9. Bố cục dự kiến của luận văn
1.4. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG TRỢ CẤP QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG TRỢ CẤP
1 4 1 K n n ệm ả quyết v ệ làm o n ƣ l o độn ƣởn trợ ấp t ất n ệp tạ tỉn Hà Tĩn , Quản Trị
a. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại tỉnh Hà Tĩnh
Trong những năm vừa qua, ngành LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh đã có những bứt phá trong công tác GQVL cho NLĐ nói chung và NLĐ hưởng TCTN nói riêng. Đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác đảm bảo an sinh xã hội, phát triển KT - XH của Hà Tĩnh.
Năm 2018 là năm đánh dấu sự quyết tâm của Hà Tĩnh trong công tác GQVL, hiện có 829.285 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 717.890 người tham gia hoạt động kinh tế, chiếm tỷ lệ 86,56%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2,2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,7% (số có bằng cấp, chứng chỉ 37,5%). Trong đó, toàn tỉnh có 5.132 người hưởng TCTN, trong đó có 115 lao động tham gia học nghề, 100% số NLĐ hưởng TCTN được tư vấn GTVL. Số NLĐ có việc làm là 927 người.
Để đạt đƣợc những kết quả nhƣ vậy trong công tác GQVL cho NLĐ trong đó có NLĐ hưởng TCTN, tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện nhằm tăng tốc trong GQVL cụ thể nhƣ:
- Thực hiện hiệu quả công tác xuất khẩu lao động, xem đây là mũi đột phá trong GQVL, nhất là triển khai Chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức ngành điều dƣỡng, hộ lý và Chương trình đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc; tăng cường vận động và thực hiện các giải pháp giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài.
- Nâng tần suất, chất lƣợng tƣ vấn, GTVL, học nghề cho NLĐ, tăng các phiên giao dịch lưu động đến xã, phường, thị trấn, cung ứng nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đi làm việc nước ngoài cho các đối tượng lao động như NLĐ hưởng TCTN, người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, lao động bị thu hồi đất. TTDVVL tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức 47 phiên giao dịch, thu hút 713 lƣợt doanh nghiệp tham gia, đã tƣ vấn việc làm 7.472 lượt lao động, GTVL cho 4.211 lao động (1.922 người được tuyển dụng), tổ chức 84 hội nghị truyền thông các chủ trương, chính sách về việc làm, học nghề, XKLĐ; tư vấn du học, xuất khẩu lao động cho 1.028 người.
- Phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ SXKD lập dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; phân bổ kịp thời nguồn vốn bổ sung 3 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay, chỉ tiêu tạo việc làm mới và công tác giải ngân, thu hồi nợ, giải ngân cho vay 1.015 dự án, với số tiền 34,23 tỷ đồng, hỗ trợ và tạo việc làm mới cho 1.200 lao động.
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp. Phân luồng đối tƣợng lao
động đƣợc hỗ trợ học nghề, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động và tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo phù hợp xu thế hội nhập. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ các chương trình, dự án với tổng kinh phí 63,49 tỷ đồng. Dự án đổi mới nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp 17 tỷ đồng. Dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ sát hạch lái xe ô tô- trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh 3,89 tỷ đồng. Dự án “Chương trình đào tạo nghề 2011-dự án thành phần 2” Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh 41,6 tỷ đồng, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển thiết bị dạy nghề Hàn, May công nghiệp từ Trung tâm Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm và Giáo dục thường xuyên tỉnh cho trường Trung cấp Kỹ nghệ Hà Tĩnh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp đặc biệt là cấp xã trong quản lý lao động việc làm, khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và thực hiện chính sách GQVL, an sinh xã hội, phân cấp khai thác, sử dụng phần mềm thông tin thị trường lao động cho cơ sở.
b. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại tỉnh Quảng Trị
Giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ nói chung và NLĐ hưởng TCTN nói riêng là một trong những nhiệm vụ được chính quyền tỉnh đặt lên hàng đầu. Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho trên 52.367 lao động, bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 10.473 lao động, đạt 110% kế hoạch. Kết quả công tác GQVL đã góp phần làm giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,8% vào cuối năm 2018. Trong đó, số NLĐ hưởng TCTN trên toàn tỉnh năm 2018 có 2.818, trong đó có 154 lao động được hỗ trợ học nghề, 100% lao động hưởng TCTN được tư vấn GTVL, số lao động có việc làm là 834 người.
