Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Bước đầu đánh giá kết quả các mô hình trồng dược liệu tại xã Bình Văn
4.3.1. Mô hình trồng Dong riềng đỏ
Diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu Dong riềng đỏ trồng tại xã BÌnh văn năm 2018 như sau:
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất và sản lượng Dong riềng đỏ của các hộ điều tra tại xã Bình Văn
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2018
Tổng diện tích ha 2,12
Năng suất tấn/ha 25
Sản lượng tấn 53
(Nguồn: Số liệu điều tra) Cây dược liệu Dong riềng đỏ được nhóm hộ xã Bình Văn lựa chọn trồng trên đất lúa 1 vụ. Tổng diện tích nhóm hộ trồng trên đất 1 vụ là 2,12ha, vượt 0,12ha so với kế hoạch của dự án. Dong riềng đỏ là cây dược liệu trồng trong thời gian 6 tháng là đã bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm. Sản phẩm khi thu hoạch là toàn bộ thân, lá trên mặt đất từ những thân cây bánh tẻ. Một năm có
thể thu nhiều lần vì sau khi cắt cây đủ tiêu chuẩn, những cây con và những chồi thân mới lại tiếp tục phát triển và cho những lứa thu hoạch tiếp theo.
Qua bảng 4.6 ta thấy với diện tích là 2,12 ha, năng suất và sản lượng mà người dân thu được đạt kết quả cao. Với 1 ha người dân thu về 25 tấn dong riềng khô, trong đó mỗi 1kg Dong riềng đỏ khô hiện tại trên thị trường có giá 18.000đ/kg. Cùng với đó hạt của dong riềng đỏ cũng rất có giá trị kinh tế, 1ha thu được 70kg hạt với 1kg là 100.000đ, như vậy với diện tích 2,12ha dong riềng đỏ trồng theo dự án người dân có tổng thu nhập là 954.000.000đ/năm.
Dong riềng đỏ của các hộ dân được tiêu thụ theo kênh tiêu thụ sau:
Hình 4.1: Kênh tiêu thụ
Giá cả là một yếu tố quyết định đến doanh thu của người dân từ việc trồng dong riềng đỏ. Giá bình quân của dong riềng đỏ năm 2018 là 18.000/kg và giá của dong riềng đỏ luôn giữ ở mức ổn định bởi những nguyên nhân sau:
- Dong riềng đỏ là một loại dược liệu quý, luôn luôn cần để chiết xuất thuốc.
- Với loại dong riềng khác giá của chúng sẽ thay đổi lên xuống vào đầu vụ hay cuối vụ, nhưng với dong riềng đỏ giá của chúng luôn được giữ nguyên.
- Khi tiêu thụ dong riềng đỏ không cần qua khâu trung gian, nên giá bán mà người dân được hưởng luôn đúng với giá thực tế.
- Do người dân đã có ký kết với Công ty TNHH Y học Bản địa Việt Nam nên không bị ép giá do các trung gian, giá luôn được ổn định.
Đối với các hộ tham gia xây dựng mô hình trồng cây Dong riềng đỏ, dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” hỗ trợ 100%
tiền giống, 50% giá trị phân bón NPK. Vì vậy, trong khi đánh giá hiệu quả kinh tế phải tính đủ các chi phí mà dự án đã hỗ trợ để đảm bảo chính xác.
Người sản xuất Công ty TNHH Y học
Bản địa Việt Nam
* So sánh chi phí sản xuất của dong riềng đỏ với chi phí sản xuất lúa Bảng 4.7. So sánh chi phí sản xuất cho 1ha Dong riềng đỏ
và chi phí sản xuất cho 1ha lúa
(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng trên cho ta thấy chi phí sản xuất trung gian của dong riềng đỏ cao hơn chi phí sản xuất trung gian của lúa là 17,87 lần. Trong đó:
- Chi phí về giống cho 1 ha dong riềng đỏ cao gấp 29,73 lần so với chi phí giống lúa cho 1 ha.
- Chi phí phân hữu cơ dùng cho sản xuất dong riềng đỏ cao hơn so với dùng cho sản xuất lúa là 4,66 lần, chi phí phân NPK dùng cho sản xuất dong riềng đỏ cao hơn dùng cho sản xuất lúa là 42,86 lần và chi phí phân đạm dùng cho sản xuất dong riềng đỏ thấp hơn dùng cho sản xuất lúa là 0,33 lần; chi phí phân lân dùng cho sản xuất dong riềng đỏ thấp hơn dùng cho sản xuất lúa là 0,69 lần; chi phí phân kali dùng cho sản xuất dong riềng đỏ thấp hơn dùng cho sản xuất lúa là 0,31 lần.
