CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TIẾN TÀI KHA
2.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH
2.2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Để nhận định đƣợc tính hợp lý và hợp pháp của nguồn vốn doanh nghiệp, trước hết nên tiến hành xem xét những danh mục nguồn vốn trên báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm có thực không, nó tài trợ cho những tài sản nào, những nguồn vốn này doanh nghiệp đƣợc phép khai thác hợp pháp hay không. Cụ thể việc xem xét này thường được tiến hành theo nội dung sau:
- Xem xét và đánh giá các khoản nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khai thác như vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả trước, thuế các khoản phải nộp nhà nước có phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp hay do bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh hình thành.
- Xem xét và đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang khai thác nhƣ vay dài hạn, nợ dài hạn khác có phù hợp với mục đích sử dụng dài hạn, phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh toán dài hạn của doanh nghiệp hay do bị động trong sản xuất kinh doanh hình thành.
- Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác nhƣ chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ ký cƣợc dài hạn có thực sự tồn tại và phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không. Đặc biệt là chi phí phải trả cần phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ với kế hoạch dài hạn của chi phí này, tính hiện thực của nó trong tương lai. Chi phí phải trả có thể làm giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp và lại làm tăng lợi nhuận trong tương lai. Vì vậy, nếu
không phân tích rõ nguồn gốc thì dễ nhận xét sai lầm về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
- Xem xét và đánh giá vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác nhƣ nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản... có phù hợp với loại hình doanh nghiệp hay không, phù hợp với quy định tối thiểu về mức vốn cho từng doanh nghiệp, có phù hợp với mục đích trích lập từng loại quỹ hay không.
Phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ nhƣ thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Để phân tích kết cấu nguồn vốn, ta phân tích các chỉ số: chỉ số khả năng thanh toán, chỉ số tự tài trợ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời và chỉ số cân bằng tài chính.
* Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố: Số tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp có thể dùng thanh toán và tổng số nợ ngắn hạn doanh nghiệp cần thanh toán.
Như vậy, khi đề cập đến khả năng thanh toán, người ta chỉ đề cập đến số nợ ngắn hạn, bởi vì việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán có thể đƣợc tiến hành định kỳ theo quý, 6 tháng và cuối năm, do đó đối với nợ dài hạn là khoản tiền trên một năm không thuộc phạm vi phân tích khả năng thanh toán.
Trường hợp nợ dài hạn đến hạn phải trả thì nó lại là yếu tố cấu thành của nợ ngắn hạn. Mặt khác, qua phân tích nội dung cấu thành của công nợ phải trả,
người ta nhận thấy số nợ ngắn hạn bao gồm cả số nợ đã đến hạn, quá hạn và chƣa đến hạn, do vậy khi phân tích khả năng thanh toán, cần thiết phải đề cập đến khả năng thanh toán tổng số nợ ngắn hạn (khả năng thanh toán chung hay khả năng thanh toán tổng quát) và khả năng thanh toán số nợ ngắn hạn đã đến và quá hạn (khả năng thanh toán nhanh).
Để thanh toán các khoản nợ nói trên thì nguồn để thanh toán cũng không giống nhau.
Đối với tổng số nợ ngắn hạn thì tiền và tương đương tiền doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán bao gồm: Tiền, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, một phần hàng tồn kho, bao gồm: thành phẩm, hàng hóa, hàng hóa gửi bán và tài sản ngắn hạn khác.
Như vậy, các yếu tố: hàng mua đang đi đường, công cụ trong kho, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thuộc hàng tồn kho, tuy chúng có thể chuyển đổi thành tiền, nhƣng trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể chuyển đổi nó thành tiền để hoàn trả nợ và chúng chỉ đƣợc chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ khi doanh nghiệp bị phá sản, bị bán hoặc bị chuyển đổi quyền sở hữu.
Đối với nợ ngắn hạn đã đến hạn hoặc đã quá hạn: Vì số nợ đã đến hạn, đã quá hạn cho nên doanh nghiệp phải thanh toán ngay, do đó số tiền và tương đương tiền dùng để thanh toán nhanh chỉ bao gồm 2 yếu tố: Tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn.
Trong thực tế, có chủ nợ thay vì đòi tiền, nhƣng doanh nghiệp lại không có khả năng dùng tiền để trả nợ, chủ nợ có thể chấp nhận lấy hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp để trừ vào số nợ phải trả thì khi đó giá trị hàng hóa, thành phầm sẽ đƣợc xác định để tính khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán hiện hành:
Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện hành đƣợc xác định bởi công thức:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đƣợc thanh toán kịp thời.
Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn
Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng 1 chứng tỏ tài sản doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mong manh.
- Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh đƣợc thể hiện bằng công thức:
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ những tài khoản có tính thanh khoản thấp nhƣ hàng tồn kho.
KNTTN = 1 đƣợc coi là hợp lý nhất vì nhƣ vậy doanh nghiệp vừa duy trì đƣợc khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.
