CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT, CHI NHÁNH TỈNH KHĂM MUỘN
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Ngân hàng LaoVietBank, CN Khăm Muộn luôn xác định trọng tâm trong công tác huy động vốn là phấn đấu tăng trưởng nhanh, ổn định nguồn tiền gửi từ khu vực dân cƣ nhất là loại tiền gửi trung, dài hạn. Nhờ vậy, nguồn vốn của CN Khăm Muộn không ngừng tăng trưởng qua các năm và có tính chất ổn định thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch Tỷ trọng
Chênh lệch (%) 2017
(Tỷ kíp)
2018 (Tỷ kíp)
Tuyệt đối (Tỷ kíp)
Tương đối (%)
2017 (%)
2018 (%) Tổng nguồn
vốn huy
động 1.006 1.448 +442 144
1. Phân theo loại tiền tệ 1.1. Nguồn
vốn nội tệ 987 1.430 +443 144,88 98,11 98,76 +0,65
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch Tỷ trọng
Chênh lệch (%) 2017
(Tỷ kíp)
2018 (Tỷ kíp)
Tuyệt đối (Tỷ kíp)
Tương đối (%)
2017 (%)
2018 (%) 1.2. NV
Ngoại tệ quy đổi LAK
19 18 -1 94,74 1,89 1,24 -0,65
2. Phân theo đối tƣợng
khách hàng 2.1. Tiền gửi
Kho bạc 72,4 73,5 +1,1 101,52 7,2 5,08 -2,12 2.2. Tiền gửi
các tổ chức 387,1 508,7 +121,6 131,40 38,5 35,13 -3,37 2.3. Tiền gửi
dân cƣ 546,5 865,8 +319,3 158,32 54,26 59,73 +5,47 3. Phân
theo kỳ hạn 3.1. Tiền gửi
không kỳ hạn 455,731 488,725 +32,994 107,24 45,32 33,75 -11,57 3.2. Tiền gửi
dưới 12 tháng
298,612 691,952 +393,340 131,72 29,70 47,79 +18,09 3.3. Tiền gửi
từ 12 tháng trở lên
251,145 267,270 +16,125 106,42 24,98 18,46 -6,52 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của LaoVietBank, CN Khăm Muộn) Tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh thực hiện đến ngày 31/12/2018 là 1.448 tỷ kíp, tăng so với năm trước 442 tỷ kíp tương ứng với tỷ lệ tăng 44%. Tuy có những khó khăn nhất định trong công tác huy động vốn, nhƣng với những nổ lực của toàn chi nhánh nên nguồn vốn có tỷ lệ tăng cao so với mức tăng chung của khu vực Miền Trung (+25,5%) và của toàn quốc là (+9,4%).
Đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng của vốn huy động là tiền gửi cá nhân, chiếm 59,73% vốn huy động và tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước luôn ở mức cao (+5,47%).
Nhìn chung nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong năm 2017 nhưng có xu hướng giảm trong năm 2018. Thay vào đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng đáng kể so với năm 2017, toàn tỉnh tăng 18,09%, hầu hết các đơn vị đều tăng tỷ trọng tiền gửi này cao. Do trong năm 2018 do biến động mạnh trên thị trường tiền tệ cộng với sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động trên địa bàn. Hầu hết lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng đều cao, lãi suất huy động càng ngắn thì càng cao, đã tạo áp lực tăng cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn ngắn. Điều này dẫn đến áp lực về tài chính do lãi suất thực của loại kỳ hạn dưới 12 tháng cao tương đương với phí sử dụng vốn của Trụ sở chính; ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính của chi nhánh.
b. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2. Tình hình cho vay vốn tại LaoVietBank, CN Khăm Muộn
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2017 (Triệu kíp)
2018 (Triệu kíp)
Tuyệt đối (Triệu kíp)
Tương đối (%) I. TỔNG DƢ NỢ 2.211.903 2.757.279 545.376 +24,66 1. Dƣ nợ cho vay theo thời
hạn
1.1. Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn 1.192.325 1.494.874 +302.549 +25,37 1.2. Dƣ nợ tín dụng trung hạn 473.223 553.630 +80.407 +16,99 1.3. Dƣ nợ tín dụng dài hạn 546.354 708.775 +162.421 +29,73
2. Dƣ nợ theo nguồn vốn
2.1. Vốn thông thường 2.080.455 2.640.162 +559.707 +26,90
2.2. Vốn uỷ thác 131.448 117.117 -14.331 -10,9
II. TỔNG NỢ XẤU 35.034 21.384 -13.650 -38,96
1. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,58 0,78
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của LaoVietBank, CN Khăm Muộn) Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của LaoVietBank, CN Khăm Muộn luôn bám sát vào chủ trương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và định hướng của LaoVietBank hội sở, đầu tư chủ yếu cho các đối tƣợng là hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả của LaoVietBank, CN Khăm Muộn đã đạt đƣợc trong hoạt động tín dụng cụ thể nhƣ bảng 2.3 trên.
