CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn v i giải quyết việc làm cho
Với đặc điểm của NLĐ hưởng TCTN có đa dạng về trình độ, nghề
nghiệp và cƣ trú tại tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Do đó, để GQVL cho đối tƣợng NLĐ này cần tích cực tạo ra nhiều vị trí việc làm từ việc đẩy mạnh phát triển các ngành nghề SXKD tại các địa phương trên toàn tỉnh. Việc đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các ngành nghề SXKD sẽ khai thác tốt tiềm năng của mỗi địa phương, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhâp cho NLĐ.
* Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp thì trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình, vì thế cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức.
Ngành trồng trọt cần chuyển đổi sang các loại cây trồng cho năng suất và giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh thâm canh nhằm khai thác hiệu quả trên quỹ đất hiện có của các hộ gia đình, nó không chỉ giúp tăng thu nhâp mà còn đảm bảo việc làm cho NLĐ. Tuy nhiên tại mỗi địa phương trên toàn tỉnh có mỗi điều kiện tự nhiên khác nhau nên cần rà soát, lựa chọn các loại cây trồng phù hợp để chuyển đổi hoặc thâm canh nhƣ đối với đất trồng lúa cần lựa chọn giống lúa không chỉ cho năng suất cao mà còn có thời gian sinh trưởng năng, khả năng chống chịu với sâu bệnh và thời tiết tốt. Chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém năng suất sang gieo trồng các loại cây trồng khác nhƣ cây đậu, lạc. Đối với diện tích trồng hoa màu cần xây dựng trạm bơm phục vụ cho tưới tiêu, đảm bảo nước tưới cho vụ hè thu nhằm khuyến khích bà con khai thác hết quỹ đất, tăng cường luân canh các loại cây trồng vừa để nâng cao thu nhập, vừa GQVL cho NLĐ. Ở các xã miền núi diện tích đất gò đồi tương đối nhiều, có thể phát triển các loại cây ăn quả vì vậy cần cung cấp những loại cây có giống cây ăn quả có năng suất cao, đồng thời hướng dẫn kỷ thuật gieo trồng, chăm sóc cho NLĐ.
Ngành chăn nuôi cần phải được đâu phải được đầu tư theo hướng sản
xuất hàng hóa. Đƣa các loại giống vật nuôi mới có năng suất, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Xây dựng các mô hình chăn nuôi khép kín, nhằm hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện lồng ghép các mô hình trồng trọt với chăn nuôi nhƣ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá, mô hình trồng cây lâm nghiệp với chăn nuôi gà, mô hình trồng cây lâm nghiệp kết hợp nuôi ong rừng vừa để tận dụng quỹ đất vừa tăng việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ.
Trong lĩnh vực ngƣ nghiêp cần phát triển về nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, ngọt, lợ và đẩy mạnh đánh bắt thủy hải sản xa bờ. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kỷ thuật nuôi trồng thủy hải sản cho NLĐ, quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy hản sản để thuận lợi cho việc sản xuất, theo dõi, giám sát đảm bảo cảnh quan môi trường. Tư vấn cho người dân các loại giống thủy hải sản cho năng suất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương. Bên cạnh đó cùng cần hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi để ngƣ dan đóng tàu với công suất lớn, trang bị cƣ ngụ hiện đại nhằm thúc đẩy việc khai thác thủy hải sản xa bờ. Có chính sách kéo dài nợ hoặc giảm lãi suất vay vốn cho những NLĐ thuộc địa phương bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt ô nhiễm môi trường biển.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp cần quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp một cách cụ thể và hợp lý, phân loại đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, diện tích đất nào là do dân quản lý và sử dụng, diện tích đất nào là do lâm trường qunar lý, diện tích đất rừng nào là do địa phương quản lý nhằm phân rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc khai thác và bảo vệ. Khuyến khích người dân trồng các loại cây lâm nghiệp vừa có giá trị kinh tế cao, vừa chống xói mòn, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất, hướng tới việc sử dụng khai thác suốt đời nhƣ cây keo lai, cây tram hoa vàng…
* Phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Địa phương đã xác định ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là ngành tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho NLĐ. Do đó để có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các xí nghiệp, nhà máy tại đây thì địa phương cần có nhiều chính sách ưu đãi về mặt bằng, ưu đãi về thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ nhà đầu tƣ trong việc thành lập doanh nghiệp, tuyên truyền rộng rãi những thế mạnh của địa phương để thu hút cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng bình. Thực tế cho thấy xây dựng các khu kinh tế cần nhiều thời gian, không thể hoàn thành đi vào hoạt động một sớm một chiều, có thể kéo dài 10 đến 15 năm, vì vậy biện pháp trước hết là hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp nhỏ, công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai như:
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhƣ May, Chế biến nhƣ chế biến gỗ, sản xuất bột giấy, chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản. Đây đều là những ngành mà địa phương có thế mạnh, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn tỉnh
Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ, công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, đóng tàu, công nghiệp xây dựng vừa để tạo cơ sở cho việc đa dạng hóa các ngành công nghiệp trên địa bàn, vừa tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của địa phương như công nghiệp đóng tàu để trang bị cho ngư dân các loại tàu thuyền phục vụ cho việc khai thác thủy hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa của người dân, các công trình công cộng trên địa bàn…
Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề, làng nghề truyền thống. Để tạo điều kiện cho các ngành nghề tại đây phát triển tỉnh cần chú ý giải quyết các vấn đề nhƣ: Khảo sát nhu cầu vay vốn phát triển làng nghề của NLĐ; Có các chính sách hỗ trợ vay vốn với mức vay và lãi suất phù
hợp; Hỗ trợ các chủ doanh nghiệp về vốn đàu tƣ và mặt bằng xây dựng; Đối với các ngành nghề mới cần hỗ trợ về kỷ thuật, công nghệ, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho NLĐ; Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho đầu ra sản phẩm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và mở rộng mô hình sản xuất giải quyết thêm việc làm cho NLĐ.
* Đẩy mạnh phát triển ngành thương mại, dịch vụ
Với đặc điểm thuận tiện về các điều kiện tự nhiên, KT - XH của địa phương, việc phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đóng góp cao cho tăng trưởng trong phát triển KT - XH của tỉnh. Để làm được điều này cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chính sau:
Thứ nhất, triển khai phát triển thương mại, dịch vụ bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh. Trong đó, phát triển thương mại nội địa kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn đô thị, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ hai, tập trung kêu gọi đầu tƣ xây dựng một số dự án có tính chất trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ tiêu thụ nông sản nhƣ: Chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản một cách bền vững, sớm hoàn thành Trung tâm thương mại tỉnh Quảng Bình nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Tiếp tục rà soát, dành quỹ đất cho xây dựng mạng lưới chợ, từng bước xóa bỏ chợ tạm, nâng cấp, chỉnh trang xây dựng các chợ trung tâm huyện, thành phố.
Thứ ba, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp như tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lƣợc sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ; tƣ vấn xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế…
Thứ tư, khuyến khích khu vực doanh nghiệp FDI, các tập đoàn phân phối lớn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của tỉnh. Xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo hướng khai thác thị trường xuất khẩu mới.
Xây dựng và phát triển bảo hộ thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh; tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong xúc tiến thương mại (từng bước áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại hiện đại như marketing điện tử, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng xuất khẩu xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thị trường);
hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, HTX về nghiên cứu thị trường;
phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản; tham gia hội chợ hàng nông sản cấp vùng và cấp miền, các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hàng nông sản của tỉnh trên các phương tiện truyền thông…
Thứ năm, đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh doanh: Khuyến khích, hỗ trợ hoạt động thương mại, dịch vụ theo mô hình HTX, doanh nghiệp; mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy hình thành các nhà phân phối chuyên nghiệp; hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ, phân bố hài hoà đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, đẩy mạnh liên kết sản xuất - thương mại, từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về sản phẩm và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp và dự báo nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp địa phương.
3 2 2 Đẩy mạn t ệu v ệ làm o n ƣ l o độn ƣởn trợ ấp t ất n ệp
Tăng cường công tác tuyên truyền về GQVL, đặc biệt là quyền lợi của NLĐ hưởng TCTN về tư vấn GTVL, hỗ trợ học nghề. Trung tâm cần đa dạng các hình thức tuyên truyền về các vị trí việc làm trống để tạo điều kiện cho NLĐ hưởng TCTN có thể tham khảo được nhiều thông tin về các ngành nghề đang đƣợc tuyển dụng. Khi đến với TTDVVL Quảng Bình, NLĐ không chỉ đƣợc kết nối việc làm tại các phiên giao dịch việc làm mà còn đƣợc cung ứng kịp thời tất cả các ngày làm việc trong tuần. Các kênh thông tin của trung tâm cần sử dụng không chỉ là hệ thống phát thanh tuyên truyền, bảng tin mà còn là hệ thống các trang website, fanpage, facebook, pano, apphich, qua các hội nghị do Trung tâm tổ chức …nhằm tạo cầu nối gần gũi hơn đến với NLĐ giúp họ nắm bắt kịp thời và dễ dàng hơn.