KNTTN < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
KNTTN > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Tuy nhiên, cũng nhƣ hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp
và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
- Khả năng thanh toán tức thời:
Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này đƣợc sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
Chỉ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Khả năng thanh toán tức thời =
Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn
* Chỉ số tài trợ
Tỷ suất tài trợ thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh
- Chỉ số Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ số này càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp.
Tỷ số Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả
x 100%
Tổng nguồn vốn
- Chỉ số Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính nhƣ sau:
Tỷ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu =
Nợ phải trả
Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế
* Hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản nhằm đánh giá công tác quả lý, sử dụng tài sản nói chung và từng loại tài sản của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản còn thể hiện năng lực quản lý của doanh nghiêp.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản phản ánh một đồng tài sản đầu tƣ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có giá trị càng cao phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn
Hiêu suất sử dụng tài sản =
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
* Khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Phân tích khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh tức là phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Khả năng sinh lời này không chỉ liên quan đến công tác quản trị doanh thu - chi phí mà còn chịu ảnh hưởng bởi hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ví dụ, ROA = 10% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Mặc dù vậy, không phải bất kỳ một đồng tài sản nào cũng tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu ROA phản ánh cứ 1 đồng tài sản đầu tƣ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời càng lớn.
- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Tương tự, chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tƣ một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.
Vấn đề lưu ý khi tính toán hai chỉ tiêu này là có thể số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó
không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân (nếu có thể) khi tính toán ROA và ROE:
Số trung bình = (số đầu kỳ + số cuối kỳ)/2
Chỉ tiêu ROE là hiệu quả liên quan đến khả năng sinh lời đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Khả năng cân bằng tài chính - Cân bằng tài chính dài hạn
Cân bằng tài chính xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn với tài sản, mối quan hệ này liên quan đến thời gian sử dụng nguồn vốn và thời gian quay vòng tài sản của doanh nghiệp.
Cân bằng tài chính dài hạn thể hiện qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Khi Vốn lưu động ròng <0: Nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, doanh nghiệp phải sửu dụng nợ ngắn hạn để tài trợ nên áp lực thanh toán trong ngắn hạn rất lớn. Doanh nghiệp đƣợc xem là mất cân bằng tài chính trong dài hạn.
Khi Vốn lưu động ròng >0: Nguồn vốn thường xuyên đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp đƣợc xem là cân bằng tài chính dài hạn.
- Cân bằng tài chính ngắn hạn
Cân bằng chính chính ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng:
Nhu cầu VLĐR
=
Hàng tồn kho
+
Nợ phải
thu ngắn
hạn
+
TS ngắn
hạn khác
-
Nợ phải trả ngắn
hạn không kể
nợ vay Chỉ tiêu Ngân quỹ ròng thể hiện vốn lưu động ròng còn lại có đủ tài trợ nhu cầu vốn trong ngắn hạn hay không.
Khi Ngân quỹ ròng < 0 : Doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để tài trợ, tức là mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
Khi Ngân quỹ ròng > 0: Vốn lưu động ròng đủ để tài trợ nhu cầu vốn trong ngắn hạn hay doanh nghiepj đạt cân bằng tài chính ngắn hạn.
Từ bảng cân đối kê toán, ta tính đƣợc các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp thể hiện thông qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Chỉ số hoạt động tài chính tại Doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Chỉ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán
hiện hành 1,17 1,19 1,08
Khả năng thanh toán
nhanh 0,06 0,91 0,94
Khả năng thanh toán
tức thời 0,06 0,71 0,01
Chỉ số tài trợ
Nợ phải trả trên tổng
nguồn vốn 85,54% 83,42% 91,06%
Nợ phải trả trên vốn
chủ sở hữu 5,92 5,03 10,18
Hiệu quả sử dụng tài sản
Doanh thu/ tổng tài sản 0,00 0,63 0,66
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận/ doanh thu -1,21% 3,48%
Lợi nhuận/ tổng tài sản
(ROA) -0,77% 2,28%
Lợi nhuận/vốn chủ sở
hữu (ROE) -2,79% 18,39%
Cân bằng tài chính
Vốn lưu động ròng 721 4.094 4.137
Nhu cầu vốn lưu động
ròng 458 -10.743 3.438
Ngân quỹ ròng 263 14.762 698
[15]
a. Phân tích khả năng thanh toán
Rủi ro phá sản là rủi ro gắn liền với khả năng không thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn của DN.
* Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành năm 2016 là 1,19 có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo thanh toán bởi 1,19 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện hành tăng lên trong năm 2017 và giảm trong năm 2018, tuy nhiên mức tăng giảm không đáng kể. DN vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.
* Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh năm 2016 là 0,06 lần, năm 2017 tăng lên 0,91 lần, năm 2018 tiếp tục tăng lên 0,94 lần. Tỷ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng qua các năm và gần bằng 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh trong năm 2016 nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn rất nhiều hay nói cách khác tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay không đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu nhƣ chủ nợ đòi tiền cùng một