Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định vị trí sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê 4c của doanh nghiệp tư nhân bình hà ban mê (Trang 27 - 47)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING

1.2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING

1.2.2. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định vị trí sản phẩm

a. Đo lường và dự báo nhu cầu Nhu cầu của thị trường

Khi đánh giá các cơ hội Marketing bước đầu tiên là ước tính tổng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên đó không phải là một khái niệm đơn giản và ta sẽ thấy rõ qua định nghĩa sau:

+ Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một thời kỳ nhất định với một môi trường Marketing nhất định và chương trình Marketing nhất định.

Dự báo thị trường

Chỉ có một mức chi phí Marketing ngành trên thực tế. Nhu cầu của thị trường tương ứng với mức đó gọi là dự báo thị trường.

Tiềm năng của thị trường

Dự báo thị trường thể hiện nhu cầu dự kiến của thị trường, chứ không phải nhu cầu cực đại của thị trường. Sau này ta sẽ phải hình dung được mức nhu cầu của thị trường đối với mức chi phí Marketing ngành rất "cao", khi mà

việc tiếp tục tăng cường hơn nữa nỗ lực Marketing sẽ có tác dụng kích thích nhỏ đối với nhu cầu. Tiềm năng của thị trường là giới hạn tiệm cận của nhu cầu của thị trường khi chi phí Marketing ngành tiến đến vô hạn, trong một môi trường nhất định.

Nhu cầu công ty

Bây giờ ta đã sẵn sàng để định nghĩa nhu cầu công ty. Nhu cầu công ty là phần nhu cầu của thị trường thuộc về công ty.

Qi = SiQ (1) Trong đó:

Qi = nhu cầu của công ty i Si = thị phần của công ty i Q = tổng nhu cầu của thị trường

Phần nhu cầu của thị trường thuộc về công ty phụ thuộc vào chỗ các sản phẩm, dịch vụ giá cả, thông tin của công ty đƣợc nhận thức nhƣ thế nào so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu tất cả những yếu tố khác đều nhƣ nhau thì thị phần của công ty sẽ phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của các chi phí Marketing của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Những người xây dựng mô hình Marketing đã phát triển và đo lường hàm mức tiêu thụ đáp ứng để thể hiện mức tiêu thụ của công ty chịu tác động nhƣ thế nào của mức chi phí Marketing, Marketing-mix và hiệu quả của Marketing.

Dự báo của công ty

Nhu cầu công ty mô tả mức tiêu thụ dự kiến của mình ứng với các khác nhau của nỗ lực Marketing. Ban lãnh đạo chỉ còn phải lựa chọn một trong những mức đó. Mức nỗ lực Marketing đƣợc chọn sẽ tạo ra mức tiêu thụ dự kiến, gọi là dự báo mức tiêu thụ của công ty.

+ Dự báo mức tiêu thụ của công ty là mức tiêu thụ công ty dự kiến căn cứ vào kế hoạch Marketing đã được chọn và môi trường Marketing đã giả định.

Mối quan hệ nhân quả giữa dự báo và kế hoạch Marketing của công ty rất hay bị rối loạn. Người ta thường nghe nói rằng công ty cần xây dựng kế hoạch Marketing của mình trên cơ sở dự báo mức tiêu thụ của công ty. Chuỗi dự báo kế hoạch chỉ đúng khi dự báo có nghĩa là một ƣớc tính về hoạt động kinh tế của quốc gia hay khi nhu cầu của công ty là không thể mở rộng đƣợc.

Tuy nhiên, chuỗi đó sẽ không còn đúng khi nhu cầu của thị trường là có thể mở rộng đƣợc hay khi dự báo có nghĩa là ƣớc tính mức tiêu thụ của công ty.

Dự báo mức tiêu thụ của công ty không tạo cơ sở để quyết định phải chi phí bao nhiêu cho Marketing, nhƣng hoàn toàn ngƣợc lại, dự báo mức tiêu thụ là kết quả của một kế hoạch chi tiêu cho Marketing.

+ Hạn mức tiêu thụ là chỉ tiêu thụ đề ra cho một chủng loại sản phẩm, một chi nhánh của công ty hay đại diện bán hàng. Nó chủ yếu là một công cụ quản trị để xác định và kích thích nỗ lực tiêu thụ.

Ban lãnh đạo đề ra các hạn mức tiêu thụ trên cơ sở dự báo của công ty và tâm lý của việc kích thích đạt cho đƣợc chỉ tiêu đó. Nói chung, hạn mức tiêu thụ đƣợc đề ra hơi cao hơn mức tiêu thụ ƣớc tính để cho lực lƣợng bán hàng phải cố gắng.