Cần kết nối nhiều hơn nữa các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở SXKD với TTDVVL nhằm hình thành hệ thống vị trí việc làm trống đa dạng, phong phú với các loại hình nghề nghiệp khác nhau để đáp ứng đƣợc những nhu cầu, trình độ, tiêu chuẩn với từng NLĐ hưởng thất nghiệp. Bởi vì trước khi thất nghiệp, họ đến trung tâm nộp hồ sơ để giải quyết hưởng trợ cấp từ những ngành nghề khác nhau. Trong số họ, đa phần những người có ý định tìm việc làm mới tương tự giống việc trước đây họ đã từng làm vì họ đã quen với công việc đó, có sẵn kinh nghiệm và tay nghề, chuyên môn nên nếu trung tâm đáp ứng đƣợc các công việc theo nguyện vọng thì sẽ khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn. Đồng thời khi vào làm việc, NLĐ sẽ phát huy đƣợc lợi thế của họ và đem lại năng suất, chất lƣợng, hiệu quả công việc tốt hơn.
Phải có sự đổi mới tƣ duy, sự nhận thức mới đối với các Trung tâm GTVL đặc biệt là Trung tâm DVVL trực thuộc Sở Lao động Thương Binh xã hội là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận hồ sơ hưởng NLĐ
hưởng TCTN, có điều kiện tư vấn GTVL cho 100% NLĐ hưởng TCTN.
Ngoài việc tập trung giải quyết hưởng TCTN, cần phải coi trọng và đặt nhiệm vụ GQVL cho lao động đang hưởng TCTN lên hàng đầu, vì đây mới làm mục tiêu, mục đích chính của chính sách BHTN.
Tăng cường chất lượng hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, tổ chức nhiều Phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động hơn nữa ở nhiều khu vực trên toàn tỉnh để có thể thu hút nhiều doanh nghiệp, NLĐ xã hội nói chung và lao động hưởng TCTN nói riêng tham gia tìm kiếm việc làm tại Sàn giao dịch. Hình thành hệ thống sàn giao dịch và các điểm giao dịch vệ tinh tại các huyện thị. Phát triển hệ thống giao dịch việc làm trực tuyến để tạo điều kiện cho NLĐ thuận lợi trong việc tiếp cận và tìm kiếm việc làm theo hệ thống này Hướng dẫn NLĐ tiếp cận Website giao dịch việc làm trực tuyến nhằm cung cấp thông tin về thị trường lao động để NLĐ và doanh nghiệp dễ dàng tìm đƣợc nhau nhanh chóng, thuận lợi..
Đi kèm với sự phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là sự đầu tƣ phát triển đồng bộ về cơ sở vất chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cần thiết, đặc biệt là về kỷ năng và trình độ của đội ngũ cán bộ để thực hiện công tác GTVL. Cần tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ này đƣợc tập huấn các lớp kỷ năng thực hiện nghiệp vụ tƣ vấn, đi học tập kinh nghiệm về lĩnh vực này, để đổi mới phương pháp làm việc một cách chuyên nghiệp hơn, hiệu quả công việc cao hơn. Đội ngủ Lãnh đạo cần quan tâm, chỉ đạo sát sao cũng nhƣ nắm bắt kịp thời mọi tâm tƣ, nguyện vọng, những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để giúp đỡ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Cần chú trọng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng cán bộ tƣ vấn GTVL thông qua việc nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ và kỷ năng tư vấn. Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để bồi dƣỡng kiến thức. Quá trình
đào tạo bồi dƣỡng phải đƣợc kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo chất lƣợng bồi dƣỡng cán bộ.
Khuyến khích sự hỗ trợ đầu tƣ của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để có nguồn kinh phí thực hiện công tác GTVL. Ngoài ngân sách địa phương thì đây chính là một điều kiện để nâng cao chất lượng công tác tư vấn GTVL ch NLĐ.