Tổng dƣ nợ cho vay toàn tỉnh đến ngày 31/12/2018 đạt 2.757.279 triệu kíp, so với năm 2017 tăng 545.376 triệu kíp tương ứng tỷ lệ tăng 24,66%. Nợ xấu trong năm 2017 chiếm 1,58% trong tổng dƣ nợ.
Trong đó, cá nhân và hộ gia đình chiếm 70,3%, công ty TNHH chiếm 3,6%, Công ty CP chiếm 10%, các doanh nghiệp khác là 16%. Qua đó ta thấy nợ xấu trong bộ phận dân cƣ chiếm tỷ trọng khá cao, số dƣ nợ xấu là 20 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70,3% do kinh doanh thua lỗ, không có tài sản thế chấp và không có khả năng thu hồi . Việc đầu tƣ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp là các công ty Cổ phần cũng không hiệu quả, khó thu hồi. Phần lớn nợ tại ngân hàng là các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước trước đây, các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh thua lỗ, một số doanh nghiệp đã sắp xếp bàn giao cho đơn vị mới hoặc tiếp tục củng cố, cổ phần hoá hoặc đã giải thể.
Để thấy rõ hơn hiệu quả của hoạt động tín dụng ta đi sâu vào phân tích cơ cấu tín dụng:
Theo thời hạn cho vay: thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Trụ Sở LaoVietBank về việc giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, ngân hàng chỉ lựa chọn cho vay đối với một số dự án có hiệu quả cao, đồng thời mở rộng cho vay ngắn hạn. Vì vậy, dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và chủ yếu trong các hình thức tín dụng. Tổng dƣ nợ qua các năm đều tăng tƣong ứng với
mức tăng về quy mô và tài sản của ngân hàng, trong đó tổng dƣ nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với trung và dài hạn, cụ thể năm 2018 so với năm 2017 dƣ nợ ngắn hạn tăng 302.549 triệu kíp tương ứng với tỷ lệ tăng 25,4%.
Theo nguồn vốn: tập trung chủ yếu vào nguồn vốn thông thường đạt 2.640 tỷ kíp, chiếm 95,8% trên tổng dƣ nợ, tăng so với năm 2017 là 559 tỷ kíp, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,9%.
Theo loại hình kinh tế:
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2018 Thành phần kinh tế Dƣ nợ (triệu
kíp)
Tỷ trọng (%) 1. Cá nhân, hộ gia đình 1.265.163 45,9 2. Doanh nghiệp Nhà nước 353.189 12,8
3. Công ty TNHH 342.138 12,4
4. Công ty Cổ phần 638.195 23,1
5. Doanh nghiệp khác 158.594 5,8
Tổng cộng 2.757.279 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của LaoVietBank, CN Khăm Muộn)
Hình 2.2 Dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2018
45,9%
12,8%
12,4%
23,1%
5,8%
1. Cá nhân, hộ gia đình 2. Doanh nghiệp Nhà nước
3. Công ty TNHH 4. Công ty Cổ phần 5. Doanh nghiệp khác
Theo biểu đồ trên có thể thấy bộ phận cá nhân hộ gia đình chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay tín dụng. Tiếp đến là các công ty Cổ phần và các doanh nghiệp nhà nước. Công ty TNHH chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu vay nợ. Chứng tỏ, các công ty TNHH còn lẻ tẻ, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, tỷ trọng dƣ nợ cá nhân và hộ gia đình chiếm gần 46% trên tổng dƣ nợ, nhƣng nợ xấu chiếm đến 70,3% nợ xấu. Các doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhƣ hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân chỉ chiếm 5,8% trên tổng dƣ nợ nhƣng nợ xấu chiếm đến 16% trên tổng nợ xấu. Việc đầu tƣ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này trong năm 2018 kém hiệu quả, khả năng không thu hồi đƣợc nợ cao.