+ Ngân sách bán hàng là con số tính thận trọng khối lƣợng tiêu thụ dự kiến và đƣợc sử dụng chủ yếu để thông qua những quyết định cung ứng hiện tại, sản xuất và lưu kim.

Ngân sách bán hàng phải tính đến dự báo tiêu thụ và nhu cầu để tránh rủi ro quá mức. Ngân sách bán hàng nói chung đƣợc đề ra hơi thấp hơn so với dự báo mức tiêu thụ.

Tiềm năng của công ty

Tiềm năng tiêu thụ của công ty là giới hạn tiệm cận của nhu cầu công ty khi nỗ lực Marketing tăng lên tương đối với các đối thủ cạnh tranh. Đương nhiên, giới hạn tuyệt đối của nhu cầu công ty là tiềm năng của thị trường. Hai

đại lượng này bằng nhau khi công ty giành được 100% thị trường. Trong hầu hết các trường hợp tiềm năng tiêu thụ của công ty nhỏ hơn tiềm năng của thị trường, cho dù chi phí Marketing của công ty có tăng lên đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Lý do là, mỗi đối thủ cạnh tranh đều có một số người mua trung thành chí cốt mà những nỗ lực của các công ty khác rất khó có thể bứt họ ra khỏi công ty đƣợc.

Đánh giá nhu cầu hiện tại

Bây giờ ta đã sẵn sàng để nghiên cứu những phương pháp thực tế để ước tính nhu cầu hiện tại của thị trường. Những người phụ trách Marketing sẽ cần ước tính tổng tiềm năng của thị trường, tiềm năng thị trường khu vực, tổng mức tiêu thụ của ngành và các thị phần.

Tổng tiềm năng của thị trường

Tổng tiềm năng của thị trường là số lượng tiêu thụ cực đại mà tất cả các công ty có thể có đƣợc trong một ngành và trong một thời kỳ nhất định, với một mức nỗ lực Marketing của ngành đã định và môi trường nhất định. Cách ƣớc tính phổ biến là nhƣ sau:

Q = nqp Trong đó

Q = tổng tiềm năng của thị trường

n = số người mua đối với một sản phẩm/thị trường nhất định với những giả thiết nhất định

q = số lượng mà một người mua trung bình đã mua p = giá của một đơn vị trung bình

Tổng hợp ý kiến của lực lƣợng bán hàng

Trong trường hợp không có điều kiện phỏng vấn người mua công ty sẽ yêu cầu các đại diện bán hàng của mình ƣớc tính. Mỗi đại diện bán hàng ƣớc tính xem mỗi khách hàng hiện có và triển vọng sẽ mua bao nhiêu sản phẩm

của công ty theo từng chủng loại. Có một vài công ty sử dụng những con số ƣớc tính từ lực lƣợng bán hàng của mình luôn mà không cần điềù chỉnh gì.

Các đại diện bán hàng có thể là người bi quan hay lạc quan, hay họ có thể nhảy từ thái cực này sang thái cực khác, bởi vì họ vừa mới thất bại hay thành công trong việc bán hàng. Hơn nữa, họ thường không nắm được những phát triển kinh tế lớn hơn và không biết những kế hoạch Marketing của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức tiêu thụ tương lai trên địa bàn của mình.

Họ có thể cố ý ƣớc tính thấp nhu cầu để công ty sẽ đề ra hạn mức tiêu thụ thấp hay họ có thể thiếu thời gian để chuẩn bị cẩn thận việc ƣớc tính hoặc có thể xem đó là việc không đáng để tâm.

b. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

 Mọi doanh nghiệp đều nhận thức đƣợc rằng, hàng hoá của mình không thể làm cho tất cả người mua ưa thích ngay được. Số người mua thường là quá đông, phân bố trên một phạm vi rộng, có những nhu cầu và thói quen khác nhau. Mỗi doanh nghiệp phải phát hiện ra những phần thị trường hấp dẫn nhất mà họ có khả năng phục vụ nó có hiệu quả. Phân đoạn thị trường bảo đảm sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hơn bởi nó giúp doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường, xây dựng cho mình một tƣ cách riêng, một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét và nhất quán để khả năng vốn có của doanh nghiệp đƣợc khai thác một cách hiệu quả.

* Những đặc tính của phân đoạn hiệu quả:

- Có sự khác biệt về nhóm khách hàng trong mỗi đoạn thị trường được phân chia.

- Nhóm khách hàng trong phân khúc thị trường phải đủ lớn để phát triển chương trình marketing.

- Khúc thị trường phải đủ lớn để đảm bảo tính kinh tế.

- Khúc thị trường phải nằm trong sự bao quát của doanh nghiệp.

- Các nhu cầu sản phẩm của khách hàng nằm trong phân khúc phải đƣợc xác định dễ dàng và khác với những phân khúc khác.

