Đặc điểm hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 11 1. Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân

1.1.2. Đặc điểm hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động trên địa bàn một xã (phường, thị trấn) hoặc địa bàn liên xã (phường, thị trấn) liền kề với xã (phường, thị trấn) nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính. Vì vậy các thành viên của QTDND có cùng tập quán, quan hệ làng xóm gần gũi. Mục tiêu hoạt động của

QTDND chủ yếu là tương trợ, hỗ trợ thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên, huy động nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi để cho vay các thành viên đang có nhu cầu về vốn thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cải thiện đời sống.

QTDND khác biệt so với các ngân hàng thương mại ở mục tiêu hoạt động, nguồn vốn huy động, đối tƣợng cho vay, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ... Trong khi các NHTM hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể cho các cổ đông, thì QTDND lại hoạt động chủ yếu nhằm hỗ trợ các thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống. Điều đó cũng có nghĩa là các QTDND tìm cách nâng cao lợi nhuận không nhằm mục đích chia cổ tức cao hơn cho các thành viên, mà nhằm mục đích phục vụ thành viên tốt hơn, cung cấp cho thành viên những dịch vụ tiện ích tốt hơn, với giá cả hợp lý hơn. Tất nhiên các QTDND cũng cần chú trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh để nâng cao khả năng thu hút vốn góp và sự tham gia của các thành viên ngày càng nhiều hơn. Có nhƣ vậy thì QTDND mới có thể mở rộng đƣợc quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh với các TCTD khác hoạt động trên cùng địa bàn.

Mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng là hết sức quan trọng đối với hoạt động của QTDND. Bởi vì nếu xa rời mục tiêu đó, QTDND sẽ theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần, dẫn đến một trong những tình trạng đó là: Để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận cao nhất, QTDND sẽ mạo hiểm hơn trong các khoản đầu tƣ, bỏ qua các nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng và các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động, dẫn đến những rủi ro có thể khiến QTDND đổ vỡ, phá sản. Khi chạy theo lợi nhuận, QTDND buộc phải dần xa rời đối tƣợng phục vụ truyền thống là các thành viên của QTDND, bởi vì đây là những đối tƣợng khách hàng nhỏ lẻ, chi phí cho vay lớn, hiệu quả thấp. Khi xa rời mục tiêu hoạt động chủ yếu là tương trợ thành viên, QTDND sẽ không còn phát huy đƣợc những ƣu thế của loại hình TCTD hợp tác nên khó có thể cạnh tranh

đƣợc với các loại hình TCTD khác để có thể tồn tại. Vì vậy, có thể nói mục tiêu hoạt động chủ yếu là tương trợ thành viên chính là kim chỉ nam, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các QTDND.

b. Đặc trưng cơ bản

QTDND khác biệt NHTM ở hình thức sở hữu, nguồn vốn huy động, đối tƣợng cho vay, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ... , tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất là ở hình thức sở hữu. QTDND thuộc hình thức sở hữu tập thể dẫn đến sự khác biệt về cách thức quản lý và hình thức ra quyết định. Các thành viên vừa là khách hàng vừa là chủ sở hữu của QTDND, đƣợc tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, góp ý kiến để cùng nhau quyết định phương hướng hoạt động, cách thức hoạt động, nhân sự, phân chia lợi nhuận. Ngƣợc lại, các thành viên phải có trách nhiệm đảm bảo cho QTDND hoạt động tốt và đƣợc quản lý lành mạnh. Trong suốt quá trình tham gia QTDND, thành viên đƣợc quyền sở hữu tƣ nhân đối với phần vốn góp của mình. Tuy nhiên, những tài sản hình thành từ hoạt động của QTDND là tài sản chung không chia trong mọi trường hợp. Hay nói cách khác, những tài sản này thuộc sở hữu tập thể. Điều đó có nghĩa nếu ra khỏi thành viên QTDND, thành viên chỉ được rút phần vốn đã góp chứ không được hưởng phần tài sản thuộc sở hữu tập thể.

Hình thức hoạt động của QTDND mang tính hợp tác xã, nghĩa là nó liên kết các thành viên; tổ chức và hoạt động của QTDND tuân thủ theo nguyên tắc hợp tác xã, đó là nguyên tắc tự nguyện, hợp tác tương trợ lẫn nhau; tự quản lý một cách dân chủ, bình đẳng; tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Mục đích hoạt động của QTDND là tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên được hưởng các dịch vụ tài chính tại chỗ với những điều kiện tốt nhất; thông qua QTDND để hợp tác, tương trợ lẫn nhau có hiệu quả, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, trên cơ sở bù đắp đƣợc chi phí hoạt động và có tích lũy để cùng phát triển an toàn và bền vững. Không giống nhƣ các NHTM có thể huy động vốn, cho vay tất cả các

khách hàng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định, không bị giới hạn về địa bàn hoạt động. Thì ngƣợc lại, QTDND cho vay chủ yếu khách hàng là các thành viên của mình, giới hạn trên địa bàn đã đƣợc NHNN cấp giấy phép hoạt động.