STT
Giống
Chi phí
Dong riềng đỏ Lúa Chi
phí Dong riềng đỏ/Lúa Số
lượng
Giá (1000đ)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng
Giá (1000đ)
Thành tiền (1000đ)
1 Chi phí trung gian 50.545,5 2.828,65 17,87
1.1 Giống (kg) 33.000 1 33.000 30 37 1.110 29,73
1.2 Phân hữu cơ (kg) 2.770 0,75 2.077,5 594 0,75 445,5 4,66
1.3 Phân NPK (kg) 3.000 5 15.000 70 5 350 42,86
1.4 Phân đạm (kg) 9 10 90 27,5 10 275 0,33
1.5 Phân lân (kg) 30 4,5 135 43,5 4,5 195,75 0,69
1.6 Phân kali (kg) 6 15,5 93 35 8,640 302.4 0,31
1.7 Thuốc BVTV (ống) 10 15 150 10 15 150 1
2 Công lao động (công) 20 150 3.000 20 150 3000 1
Tổng chi phí 53.545,5 5.828,65 9,19
- Dong riềng đỏ chủ yếu là dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để diệt nấm bệnh trong giai đoạn cây con. Do sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học nên trồng dong riềng đỏ sẽ ít làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay cây dong riềng đỏ là cây thân thiện với môi trường. Chi phí thuốc BVTV cho Dong riềng đỏ và cho lúa ước tính là như nhau, khoảng 150.000đ/ha.
- Chi phí nhân công trong sản xuất dong riềng đỏ bằng chi phí nhân công trong sản xuất lúa. Vậy sự chênh lệch về chi phí sản xuất thì chi phí nhân công không phải là nguyên nhân gây nên.
Vì những nguyên nhân trên mà tổng chi phí cho sản xuất 1 ha cây dong riềng cao hơn tổng chi phí cho sản xuất lúa là 9,19 lần. Sự chênh lệch này là do có sự chênh lệch trong chi phí trung gian.
* So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa
Để thấy được kết quả và hiệu quả của dong riềng đỏ và lúa thu được sau khi đầu tư chi phí vào sản xuất ta so sánh kết quả và hiệu quả của dong riềng với kết quả và hiệu quả của lúa. Ta có bảng so sánh sau:
Bảng 4.8. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Dong riềng
đỏ Lúa Dong riềng đỏ/lúa (lần)
1. Năng suất bình quân Kg/ha 25000 5440 4,6
2. Giá bình quân 1000đ/kg 18 9,8 1,84
3. Tổng giá trị sản xuất 1000đ 450.000 53.312 8,44
4. Chi phí trung gian 1000đ 50.545,5 2.828,65 17,87
5. Giá trị gia tăng 1000đ 399.454,5 50.483,35 7,91
6. Công lao động 1000đ 3000 3000 1,00
7. Tổng chi phí 1000đ 53.545,5 5.828,65 9,19
8. Lợi nhuận 1000đ 396.454,5 47.483,35 8,35
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tổng giá trị sản xuất thu được từ 1 ha cây Dong riềng đỏ là 450.000.000 đồng và của 1ha lúa là 53.312.000 đồng. Tổng giá trị sản xuất của Dong riềng đỏ cao hơn tổng giá trị sản xuất của lúa là 8,44 lần. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá bán của dong riềng đỏ cao hơn giá bán của lúa 1,84 lần, năng suất của dong riềng đỏ cũng cao hơn năng suất của lúa 4,6 lần nên tổng giá trị sản xuất của dong riềng đỏ cao hơn lúa. Vậy kết quả thu được của dong riềng đỏ cao hơn kết quả thu đước của lúa.
Đối với người dân, giá trị thu được từ việc trồng cây dược liệu Dong riềng đỏ cao hơn nhiều so với trồng lúa (8,44 lần). Tuy nhiên, để đầu tư trồng Dong riềng đỏ, số vốn phải bỏ ra là rất lớn 50.545.500 đồng/ha, cao hơn 17,87 lần so với đầu tư làm lúa (2.828.650 đồng/ha). Với mức đầu tư ban đầu cao như vậy, nếu không được dự án hỗ trợ giống và phân bón thì ít hộ có thể tham gia phát triển cây Dong riềng đỏ được. Tuy nhiên, cây Dong riềng đỏ lại có thể nhân giống bằng hạt và chồi củ nên các vụ sau, người sản xuất có thể tiết kiệm được khoảng 33.000.000 đồng tiền giống/ha. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho việc mở rộng diện tích có tính khả thi cao.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất dong riềng đỏ đem lại hiệu quả cao hơn so với cây lúa do đó người dân nên mở rộng diện tích sản xuất dong riềng đỏ để tăng thêm thu nhập. Nhưng khi quyết định mở rộng diện tích người dân nên có kế hoạch đất đai, vốn đầy đủ để đảm bảo năng xuất và chất lượng sản phẩm.