* Rủi ro của phân đoạn thị trường:

- Các phân khúc thị trường là quá nhỏ.

- Doanh nghiệp không tiếp cận được với các phân khúc thị trường.

- Phân khúc thị trường bị thu nhỏ lại.

- Phân khúc thị trường chịu sự cạnh tranh mạnh.

* Các cách tiếp cận phân đoạn thị trường:

- Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý: phân tích thị trường theo yếu tố địa lý đòi hỏi phải chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau.

- Phân đoạn thị trường yếu tố nhân khẩu học: là phân chia thị trường thành những nhóm trên cơ sở những biến nhân khẩu học nhƣ tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ sống của gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo,…

- Phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý: trong cách phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý...

- Phân đoạn thị trường theo hành vi: trong cách phân đoạn thị trường theo hành vi, người mua được chia thành nhiều nhóm căn cứ vào trình độ hiểu biết, thái độ, cách sử dụng và phản ứng đối với sản phẩm.

Việc phân đoạn thị trường đã làm bộc lộ những cơ hội của đoạn thị trường đang xuất hiện trước mặt doanh nghiệp. Bây giờ doanh nghiệp phải đánh giá các đoạn thị trường khác nhau và quyết định lấy bao nhiêu đoạn thị thị trường và những đoạn thị trường nào làm mục tiêu, vì vậy cần nghiên cứu ba yếu tố cụ thể là quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của đoạn thị trường, những mục tiêu và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp…

 Sau khi đã đánh giá đoạn thị trường khác nhau, doanh nghiệp phải

quyết định nên phục vụ bao nhiêu và những đoạn thị trường nào, tức là vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu bao gồm một nhóm khách hàng (cá nhân và tổ chức) mà chương trình marketing của người bán hàng hóa nhằm vào. Một doanh nghiệp có thể có một hay nhiều thị trường mục tiêu.

Việc lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cần tính đến các yếu tố sau đây:

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

* Đặc điểm về sản phẩm.

* Chu kỳ sống sản phẩm.

* Mức độ đồng nhất của thị trường.

* Những chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp có thể xem xét năm cách lựa chọn thị trường mục tiêu, gồm:

* Tập trung vào một đoạn thị trường.

* Chuyên môn hoá có chọn lọc.

* Chuyên môn hoá sản phẩm.

* Chuyên môn hoá thị trường.

* Phục vụ toàn bộ thị trường.

c. Định vị - Khái niệm

Khái niệm định vị đƣợc phổ biến bởi hai nhà quảng cáo Al Ries và Jad Trout. Họ xem định vị nhƣ là một bài tập sáng tạo thực hiện đối với sản phẩm hiện tại:

“Định vị bắt đầu với một sản phẩm. Có thể là một hàng hóa, một dịch vụ, một công ty, một tổ chức định chế hoặc thậm chí một cá nhân,... Nhưng định vị không phải là những gì bạn làm đối với sản phẩm. Định vị là những gì bạn làm với tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nghĩa là, bạn định vị sản phẩm

trong tâm trí của khách hàng. [11]

Ries và Trout lập luận rằng những sản phẩm nổi tiếng nói chung có một định vị khác biệt trong tâm trí khách hàng. Hertz đƣợc xem là một tổ chức cho thuê xe hơi lớn nhất thế giới, Coca-Cola là công ty nước giải khát có ga lớn nhất thế giới, và Porche là một trong những nhãn hiệu xe hơi thể thao tốt nhất thế giới. Những nhãn hiệu này sở hữu những vị trí định vị này và rất khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh với chúng. Một đối thủ cạnh tranh có bốn lựa chọn chiếc lƣợc khác nhau.

Trước hết, là củng cố định vị hiện tại của mình trong tâm trí khách hàng.

Avis nhận thức đƣợc vị trí thứ hai của mình trong ngành cho thuê xe hơi và tuyên bố rằng “Chúng tôi đứng thứ hai và chúng tôi nỗ lực nhiều hơn”. 7-Up tự định vị mình không phải là nước uống cola bằng cách quảng cáo là Uncola (không phải cola).

Chiến lƣợc thứ hai là nắm lấy những vị trí chƣa bị chiếm giữ. Hãng chocola Three Musketeers tự quảng cáo mình là ít béo hơn 45% so với các nhãn hiệu chocola khác. United Jersey Bank, cho rằng những ngân hàng lớn thường chậm chạp hơn trong việc cho vay, đã định vị mình là “ngân hàng nhanh nhạy nhất”.

Chiến lƣợc thứ ba, định vị lại hoặc phá vỡ định vị của đối thủ cạnh tranh.