1.1.3. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân đối với việc ph t triển kinh tế xã hội trên địa bàn

Hệ thống QTDND từng bước hình thành và phát triển, khẳng định vai trò, vị trí của loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Hoạt động của QTDND đã góp phần cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, góp phần khơi thông nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà sự hiện diện của các NHTM còn hạn chế. Thông qua hoạt động của QTDND, ý thức tiết kiệm và tích lũy của người dân, của thành viên được nâng lên; những đồng vốn nhàn rỗi, vốn tiết kiệm đƣợc huy động để đƣa vào đầu tƣ phục vụ cho phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ tại địa phương; gián tiếp góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi; đồng thời góp phần tăng cường mối liên kết, giáo dục ý thức phát triển cộng đồng.

1.1.4. C c hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân a. Hoạt động huy động vốn

Cũng tương tự như các NHTM, nguồn vốn hoạt động đối với QTDND đặc biệt quan trọng, nó quyết định và chi phối các mặt hoạt động của QTDND. Nguồn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động, vì vậy QTDND luôn tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên.

b. Hoạt động cho vay

Cũng tương tự như các NHTM, QTDND tiến hành các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Các QTDND cho vay vốn chủ yếu đối với các thành viên để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu

tiêu dùng. Nhờ sự am hiểu tường tận về khách hàng (đồng thời là thành viên và là chủ sở hữu) nên quy trình, thủ tục cho vay của QTDND thường đơn giản;

thời gian xử lý hồ sơ vay vốn nhanh hơn nhiều so với các NHTM.

c. Hoạt động thanh toán

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thanh viên, các QTDND có trình độ phát triển, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu có thể cung cấp dịch vụ thanh toán. Các QTDND ngày càng quan tâm đến việc áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ đó mà thành viên của QTDND đƣợc thụ hưởng các dịch vụ thanh toán tương tự như khách hàng của các NHTM.

d. Hoạt động khác

Ngoài các hoạt động trên, QTDND còn đƣợc nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ, thực hiện các hoạt động khác tùy theo trình độ phát triển và năng lực quản lý khi đƣợc NHNN cấp phép hoạt động.

1.1.5. C c nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân a. Vốn điều lệ

- Vốn điều lệ của QTDND là tổng số vốn do các thành viên QTDND góp và đƣợc ghi vào điều lệ QTDND. Vốn điều lệ bao gồm vốn góp xác lập tƣ cách thành viên và vốn góp thường niên.

+ Vốn góp xác lập tƣ cách thành viên là vốn do các thành viên khi gia nhập QTDND phải đóng góp theo Điều lệ QTDND, mức vốn góp xác lập tƣ cách thành viên do Đại hội thành viên QTDND quy định phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với từng địa phương và đúng quy định có liên quan.

+ Vốn góp thường niên là số tiền định kỳ hàng năm các thành viên QTDND phải đóng góp thêm (ngoài số vốn góp xác lập tƣ cách thành viên), mức vốn góp thường niên do Đại hội thành viên QTDND quyết định và đúng quy định có liên quan.

b. Các nguồn vốn huy động

* Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức, cá nhân

Đây là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động của QTDND. Để có đủ nguồn vốn cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, QTDND phải huy động vốn cả trong và ngoài thành viên, trong địa bàn lẫn ngoài địa bàn hoạt động. Tùy vào nhu cầu và mục đích hoạt động, QTDND có thể huy động các loại hình tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân.

* Vốn đi vay:

Theo quy định QTDND có thể vay vốn tại NHHTX hoặc tại TCTD khác (trừ QTDND khác).

- V N H p xã: QTDND có thể vay các nguồn vốn dự án trong nước và nước ngoài tài trợ cho các chương trình, dự án thông qua NHHTX làm đầu mối; vay các nguồn vốn ngắn hạn tạm thời để chi trả cho khách hàng rút tiền gửi đột xuất trước hạn mà bản thân QTDND tại thời điểm đó chƣa có đủ nguồn để chi trả và vay nguồn vốn điều hòa theo lãi suất thỏa thuận để về cho vay lại thành viên của mình phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

- V C D ( Q DND ): QTDND có thể vay vốn của các TCTD khác (trừ QTDND khác) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của NHNN.

c. Các nguồn vốn khác

Ngoài các nguồn vốn trên, nguồn vốn hoạt động của QTDND còn có các nguồn vốn khác nhƣ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển... Hàng năm, QTDND phải trích một tỷ lệ phần trăm nhất định từ lợi nhuận thu được để lập các loại quỹ. Thông thường việc trích lập các loại quỹ dự trữ là bắt buộc cho đến khi nó đạt đƣợc một ngƣỡng nhất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)