,0 2,28
5 Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh 0,75 0,75 1.50
Tổng 4,05 6,12 10,17
(Nguồn: Số liệu điều tra 2019) 4.2.1.2. Kết quả xây dựng hệ thống nhà xưởng chế biến dược liệu
Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” đã hỗ trợ đầu tư xây dựng một nhà xưởng chế biến dược liệu tại HTX Thắng Lợi xã Bình Văn. Dự án chỉ hỗ trợ 50% giá trị các loại trang thiết bị máy móc và hệ thống điện, HTX Thắng Lợi đối ứng 50% còn lại và tự đầu tư 100% chi phí xây dựng nhà xưởng chế biến và kho bảo quản dược liệu.
Tổng mức đầu tư cho hệ thống xưởng chế biến là 372.000.000 đồng.
Trong đó dự án hỗ trợ 50% giá trị thiết bị máy móc là 136.000.000 đồng, HTX phải đối ứng là 236.000.000 đồng. Tại một địa phương thuần nông như xã Bình Văn, thì việc đầu tư một nhà xưởng chế biến dược liệu với giá trị lớn như trên chỉ có HTX Thắng Lợi có thể thực hiện được.
Theo đánh giá hiện tại, nhà xưởng chế biến dược liệu tại HTX Thắng Lợi đã được xây dựng, lắp đặt song và đang vận hành thử và điều chỉnh những vấn đề có thể phát sinh. Nhà xưởng được xây dựng giúp cho việc sơ chế biến bảo quản dược liệu đảm bảo nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Bảng 4.3. Định mức đầu tư xây dựng xưởng chế biến dược liệu ĐVT: 1000 đ TT Hạng mục đầu tư Tổng mức
đầu tư
Hỗ trợ của dự án
Đối ứng của HTX
1 Lò sấy dược liệu 99.000 49.500 49.500
2 Máy thái dược liệu 26.000 13.000 13.000
3 Máy đóng gói chân không 85.000 42.500 42.500 4 Nồi hấp dược liệu 2 lớp 52.000 26.000 26.000
5 Hệ thống điện 10.000 5.000 5.000
6 Xưởng sơ chế biến dược liệu 80.000 0 80.000
7 Kho bảo quản dược liệu 20.000 0 20.000
TỔNG 372.000 136.000 236.000
(Nguồn: Số liệu dự án 2019) Hiện nay, xưởng chế biến đã bắt đầu được đưa vào hoạt động: Sấy các sản phẩm từ cây Dong riềng đỏ, sản phẩm hoa Hồi giúp cho người dân địa phương. Ngoài ra, theo HTX trong thời gian tới, xưởng sẽ tập trung sản xuất thêm các sản phẩm từ măng khô vì tại địa phương nguồn nguyên liệu cho chế biến măng từ tre, vầu, nứa,… rất nhiều, giá bán tươi rất thấp.
4.2.2. Thực trạng trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi, xã Bình Văn 4.2.2.1. Đánh giá kết quả trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi
Thực trạng về diện tích trồng cây dược liệu theo dự ántại HTX Thắng Lợi trong giai đoạn 2016 – 2019 được tổng hợp vào các bảng sau:
Từ bảng 4.4 cho thấy tổng diện tích trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi là 4,05 ha, tăng hơn so với kế hoạch dự án là 0,3ha trong đó:
- Ba kích tím trồng dưới tán rừnglà 1,02 ha,tăng 0,02ha so với kế hoạch dự án.
- Ba kích tím trồng thâm canh có tổng diện tích là 1ha theo đúng kế hoạch dự án. Trên diện tích này có lắp đặt hệ thống tưới phun bán tự động.
- Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán rừng là 1,28ha, tăng 0,28ha so với kế hoạch dự án.
- Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh có tổng diện tích là 0,75ha theo đúng kế hoạch dự án.
Bảng 4.4. Diện tích trồng cây dược liệutại HTX Thắng Lợi TT Các loài cây dược liệu Kế hoạch
dự án(ha)
Diện tích trồng(ha)
So với kế hoạch(+/-) 1 Ba kích tím trồng dưới tán
rừng 1,0 1,02 +0,02
2 Ba kích tím trồng thâm canh 1,0 1,0 0
3 Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán
rừng 1,0 1,28 +0,28
4 Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh 0,75 0,75 0
Tổng 3,75 4,05 + 0,30
(Nguồn: Số liệu điều tra 2019) 4.2.2.3. Những vấn đề khó khăn và tồn tại trong trồng cây dược liệu tại HTX
+ HTX không tìm được nguồn phân chuồng để bón cho cây dược liệu theo cam kết đối ứng ban đầu, điều này đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu.
