CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CQT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận cẩm lệ thành phố đà nẵng (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CQT

1.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài - Chính sách thuế và tính nghiêm minh của pháp luật

Hệ thống chính sách thuế nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế. Một chính sách ổn định, bền vững, có chiều sâu và phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện cho cán bộ làm việc tốt, nếu chính sách thay đổi liên tục thì không chỉ cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ không thể nắm bắt kịp mà còn gây cản trở cho NNT trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế.

Bên cạnh môi trường pháp lý, tính nghiêm minh của pháp luật cần được nâng cao hơn. Cơ quan thuế là chủ thể giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế cần phải thật sự công tâm trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Công chức thuế cũng nhƣ NNT nếu không chấp hành nghiêm túc pháp luật đều sẽ bị xử lý. Nhƣ vậy, việc vi phạm pháp luật thuế sẽ đƣợc giảm thiểu và công tác quản lý Thuế giá trị gia tăng sẽ đạt đƣợc hiệu quả hơn.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Hiện nay, có thể hiểu “cơ chế phối hợp” chính là phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan lại với nhau để thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quản lý thuế, cụ thuể là thuế GTGT, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp nhƣ Kho bạc, Sở Kế hoạch- Đầu tƣ, UBND, Công an… có vai trò không ít quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến DN là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể:

+ Cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật về thuế trong thực tế.

+ Cơ chế phối hợp góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền lợi cho DN.

+ Cơ chế phối hợp phát huy đƣợc các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý thuế GTGT đối với DN mà một cán bộ, một cơ quan thuế không thể giải quyết đƣợc.

- Đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương và đặc điểm hoạt động của các DN trên địa bàn

Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số người nộp thuế GTGT nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít người nộp thuế và số thuế thu đƣợc ít thì chi phí cho một đồng thuế thu đƣợc sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ đƣợc đơn giản và hiệu quả hơn.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế

Ý thức pháp luật thuế của NNT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý thu NSNN. Nếu NNT tuân thủ pháp luật thuế tốt thì họ sẽ tự giác kê

khai và nộp thuế đầy đủ, các hành vi gian lận, trốn thuế cũng sẽ hạn chế hơn.

Do vậy, ý thức của NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế có tác động rất lớn đến số thu NSNN nói chung, thu thuế GTGT nói riêng.

1.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong - Bộ máy quản lý của cơ quan thuế

Bộ máy quản lý của cơ quan thuế là nhân tố rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Bộ máy quản lý cần đạt đƣợc các tiêu chí: tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, đúng chức năng nhiệm vụ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

Nhìn chung bộ máy QLT tại Cục Thuế và Chi cục Thuế còn chƣa hợp lý, việc QLT đối với DN còn chồng chéo nhau. Bộ máy phân theo chức năng quản lý thuế tuy nhiên một số nhiệm vụ nhiều Đội chức năng cùng tham gia thực hiện (ví dụ công tác thanh tra, kiểm tra NNT; công tác giải quyết Đơn thƣ khiếu nại...) hoặc một số Đội ban khác thì kiêm nhiệm công tác khác (ví dụ như công tác Pháp chế) đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát thuế GTGT.

Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý thuế là thực sự cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận tất cả chức năng quản lý từ quản lý đăng kí, kê khai, nộp thuế đến công tác thanh tra, kiểm tra; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế…, nghiên cứu, tham mưu cho ủy ban nhân dân quận, huyện, tỉnh, thành phố các cơ chế, chính sách, biện pháp về quản lý thu ngân sách, tăng nguồn thu, chống thất thu thuế, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ngân sách tại các địa phương.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Để quản lý tốt nguồn thu NSNN nói chung, thuế GTGT nói riêng thì trình độ chuyên môn của cán bộ thuế là nhân tố quan trọng hàng đầu. Cán bộ

thuế vừa là người tuyên truyền hỗ trợ chính sách pháp luật thuế, vừa là người theo dõi việc chấp hành của NNT, do vậy trình độ chuyên môn cao là vấn đề mà ngành thuế cần quan tâm đặc biệt. Trong tương lai, ngành thuế qua công tác tuyển dụng phải chọn được những người có tâm, có tài để công tác, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để rạo ra một đội ngũ cán bộ thuế chuyên nghiệp.

- Cơ sở vật chất của cơ quan thuế

Trong nền kinh tế hiện đại, việc quản lý thuế phải thật sự chuyên nghiệp thì mới có thể đảm bảo số thu cho NSNN. Cơ sở vật chất tốt, hiện đại là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng cơ chế làm việc chuyên nghiệp cho cơ quan thuế. Ngoài cơ sở vật chất tại nơi làm việc nhƣ phòng làm việc, trang thiết bị văn phòng, ngành thuế đang chú trọng vào xây dựng mạng thông tin nội bộ phục vụ cho cán bộ thuế truy cập và quản lý thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng là một yêu cầu tất yếu của quản lý nhà nước về thuế. Việc quản lý thuế GTGT nhằm đạt được những mục tiêu nhất định thông qua bộ máy thống nhất từ trung ƣơng đến địa phương. Quản lý thuế chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong, có cả mặt tiêu cực lẫn tích cực, do vậy, muốn công tác quản lý thuế được tốt trước hết hệ thống pháp luật về thuế phải thật sự chặt chẽ và kịp thời để điều chỉnh hoạt động của các đối tƣợng kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận chung quản lý thuế GTGT phần nào giúp chúng ta có sự hiểu biết ban đầu về hoạt động quản lý thuế GTGT. Mỗi CQT có những đặc điểm, điều kiện quản lý thuế GTGT. Song việc áp dụng và thực hiện nó trước hết phải tuân thủ với nguyên tắc chung của ngành, đảm bảo tuân thủ qui định chính sách và phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương. Vì vậy, tăng cường quản lý thuế GTGT là một trong những vấn đề rất quan trọng của ngành Thuế hiện nay.

Các nghiên cứu lý luận là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích tình hình quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hình quản lý thuế GTGT trong Chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận cẩm lệ thành phố đà nẵng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)