Để đạt đƣợc những kết quả nêu trên trong công tác GQVL, tỉnh Quảng
Trị đã tập trung vào một số giải pháp sau:
- Tập trung nâng cao chất lƣợng dạy nghề, đầu tƣ cơ sở vật chất cho các CSDN trên toàn tỉnh, tạo đƣợc sự gắn kết giữa Doanh nghiệp – TTDVVL – CSDN trong việc đào tạo nghề cho NLĐ. Việc đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và của doanh nghiệp, tăng nhu cầu học nghề của NLĐ và nâng tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo cao hơn qua các năm. Trong năm 2018, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí gần 2,5 tỉ đồng đào tạo, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan chức năng của Quảng Trị đã tích cực phối hợp với chính quyền, đoàn thể... thực hiện lồng ghép chương trình GQVL với các chương trình phát triển KT - XH như chương trình phát triển nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, chương trình xóa đói giảm nghèo.... tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ.
- Thường xuyên có các biện pháp tuyên truyền hướng dẫn NLĐ tự tạo việc làm bản thân, để họ có thể tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Tập trung xây dựng đƣợc mô hình kinh tế có hiệu quả nhƣ xã Vĩnh Khê, Vĩnh Hà (Vĩnh Linh) xác định trồng cây cao su, trồng rừng là hướng phát triển lâu dài, góp phần GQVL và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Công tác xuất khẩu lao động cũng là một hướng đi chiến lược trong GQVL của tỉnh.
- Tăng cường chính sách thu hút đầu tư mở rộng ngành nghề và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở địa phương.
1 4 2 Bà ọ rút r o tỉn Quản Bìn
Qua thực tiển GQVL tại 02 địa phương nói trên, có thể rút ra những bài
học kinh nghiệm trong GQVL cho NLĐ hưởng TCTN như sau:
- Chú trọng công tác tư vấn GTVL, học nghề cho NLĐ hưởng TCTN.
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GQVL cho đối tƣợng lao động này. Cần tăng cường tập trung tư vấn, gạt bỏ tâm lý ỉ lại, chỉ thích nhận tiền hưởng TCTN mà không mặn mà với việc được hỗ trợ học nghề và được GTVL của NLĐ hưởng TCTN.
- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng về vấn đề việc làm và đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ hưởng TCTN. Chỉ khi nâng tầm nhận thức của NLĐ, đưa họ tới với những cơ hội việc làm thiết thực thì mới đạt đƣợc kết quả cao trong công tác GQVL.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn để NLĐ có thể tự tạo việc làm qua các mô hình kinh tế của tỉnh, việc vay vốn đầu tƣ SXKD tạo việc làm cho bản thân NLĐ, đồng thời GQVL cho nhiều NLĐ khác.
- Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, tạo đƣợc sự gắn kết giữa Doanh nghiệp – TTDVVL – CSDN trong việc đào tạo nghề cho NLĐ, đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động GQVL. Thu nhập từ việc đi xuất khẩu lao động tại các nước rất cao góp phần nâng cao đời sống cho bản thân NLĐ và gia đình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày một số lý luận về việc làm; thất nghiệp, nguyên nhân thất nghiệp, GQVL; đặc điểm của NLĐ hưởng TCTN; vai trò của việc GQVL cho NLĐ hưởng TCTN. Tác giả cũng đã nghiên cứu về nội dung giải quyết việc làm, một số tiêu chí đánh giá GQVL cho NLĐ hưởng TCTN. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến GQVL của NLĐ hưởng TCTN. Phần cuối chương là bài học kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương về GQVL cho NLĐ hưởng TCTN điển hình là tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Trị và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Bình. Đây chính là nền tảng để tác giả phân tích sâu hơn phần thực trạng GQVL cho NLĐ hưởng TCTN ở chương 2.
CHƯƠNG 2