CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
1.2. QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2.4. Nội dung quản lý Thuế GTGT
Nội dung quản lý thuế bao gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về NNT; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Quản lý thuế ở Việt Nam thực hiện theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Luật quản lý thuế đã thiết lập khung pháp lý chung và áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi tất cả các chính sách thuế, nhất quán trong nội dung quản lý giữa các sắc thuế. Vì vậy nội dung quản lý thuế GTGT cũng bao gồm tất cả các nội dung quản lý thuế, và đƣợc tổng hợp trong các nội dung chính sau:
a. Lập dự toán thu thuế
Lập dự toán thuế là khâu đầu tiên trong chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương. Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, Cơ quan thuế thực hiện quản lý thu các khoản theo dự toán, đảm bảo đạt và vƣợt dự toán.
Tổng cục thuế giao kế hoạch thu cho các Cục thuế, các Cục thuế giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các Chi cục thuế và các Chi cục thuế tổ chức thực hiện dự toán này. Cũng giống nhƣ các loại sắc thuế khác dự toán thu thuế GTGT cũng đƣợc Cục thuế giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chi cục.
b. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế - Đăng ký thuế
Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo quy định của pháp luật.
NNT có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi có sự thay đổi thông tin trong các hồ sơ đăng ký thuế đã nộp hoặc khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực MST để thực hiện thủ tục theo quy định.
- Khai thuế, tính thuế
Khai thuế, tính thuế là việc NNT tự kê khai và tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tình thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. NNT chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế. NNT phải nộp tờ khai thuế cho CQT theo đúng thời hạn quy định. Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho CQT có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì đƣợc khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
- Ấn định thuế
Là việc CQT ấn định số thuế phải nộp và yêu cầu NNT chấp hành nộp
thuế theo Quyết định ấn định thuế của CQT trong trường hợp NNT không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực.
Việc ấn định thuế phải đảm bảo khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
- Nộp thuế
Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế. Ngày đã nộp thuế đƣợc xác định là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
- Hoàn thuế GTGT
Nguyên tắc đánh thuế GTGT là tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các khâu trước đƣợc tính khấu trừ ở khâu sau. Vì vậy hoàn thuế là nguyên lý tất yếu của thuế GTGT khi số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp đã trả lớn hơn số thuế đầu ra mà doanh nghiệp đã nộp vào NSNN.
NNT lập hồ sơ hoàn thuế theo mẫu quy định gửi kèm văn bản đề nghị hoàn thuế đến CQT. Cơ quan thuế tiếp nhận và phân loại hồ sơ theo diện hoàn thuế trước kiểm tra sau hoặc kiểm tra trước hoàn thuế sau theo quy định. Quy trình hoàn thuế theo quy định tại Thông tƣ 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế GTGT.
c. Quản lý thông tin NNT, quản lý rủi ro về thuế - Quản lý thông tin NNT
Thông tin về NNT là yếu tố quan trọng và quyết định trong quản lý thuế theo mô hình chức năng.
Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế;
tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin về người nộp thuế.
- Quản lý rủi ro về thuế
Để phục vụ cho việc áp dụng cho chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế, CQT cần thu thập thông tin NNT từ nhiều nguồn khác nhau; xây dựng bộ tiêu chí phục vụ quản lý rủi ro và xây dựng, phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tự động đánh giá rủi ro của NNT theo mức độ tuân thủ pháp luật về thuế. Dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro, cơ quan thuế tăng cường quản lý đối với NNT có rủi ro cao và ngƣợc lại.
d. Thanh tra, Kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịch phát sinh liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, nhằm đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế- xã hội.
Kiểm tra, thanh tra thuế theo quy trình cụ thể, từ việc nghiên cứu, phân tích hồ sơ khai thuế, chọn những hồ sơ khai thuế có dấu hiệu bất thường, rủi
ro cao để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Sau đó ra quyết định thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa và phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm về thuế nhƣ: vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.
e. Quản lý nợ
Công tác quản lý nợ thuế nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những đối tƣợng nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và tiền phạt để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, tạo sự công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, tăng cường tuân thủ pháp luật thuế thông qua tác động kinh tế và tác động tâm lý.
Nội dung của công tác quản lý nợ thuế gồm:
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT, đôn đốc, xử phạt việc chậm nộp thuế theo quy định.
Theo dõi, phân nợ của NNT theo từng sắc thuế, mức nợ, thời gian nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ, kết hợp với phân tích thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ, áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật.
f. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Công tác Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một trong bốn chức năng chính của công tác quản lý thuế. Kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải theo đúng các mục tiêu quản lý thuế, phù hợp các chương trình, kế hoạch công tác chung của toàn ngành thuế. Kế hoạch đƣợc lập định kỳ hàng năm, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể tại cơ quan thuế các cấp và tình hình thực tế tại địa phương.
Kế hoạch tuyên truyền về thuế bao gồm các nội dung + Tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo.
+ Tuyên truyền qua Trang thông tin điện tử.
+ Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông.
+ Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, áp phích, ấn phẩm.
+ Tuyên truyền qua các hình thức khác.
Kế hoạch hỗ trợ NNT bao gồm các nội dung + Tổ chức tập huấn cho NNT.
+ Tổ chức đối thoại với NNT.
+ Điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của NNT.
+ Hỗ trợ khác.