CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT, CHI NHÁNH TỈNH KHĂM MUỘN
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2.6. Hoàn thiện quy trình triển khai đánh giá thành tích nhân viên
Công tác đánh giá thành tích nhân viên tại LaoVietBank, CN Khăm Muộn cần đƣợc thực hiện nhất quán và theo một tiến trình chặc chẽ. Tác giả đề xuất tiến trình đánh giá thành tích cụ thể theo các bước như sau:
a. Hoàn thiện khâu chuẩn bị đánh giá, phổ biến văn bản
Trước khi đánh giá bộ phận Tổ chức nhân sự phải chuẩn bị các văn bản, biểu mẫu về đánh giá nhân viên. Việc xây dựng biểu mẫu đánh giá là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của hệ thống đánh giá nhân viên tại LaoVietBank, CN Khăm Muộn hiện nay. Những biểu mẫu cần quan tâm hiện nay gồm:
- Mẫu “Chương trình công tác của tập thể phòng….” – Do Trưởng phòng theo dõi;
- Mẫu “Báo cáo kết quả chấm điểm của tập thể phòng” – Do Ban Giám đốc theo dõi;
- Mẫu “Đánh giá cho người lao động theo quý”.
Để quá trình đánh giá suôn sẽ và đúng quy định LaoVietBank, CN Khăm Muộn 2 cần đẩy mạnh phổ biến các văn bản về đánh giá thành tích nhân viên cho cán bộ cũng nhƣ lãnh đạo ở các Phòng/Ban. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo trong việc phổ biến, quán triệt văn bản.
b. Thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá
Lãnh đạo trực tiếp quan sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên ở các giai đoạn cụ thể; xem xét nhân viên thực hiện có đúng quy trình, chuẩn mực đã thiết lập hay không? Đã thực hiện đạt ở giai đoạn nào và chƣa đạt ở điểm nào để chuẩn bị cho việc đánh giá. Quan trọng là người quản lý cần theo
dõi cả quá trình thực hiện của nhân viên. Việc xem xét công việc thường xuyên sẽ giúp cán bộ quản lý hiểu rõ tiến triển công việc cũng nhƣ trở ngại mà nhân viên gặp phải để có những hỗ trợ kịp thời. Có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để xem xét công việc đƣợc thực hiện nhƣ thế nào trong thực tế, bao gồm:
- Quan sát cán bộ nhân viên thực hiện công việc.
- Kiểm tra các công việc đã hoàn thành do nhân viên thực hiện.
- Theo dõi kết quả thực hiện công việc theo báo cáo “Kế hoạch thực hiện công việc của người lao động theo tuần”
- Ghi lại những sự kiện đặc biệt.
- Tham khảo ý kiến của những người khác.
- Trao đổi, nói chuyện trực tiếp với nhân viên.
Bằng các biện pháp này cùng với việc lưu giữ thông tin thu thập được lãnh đạo trực tiếp có thể có đƣợc một bức tranh khách quan về kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong một khoản thời gian nhất định. Sau đó sử dụng các thông tin này nhằm đáp ứng các mục đích đánh giá, phân loại kết quả lao động của nhân viên.
c. Tiến hành đánh giá thành tích của nhân viên
Cơ sở đánh giá nhân viên chủ yếu là kế hoạch thực hiện công việc của nhân viên, báo cáo kết quả thực hiện công việc theo tháng của nhân viên và của đơn vị.
Tiến trình đánh giá đối với nhân viên đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bước 1: Các cá nhân (gồm phó trưởng phòng và các cán bộ, nhân viên) tự đánh giá, chấm điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong kỳ theo đúng tiêu chí và đối chiếu với tiêu chuẩn xếp loại để đề xuất mức tự xếp loại.
Riêng đối với: (i) Những cán bộ có thời gian công tác luân chuyển giữa các đơn vị khác nhau trong chi nhánh (hoặc trong hệ thống LaoVietBank), cán
bộ liên hệ với đơn vị cũ để có bản nhận xét/đánh giá và gửi về cho tập thể cuối kỳ đánh giá, (ii) Những cán bộ tham gia các Tổ/Nhóm công tác cần có nhận xét của các Tổ trưởng/Nhóm trưởng để làm căn cứ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị mà cá nhân có tên trong bảng lương tại thời điểm đánh giá.
- Bước 2: Cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, cho điểm từng chỉ tiêu/tiêu thức đối với từng cán bộ (Trưởng phòng đánh giá đối với PTP, cán bộ trong phòng). Đồng nghiệp đánh giá bằng cách tham gia cuộc họp lấy ý kiến của tập thể (trực tiếp tại cuộc họp). Trong cuộc hợp này, lãnh đạo công bố điểm của từng tháng để tập thể xem xét, có ý kiến. Xem xét các nguồn thông tin khác từ đơn vị phối hợp thông qua ý kiến đối tác (nếu có) trong quá trình đánh giá.
Trong quá trình đánh giá cần có sự trao đổi giữa người đánh giá và người đƣợc đánh giá để có đƣợc kết quả chính xác và công bằng.
- Bước 3: Bộ phận Thư ký Hội đồng xét HTNV thực hiện tổng hợp và đối chiếu tiêu chuẩn, tỷ lệ xếp loại…, báo cáo tại cuộc họp Hội đồng xét HTNV xem xét, phê duyệt Kết quả xếp loại cuối cùng của từng cá nhân.
- Bước 4: Bộ phận Thư ký Hội đồng dự thảo, trình Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng ký Quyết định công nhận kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
d. Lưu giữ và sử dụng kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá nhân viên cần thiết phải được lưu giữ thành các hồ sơ đánh giá riêng biệt và sử dụng đảm bảo đúng các mục tiêu cơ bản của hệ thống đánh giá cán bộ đã nêu. Cụ thể phải đƣợc áp dụng trong các việc sau:
- Sử dụng, quản lý phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Thông qua công tác đánh giá giúp nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ và định hướng phát triển cho nhân viên.
- Sử dụng làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhân viên.
- Sử dụng làm căn cứ để đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, giới
thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động.
Cần lưu ý rằng tiến trình đánh giá cán bộ này cần phải được giám sát chặt chẽ và thông tin đầy đủ, liên tục đối với người được đánh giá.