Nhãn hiệu Wendy nổi tiếng, với hình ảnh người phụ nữ 70 tuổi ngắm nghía bánh hamburger của đối thủ cạnh tranh và hỏi “Thịt bò ở đâu?” đã thể hiện sự tấn công có thể phá vỡ niềm tin của khách hàng đối với nhà dẫn đạo thị trường.

Rie và Trout lập luận rằng, trong một xã hội bùng nổ quảng cáo, tâm trí của khách hàng thường biết các nhãn hiệu dưới hình thức một thang các sản phẩm, ví dụ Coke – Pepsi – RC Cola hoặc Hertz – Avis – National. Công ty hàng đầu thường được ghi nhớ nhất. Chẳng hạn, khi được hỏi “Ai là người

đầy tiên bay một mình qua Đại Tây Dương thành công?” chúng ta sẽ có câu trả lời ngay “Charles Lindbergh” Khi được hỏi “Ai là người thứ hai?” chúng ta lại không nhớ đƣợc. Vì lý do đó, các công ty luôn đấu tranh để dành vị trí hàng đầu. Định vị là một công ty lớn nhất có thể chỉ đƣợc nắm giữ bởi một công ty duy nhất. Nhãn hiệu thứ hai nên phát minh và hướng đến một loại sản phẩm mới. Do vậy 7-Up là một Uncola, Porsche là nhãn hiệu xe hơi thể thao nhỏ hàng đầu, và Dial là nhãn hiệu xà phòng khử mùi hàng đầu. Những người làm marketing phải xác định một đặc tính hoặc lợi ích quan trọng mà một nhãn hiệu có thể sở hữu một cách thuyết phục. Cuối cùng thì mỗi doanh nghiệp cần phải trả lời cho đƣợc câu hỏi của khách hàng: “ Tại sao tôi phải mua hàng của anh? ”. Đến đây thì câu trả lời, chẳng hạn của Volvo, sẽ không chỉ giới hạn ở tính an toàn và độ bền lâu của chiếc xe. Họ còn phải nêu ra các lợi ích và các đặc tính khác nữa: vấn đề bảo hành, đường dây nóng, v.v…

Chúng tôi gọi tập hợp các lợi ích và đặc tính này là tổng lợi ích mời chào của nhãn hiệu đó. Bây giờ đến lƣợt khách hàng tiềm năng cũng muốn đánh giá xem tổng chi phí họ phải bỏ ra trong việc mua, sử dụng, cất giữ, và loại bỏ sản phẩm là bao nhiêu. Giá cả do người bán nêu ra chỉ mới là một trong các chi phí đối với khách hàng; họ còn phải mất công sức, thời gian và tổn hao về tâm lý nữa. Sau đó khách hàng tiềm năng sẽ xem xét sự khác biệt (hay tỷ số) của tổng lợi ích mời chào với tổng chi phí bỏ ra cho mỗi trường hợp họ được mời chào để cân nhắc. Chúng ta tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ lựa chọn nhà cung cấp nào đƣa ra định vị giá trị toàn diện hấp dẫn nhất.

Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với Khách hàng như: Logo Doanh nghiệp, khẩu hiệu, nhạc hiệu, Doanh nghiệp ca, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên Media; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, cờ, áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu

Doanh nghiệp; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác.

Hệ thống nhận diện thương hiệu được hình thành từ sự kết hợp sáng tạo các yếu tố hình ảnh và ngôn ngữ. Trong quá trình sáng tạo, hình ảnh và ngôn từ còn phải toát lên nét đẹp thẩm mỹ hàm ẩn trong đó.

Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu Định vị sản phẩm chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.

Do hệ thống nhận diện thương hiệu mang tính chiến lược và dài hạn, nên thiết lập các tiêu chí nhƣ thế là yêu cầu hết sức quan trọng đối với quá trình sáng tạo hệ thống nhận diện thương hiệu.Những yếu tố nhận diện như tên thương hiệu, logo, màu sắc, kiểu chữ và mẫu định dạng thương hiệu một khi đƣợc tạo ra, chúng sẽ đƣợc sử dụng trong hàng chục năm.

1.2.3. Cá ín sá và ƣơn trìn m r et n ỗn hợp a. Sản phẩm

Sự thành công trong marketing phụ thuộc vào bản chất của các sản phẩm và các quyết định cơ bản trong quản lý sản phẩm. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của chiến lƣợc marketing-mix. Chiến lƣợc sản phẩm bao gồm các quyết định về:

- Quyết định về chủng loại sản phẩm.

Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá. Tuỳ theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi nhƣ cung cấp một chủng loại đầy đủ hay mở rộng thị trường, hay theo mục tiêu lợi

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê 4c của doanh nghiệp tư nhân bình hà ban mê (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)