HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH DÀI HẠN

Một phần của tài liệu Hoạch định tài chính tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tiến tài kha (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH

1.4. HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH DÀI HẠN

Sơ đồ 1.2. Quan hệ của các kế hoạch tài chính [3]

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN (3 – 5 năm)

Kế hoạch đầu tƣ

Kế hoạch tài trợ

CÁC NGÂN SÁCH (hằng năm)

Ngân sách kinh doanh

Ngân sách tài trợ Ngân sách đầu tƣ

NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ

Dự toán thu chi

Kế hoạch tài trợ ngắn hạn

1.4.1. So sánh giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn

Điểm đầu tiên về sự khác nhau giữa hoạch định ngắn hạn và dài hạn chính là thời gian. Khung thời gian của hoạch định ngắn hạn chỉ trong vòng 1 năm, trong khi đó, 3 đến 5 năm là khoảng thời gian cần thiết của hoạch định dài hạn (đối với nhiều tổ chức, thời gian của hoạch định dài hạn là có thể dài hơn nữa, khoảng 5 đến 10 năm).

Thứ hai, nếu hoạch định dài hạn liên quan đến kế hoạch dài hạn, hay liên quan đến tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn thì hoạch định ngắn hạn lại liên quan đến tài sản và nợ ngắn hạn.

Thứ ba, đối với hoạch định dài hạn, Công ty sẽ có các kế hoạch và các chương trình chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược đề ra trong dài hạn. Kết quả của quá trình này là kế hoạch tài chính dài hạn Trong khi đó, hoạch định ngắn hạn sẽ thực hiện các chương trình hành động hay kế hoạch kinh doanh – là sự cụ thể hóa của các chiến lược và chương trình chiến lược trong ngắn hạn. Kết quả của quá trình này là các ngân sách hằng năm và ngân sách ngân quỹ.

Thứ tư, các kế hoạch tài chính ngắn hạn thường liên quan đến sự không chắc chắn ít hơn so với kế hoạch dài hạn, bởi vì, nhìn chung, xu hướng thị trường là dễ dự đoán hơn trong ngắn hạn.

Thứ năm, các kế hoạch ngắn hạn có 2 mục tiêu cơ bản là hoạch định và kiểm soát. Các tổ chức đƣa ra kế hoạch về số tiền thu đƣợc và cách thức chi tiêu cũng nhƣ dự trữ tiền có đƣợc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát tiền mà mình nhận đƣợc và chi tiêu bằng cách theo dõi kết quả thực tế so với những dự đoán trong kế hoạch và đƣa ra những hành động nhằm giải quyết sự khác biệt quan trọng. Kế hoạch dài hạn thì chỉ có mục đích là hoạch định chứ không kiểm soát. Nó thể hiện những dự đoán của tổ chức về thu nhập và chi phí cho 3 hoặc 5 năm đến kể từ thời điểm hiện tại. Các kế hoạch dài hạn giúp doanh nghiệp có thể hoạch định về phía trước và chuẩn bị cho

những gì mà họ nghĩ sẽ xảy ra. Và sau đó, tổ chức sẽ xem và ôn lại kế hoạch đó khi nào tiến đến nó gần hơn.

Ngoài sự khác nhau kể trên thì việc hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn còn khác nhau về cách lập nhƣ sau:

- Hoạch định ngắn hạn: chuẩn bị các kế hoạch và chương trình hành động, lập nên các ngân sách tài chính hằng năm, đối phó lại các thay đổi của thị trường và liên tục tái đánh giá lại giá trị của kế hoạch.

- Hoạch định dài hạn: quyết định mục tiêu kinh doanh của Công ty, đánh giá các lựa chọn thị trường và sản phẩm chiến lược, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Công ty, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, vật chất và tài chính.

Và tất nhiên, mặc dù có sự khác nhau nhƣ thế nhƣng cả hai loại hoạch định này đều có cùng chung một mục đích là đạt đƣợc chiến lƣợc và mục tiêu của tổ chức, bên cạnh đó, kết quả của 2 tiến trình hoạch định đều là những kế hoạch tài chính.[4]

1.4.2. Quan hệ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và hoạch định dài hạn. Hoạch định dài hạn thiết lập ra chiến lƣợc đƣợc cụ thể hóa thành hành động trong hoạch định ngắn hạn, và hoạch định ngắn hạn là nơi mà các chiến lƣợc tài chính dài hạn đƣợc thực thi. Các kế hoạch ngắn hạn đƣợc thực hiện với mục tiêu đạt đƣợc những điều mà phải có ích cho kế hoạch dài hạn.[4]

1.4.3. Quyết định ngân sách vốn

Sau khi tìm kiếm những cơ hội đầu tƣ và xác định đƣợc tổ chức có thể đầu tƣ vào tài sản nào, thì việc quan trọng đầu tiên chính là ƣớc lƣợng dòng ngân quỹ của dự án đầu tƣ vào tài sản đó. Tùy theo mối quan hệ giữa các dự án đầu tư là mở rộng hay thay thế mà phương pháp ước lượng có khác nhau, song kết quả cuối cùng vẫn là dòng ngân quỹ tăng thêm khi Công ty quyết định đầu tƣ vào dự án đó. Công việc tiếp theo là đánh giá tính hấp dẫn của dự

án thông qua các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án. Những phương pháp có thể sử dụng để đánh giá, nhƣ:

Tỉ lệ sinh lợi bình quân, thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại ròng, tỉ suất sinh lợi nội bộ, chỉ số sinh lợi.

1.4.4. Quyết định tài trợ

Việc xác định sẽ sử dụng nguồn vốn nào và bao nhiêu cho mỗi nguồn chính là quyết định tài trợ. Những nguồn vốn mà một Công ty có thể huy động để tài trợ cho nhu cầu vốn bao gồm nguồn tự có và nguồn bên ngoài.

Nguồn tự có phát sinh từ quá trình kinh doanh của Công ty gồm khấu hao và lợi nhuận chƣa phân phối. Trong khi nguồn bên ngoài là sự tổng hợp của nguồn vốn vay, phát hành cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.

Khi Công ty cần tài trợ, nó có thể kêu gọi nhà đầu tƣ bỏ tiền ra để rồi họ sẽ đƣợc nhận một phần lợi nhuận hoặc Công ty có thể cam kết với nhà đầu tƣ một khoản chi trả cố định. Ở trường hợp đầu tiên, nhà đầu tư mua các cổ phiếu mới phát hành và trở thành cổ đông, người sở hữu một phần của Công ty. Ở trường hợp thứ hai, nhà đầu tư trở thành chủ nợ, người mà một ngày nào đó sẽ đƣợc hoàn trả lại số tiền đã cho Công ty vay. Sự lựa chọn phối thức tài trợ thường được gọi là quyết định cấu trúc vốn.

Một phần của tài liệu Hoạch định tài chính tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tiến tài kha (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)