Theo ngành nghề kinh doanh:
Bảng 2.4. Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2018
Ngành kinh tế Dƣ nợ
(triệu kíp)
Tỷ trọng (%)
1. Nông nghiệp và ngành khác 856.743 31,3
2. Công nghiệp 728.308 26,5
3. Thương nghiệp và dịch vụ 843.221 30,4
4. Xây dựng và GTVT 329.007 11,8
Tổng 2.757.279 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của LaoVietBank, CN Khăm Muộn)
31,3%
26,5%
30,4%
11,8%
1. Nông nghiệp và ngành khác 2. Công nghiệp 3. Thương nghiệp và dịch vụ
4. Xây dựng và GTVT
Hình 2.3 Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2018
Cơ cấu dư nợ đã chuyển dịch theo định hướng phát triển nông nghiệp- thương nghiệp, dịch vụ- công nghiệp. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (31,3%). LaoVietBank tập trung cho vay phát triển nông thôn bao gồm cho vay trồng trọt và chăn nuôi, cho vay thu mua lương thực, nhập khẩu phân bón, cho vay chế biến nông sản xuất khẩu… Dƣ nợ cho vay cà phê đến ngày 31/12/2018 đạt 245 tỷ kíp, chiếm tỷ trọng 8,9% trên tổng dƣ nợ, tăng so với năm 2017 là 42 tỷ kíp, tỷ lệ tăng 21%. Chủ yếu là do dân cƣ vay ngắn hạn để thu mua, chế biến do theo chủ trương cho vay của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành thương nghiệp dịch vụ cũng có hưóng phát triển, nhu cầu vay vốn tăng cao trong năm 2018. Ngành công nghiệp tăng cƣòng huy động vốn chủ yếu là công nghiệp chế biến, cà phê cao su và các sản phẩm nông sản ngắn hạn.
c. Hoạt động dịch vụ:
Trong năm 2018, LaoVietBank, CN Khăm Muộn mở ra cơ chế khuyến khích tài chính đối với chi nhánh có nguồn thu dịch vụ tăng đã khuyến khích và tạo nhiều chuyển biến tích cực về mặt nhận thức đối với công tác phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh, nhiều sản phẩm dịch vụ mới ra đời cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
Kết quả thực hiện theo nhóm sản phẩm dịch vụ năm 2018 nhƣ sau:
Nhóm sản phẩm huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động cuối năm đạt 1.448 tỷ kíp, so với năm 2017 tăng 443 tỷ kíp, tốc độ tăng trưởng 44%, đạt 114,4% so với kế hoạch giao
Nhóm sản phẩm cấp tín dụng:
Tổng dƣ nợ tín dụng năm 2018 đạt 2.757 tỷ kíp, tăng 545 tỷ kíp so với năm 2017 với mức tăng trưởng đạt 24,66%
Số dư bảo lãnh trong nước năm 2018 đạt 245,9 tỷ kíp tăng 3,1 tỷ kíp tương ứng tăng 9,6% so với năm trước
Các sản phẩm cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chƣa phát triển do lãi suất cho vay bị khống chế theo lãi suất cơ bản.
Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước:
Doanh số chuyển tiền đi trong năm 2018 đạt 37.334 món tăng 5.246 món, doanh số đạt 9.546 tỷ, tăng 2.228 tỷ kíp so với năm 2017.
Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế:
Doanh số mua ngoại tệ đạt 69,5 ngàn USD, tăng 5,5 ngàn USD; doanh số bán ngoại tệ đạt 130 ngàn USD, tăng 205 ngàn USD so với năm 2017.
Chi trả kiều hối: 850,9 ngàn USD tăng 205 ngàn USD so với năm 2017
Nhóm sản phẩm thẻ:
Số lƣợng máy ATM đang hoạt động là 9 máy, lắp đặt 12 máy POS tại tất cả các đơn vị trực thuộc và 2 máy tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
Số lƣợng thẻ phát hành đạt 28.507 thẻ, tăng 9.609 thẻ với tỷ lệ tăng là 33,7%. Phát hành thẻ tín dụng quốc tế trong năm đạt 2 thẻ.
Doanh số giao dịch bình quân qua thẻ 180 giao dịch/ATM/ngày.
Nhóm sản phẩm E-BANKING:
Dịch vụ Mobile Banking: đến ngày 31/12/2018 đã có 10.174 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, so với số lƣợng tài khoản cá nhân hiện có thì số lƣợng thuê bao sử dụng dịch vụ này chiếm khoảng 36%.
Trong năm 2019 chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm này.
Dịch vụ Internet Banking: Năm 2018 chi nhánh đã triển khai phát triển sản phẩm này trên phạm vi toàn tỉnh. Đến cuối năm 2018 đã có 335 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Nhóm sản phẩm dịch vụ khác:
Điểm cung cấp dịch vụ chứng khoán: sau 3 năm hoạt động đã thu hút đƣợc hơn 148 khách hàng giao dịch. Trong năm 2018 doanh số 66.816 triệu kíp.
Thu hộ tiền điện: triển khai từ cuối năm 2018, đã có 230 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này.