+ Việc thuê mướn lao động cho việc trồng và chăm sóc cây dược liệu của HTX khó khăn, lao động được thuê không có kỹ thuật, thường xuyên thay đổi người nên khó khăn trong việc hướng dẫn kỹ thuật. Ngoài ra, việc các lao động thiếu tinh thần trách nhiệm trong trồng và chăm sóc nên đã làm giảm tỷ lệ sống của cây trong mô hình (bón phân NPK trực tiếp vào gốc, phát và nhổ cỏ nhiều khi phát và nhổ luôn cây dược liệu vì cây dược liệu là dây leo,…).
+ HTX Thắng Lợi đầu tư làm nhiều lĩnh vực như: Khai thác đá, cát sỏi, xây dựng, xăng dầu nên ít quan tâm đến các mô hình trồng cây dược liệu.
+ Tình trạng chuột cắn dây và mối đã làm thiệt hại lớn đến cây dược
liệu trồng trong dự án, dự án đã phải cùng với HTX trồng dặm lại nhiều lần.
+ HTX thiếu người có hiểu biết về chăm sóc cũng như chế biến đối với 2 loại cây trồng của dự án, tuy dự án đã có các buổi tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nhưng việc nắm bắt còn chưa tốt cũng như thiếu kinh nghiệm làm cho tỷ lệ sống của cây giảm thấp.
+ HTX chưa thực hiện đúng 100% mô hình của dự án.
4.2.3. Thực trạng trồng cây dược liệu tại nhóm hộ, xã Bình Văn 4.2.3.1. Đánh giá kết quả trồng cây dược liệu tại nhóm hộ
Thực trạng về diện tích trồng cây dược liệu theo dự án tại nhóm hộ, xã Bình Văn trong giai đoạn 2016 – 2019 được tổng hợp vào các bảng sau:
Bảng 4.5. Diện tích trồng cây dược liệutại nhóm hộ, xã Bình Văn TT Các loài cây dược liệu Kế hoạch
dự án(ha)
Diện tích trồng(ha)
So với kế hoạch(+/-) 1 Ba kích tím trồng dưới tán rừng 1,0 1,5 +0,50 2 Ba kích tím trồng thâm canh 0,5 0,75 +0,25 3 Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán rừng 0,75 1,0 +0,25
4 Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh 0,75 0,75 0
5 Dong riềng đỏ 2,0 2,12 0,12
Tổng 5,00 6,12 +1,12
(Nguồn: Số liệu điều tra 2019) Dự án chỉ hỗ trợ 100% giống, hỗ trợ 50% phân bón NPK cho diện tích đã được phê duyệt, các diện tích các hộ tự đầu tư thêm thì dự án chỉ hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra.
* Những vấn đề khó khăn và tồn tại trong trồng cây dược liệu tại nhóm hộ + Hầu hết các hộ còn có tâm lý e ngại khi chuyển sang trồng cây dược liệu, họ lo lắng về thị trường đầu ra, về thu nhập có thể thu được. Theo một số người cho biết, sản phẩm cây nông nghiệp nếu không bán được thì mình có thể ăn được, hoặc cho chăn nuôi còn cây dược liệu nếu không bán được thì
không biết để làm gì. Vì thế, mỗi hộ tham gia dự án chỉ dành một diện tích không lớn để trồng dược liệu.
+ Kinh nghiệm, kỹ thuật của người dân trong trồng cây dược liệu hầu như chưa có, khi tập huấn kỹ thuật nhiều người lại không tham gia thường xuyên hoặc thay người khác tham gia các buổi khác nhau. Đây là vấn đề khó khăn trong triển khai trồng và chăm sóc các mô hình cây dược liệu của dự án.
+ Nhiều hộ gia đình thiếu phân bón hữu cơ đối ứng, ít đầu tư công chăm sóc nên cây dược liệu trong mô hình sinh trưởng và phát triển kém.
+ Tình trạng chăn thả tự do tại địa phương và sự thiếu đầu tư hệ thống rào bao, trông coi cũng làm cho một số diện tích cây dược liệu bị phá hoại.
+ Các hộ thiếu vốn đầu tư thâm canh cũng như mở rộng các mô hình trồng dược liệu