Thực trạng giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu l o động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 73 - 77)

Các đơn vị trên địa bàn tỉnh đƣợc ủy ban cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đó là: TTDVVL tỉnh Quảng Bình thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình và TTDVVL thanh niên thuộc tỉnh đoàn Quảng Bình và 05 doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp). Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến về xuất khẩu lao động đã được các Trung tâm và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài thực hiện thông qua việc in ấn, phát tờ rơi, tổ chức hội thảo, tổ chức các Phiên giao dịch việc làm lưu động tại địa phương trong tỉnh để tƣ vấn xuất khẩu lao động cho NLĐ.

Công tác xuất khẩu lao động của tỉnh trong những năm gần đây đã có

những chuyển biến tích cực, không chỉ tăng lên về số lƣợng xuất khẩu lao động mà còn chú trọng đến công tác đào tạo để mở rộng thị trường lao động nhất là thị trường lao động đòi hỏi tay nghề, chuyên môn cao để tăng thu nhập cho NLĐ.

B ểu đồ 2.6. Tình hình n ƣ l o độn đ làm v ệ ở nƣ n oà t eo ợp đồn trên đị bàn từ năm 2015-2018

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình) Công tác xuất khẩu lao động tại địa phương cho thấy số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tăng dần qua các năm, từ năm 2015 có 2.350 người tăng lên 3.350 người năm 2018. Hiện có 8.700 lao động của tỉnh đang làm việc tại hơn 15 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, gửi về nước trên 1.500 tỷ đồng. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, đã đi xuất khẩu lao động đƣợc tại những lĩnh vực, nghề mới có yêu cầu chất lƣợng cao hơn nhƣ y tá, điều dƣỡng, là việc tại Nhật Bản và CHLB Đức…

Nhờ công tác tuyên truyền của tỉnh và đƣợc tƣ vấn tại TTDVVL đã giúp cho NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp nắm bắt được các thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài và thúc đẩy nhu cầu đi xuất khẩu lao động của họ.

Bảng 2.10 N u ầu ủ n ƣ l o độn ƣởn trợ ấp t ất n ệp về vấn đề xuất ẩu l o độn

Nội dung

Tổng số

Số người

Tỷ lệ (%)/Tổng số

lao động đƣợc điều

tra Lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động 38 23,7 Lao động không có nhu cầu xuất khẩu lao động 122 76,3 Khó khăn gặp phải đối với vấn đề xuất khẩu lao

động:

- Chi phí xuất khẩu lao động cao 106 66,3

- Trình độ chuyên môn không phù hợp với yêu cầu 17 10,6

- Hạn chế về khả năng ngoại ngữ 26 16,2

- Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động 0 0

- Khó khăn khác 11 6,9

- Không gặp khó khăn trong xuất khẩu lao động 0 0 (Nguồn: Kết quả điều tra bằng phiếu khảo sát) Phân tích số liệu điều tra cho thấy số lượng NLĐ hưởng TCTN có nhu cầu đi xuất khẩu lao động còn thấp, chỉ chiếm 23,7% trong tổng số lao động đƣợc điều tra. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quyết định đi xuất khẩu lao động, những khó khăn chủ yếu là về chi phí chiếm 66,3% và trình độ chuyên môn chiếm 10,6%, ngoại ngữ chiếm 16,2% trong số người được điều tra.

* Nguyên nhân của thực tế nói trên là do:

- Người lao động vẫn mong muốn nhận tiền hưởng TCTN mà thờ ơ với

việc tạo việc làm mới thông qua xuất khẩu lao động.

- Đồng thời thực tế có nhiều NLĐ đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng trong quá trình chưa nhận quyết định hưu trí thì họ đề nghị hưởng TCTN theo quy định, những đối tƣợng này sẽ không có nhu cầu đi xuất khẩu lao động do tuổi đã cao.

- Số đông NLĐ còn gặp khó khăn đối với vấn đề tài chính đề có chi phí đi xuất khẩu lao động (chiếm 66,3% trên tổng số NLĐ đƣợc điều tra). Đại đa số NLĐ thất nghiệp có trình độ phổ thông nên thu nhập thấp không đủ chi phí trang trải cuộc sống và chi phí đi xuất khẩu nếu không đƣợc hỗ trợ về tài chính.

Với tư tưởng chỉ muốn nhận tiền TCTN và từ những khó khăn nêu trên mà số lượng NLĐ thất nghiệp tham gia đi làm việc tại nước ngoài chưa đạt kết quả tốt.

Bảng 2.11 Số lƣợn n ƣ l o độn ƣởn trợ ấp t ất n ệp đ xuất ẩu l o độn từ năm 2015-2018

(Đơn vị tính: người) Năm Số lao động hưởng TCTN đi làm việc ở

nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn

2015 6

2016 12

2017 16

2018 22

(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình) Số lượng NLĐ hưởng TCTN đi xuất khẩu lao động tăng qua các năm tuy nhiên vẫn còn thấp. Năm 2015 có 06 NLĐ đi xuất khẩu lao động chiếm 0,3 % so với tổng số lao động hưởng TCTN và chiếm 0,6% vào năm 2018.

Thị trường lao động tập trung tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài

Loan, Malaixia, Lào…trừ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc có thu nhập cao thì các thị trường còn lại chỉ giao động từ 8 - 10 triệu đồng/tháng.

Hoạt động xuất khẩu lao động cũng có những hạn chế nhƣ: Nhiều lao động bỏ trốn sau khi sang nước ngoài, nhiều người phải quay lại vì lương thấp hoặc bị đánh đập vì thế số này rơi vào tình trạng nợ nần, cuộc sống gặp nhiều khó khăn; Chất lƣợng nguồn lao động còn hạn chế; Trình độ ngoại ngữ và tay nghề của NLĐ tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng con thấp, một số chƣa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước; NLĐ hưởng TCTN đa phần là người có thu nhập thấp họ rất cần tiền để nộp các chi phí ban đầu như học nghề, học ngoại ngữ, khám sức khỏe, làm hộ chiếu… Nhƣng thủ tục vay vốn nhiều khi không đƣợc thuận lợi, nhất là những lao động đi làm việc ở các thị trường có chi phí cao và chỉ được vay khi đã ký hợp đồng và chuẩn bị xuất cảnh….

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)