Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn
4.5.1. Những giải pháp chung
- Giải pháp về quy hoạch phát triển dược liệu:
+ Nhu cầu dược liệu tại nước ta hàng năm rất lớn, chúng ta vẫn phải nhập từ nước ngoài có những năm khoảng 80%. Vì vậy, nhà nước và ngành y tế cần phải coi đây là một hướng đi giải quyết được cả về mặt kinh tế và xã hội, sớm có quy hoạch chi tiết vùng trồng các cây dược liệu, đi liền với nó là quy hoạch các đơn vị nghiên cứu, chế biến và sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Tỉnh Bắc Kạn cần sớm khảo sát cụ thể để xây dựng quy hoạch có kế hoạch đối với các vùng có tiềm năng nuôi trồng các loại cây dược liệu để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của một tỉnh miền núi.
- Giải pháp về chính sách: Hiện nay các chính sách có liên quan đến phát triển dược liệu vừa thiếu, vừa chưa chi tiết cụ thể sát với điều kiện thực tiễn.
Các chính sách như: khuyến khích đầu tư hỗ trợ vốn, thuế, kỹ thuật công nghệ, hạ tầng cơ sở…cho phát triển dược liệu cần chi tiết, cụ thể và đầy đủ hơn nữa để người dân, các doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn đầu tư.
- Giải pháp về tổ chức:
+ Phát triển dược liệu là một hướng đi tương đối mới tại Việt Nam, vì
vậy cần phải tổ chức phát triển một cách đồng bộ từ nghiên cứu các loài cây, khảo sát vùng trồng, tổ chức các đơn vị sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Thiếu một trong những khâu trên, sự phát triển dược liệu sẽ chậm và rủi ro cao.
+ Các vùng trồng dược liệu cần thành lập các HTX để thuận lợi cho việc tiếp nhận kỹ thuật, tăng cường khả năng đầu tư, tương trợ động viên nhau trong phát triển, dễ dàng trong tiếp cận thị trường và hạn chế rủi ro.
- Giải pháp về kỹ thuật:
+ Khác với các cây trồng nông nghiệp, cây dược liệu đòi hỏi quy trình kỹ thuật tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các kỹ thuật về nhân giống, gây trồng,, thu hoạch và chế biến đối với nhiều loại cây dược liệu chưa được chuẩn hóa và chưa được chuyển giao mạnh mẽ đến người dân và các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có am hiểu về phát triển dược liệu còn yếu và thiếu, đặc biệt ở các vùng có tiềm năng phát triển dược liệu trong cả nước.
+ Cùng với việc quy hoạch, địa phương cần phải có đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức và đầu tư vốn cho phát triển các vùng dược liệu một cách đồng bộ.
4.5.2. Các giải pháp cụ thể
- Lựa chọn vùng trồng dược liệu phù hợp: Tại các mô hình trồng dược liệu, nhóm hộ hoặc HTX cần có ghi chép đánh giá sinh trưởng và phát triển cụ thể của từng loại cây, từng mô hình. Đây là cơ sở quan trọng để xác định vùng trồng các loại cây dược liệu phù hợp, làm cơ sở cho phát triển mở rộng diện tích.
- Bảo tồn và thử nghiệm trồng một số loài cây dược liệu quý: Các loại cây dược liệu phân bố tại địa phương, cây dược liệu quý có giá trị trên thị trường khác để bảo tồn giống và chủ động giống khi muốn phát triển.
- Giải pháp về giống: Nhóm hộ và HTX cần chủ động tiếp cận kỹ thuật nhân giống các loài cây dược liệu hiện có khi cây đủ điều kiện nhân giống để
mở rộng diện tích và cung cấp cho người dân có nhu cầu trong vùng.
- Giải pháp về kỹ thuật: Ngoài phối kết hợp với dự án đào tạo chung cho những người lao động tham phát triển dược liệu, nhóm hộ và HTX cần cử người chuyên trách, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn và cùng với cán bộ kỹ thuật dự án thao tác thực tế tại thực địa.
- Giải pháp về vốn: Để phát triển vùng trồng dược liệu cần một số vốn nhất định, nhóm hộ và HTX Thắng Lợi có thể chủ động tạo vốn, vay vốn từ ngân hàng và tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình, dự án khác như:
Nông thôn mới, dự án của khuyến nông,….
- Giải pháp về tổ chức: HTX cùng với chính quyền địa phương xây dựng thêm các nhóm hộ trồng dược liệu. Các nhóm hộ sẽ là đầu mối sản xuất và cung ứng nguyên liệu đầu vào cho xưởng chế biến dược liệu của HTX sau này.
Phần 5