Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo . 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD ngân hàng chính sách xã hội quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo . 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

a. Nhân tố bên trong ngân hàng

- Chính sách cho vay hộ nghèo: Chính sách cho vay do Ban quản trị ngân hàng ban hành nhằm thực hiện các mục tiêu do Chính phủ quy định.

Chính sách càng rõ ràng, đồng nhất thì càng dễ triển khai.

- Nguồn vốn cho vay hộ nghèo: Nguồn vốn cho vay chủ yếu đến từ ngân sách của chính phủ và chính quyền địa phương, các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước, nguồn huy động tiết kiệm từ các nhóm vay và huy động tiết kiệm có kỳ hạn. Những nguồn vốn này cần được hoạch định để đảm bảo hoạt động bền vững, thông suốt của ngân hàng, tránh lãng phí nguồn lực.

- Năng lực quản trị, điều hành của của đội ngũ lãnh đạo: Năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Những năng lực này đòi hỏi nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể tập trung ở các khía cạnh chuyên môn, phân tích và dự đoán, thu phục nhân tâm. Năng lực chuyên môn giúp cho người lãnh đạo có cơ sở để nhận định nguy cơ và thách thức mà đơn vị đang đối diện cùng những cơ hội phát triển tồn tại song song. Kiến thức và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo sẽ giúp họ đưa ta những quyết định có tầm nhìn chiến lược, tạo được uy tín và niềm tin đối với cấp dưới. Năng lực phân tích và dự đoán trong điều kiện nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu với thế giới vô cùng cần thiết. Việc dự đoán những thay đổi trong cơ chế chính sách sẽ giúp nhà lãnh đạo hoạch định chính xác các chiến lược phát triển, xác định kế hoạch đón đầu hiệu quả. Năng lực thu phục nhân tâm lại thuộc về vấn đề đạo đức và nghệ thuật giao tiếp. Nhà lãnh đạo cần có đạo đức tốt và kỹ năng giao tiếp, khuyến khích, động viên để có thể quy tụ nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

- Sự phối hợp giữa ngân hàng với các Ban ngành và cơ quan chính

quyền: Địa phương nào cũng có những mục tiêu an sinh xã hội cần thực hiện, nghĩa là đều cần đến sự hợp tác giúp sức của NHCS. Trong đó, NHCS chịu trách nhiệm chính trong việc cho vay và quản lý món vay. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng cho người vay. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các bên càng nhịp nhàng thì công tác triển khai tín dụng chính sách càng hiệu quả với thời gian được rút gọn và chất lượng tín dụng được đảm bảo.

- Nguồn nhân lực: Do tính đặc thù của mô hình NHCS, cán bộ tín dụng phải quản lý một số lượng lớn khách hàng, ngoài kiến thức nghiệp vụ còn cần có nhiều kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tốt với các đơn vị ngoài ngành.

Trên cơ sở đó, tạo sự phối hợp nhuần nhuyễn, thông thoáng trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, đúng thời điểm. Do đặc thù hoạt động, cán bộ NHCS cần phải đáp ứng yếu tố vừa giỏi chuyên môn vừa có đạo đức, lại có kiến thức xã hội sâu rộng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của ngân hàng: Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, năng lực quản lý, bảo mật và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của các Ngân hàng. Công nghệ càng hiện đại thì khả năng cung ứng dịch vụ và quản lý của ngân hàng càng được nâng cao, tuy nhiên cũng đòi hỏi một nguồn kinh phí đầu tư tương xứng.

- Nguồn thông tin nội bộ về khách hàng: Thông tin về khách hàng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay thông qua thẩm định. Thông tin càng đầy đủ, chính xác thì quyết định cho vay của ngân hàng càng đúng đắn và có hiệu quả.

- Mạng lưới: Mạng lưới ngân hàng rộng khắp, trải dài tất cả các xã phường trên cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách theo

chỉ định của chính phủ, đặc biệt là nhóm đối tượng có mức sống thấp dễ dàng tiếp xúc với hoạt động tài chính tín dụng. Nhưng cũng đồng thời làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.

b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nơi cho vay: Ở những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông kém phát triển, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách càng nhiều. Việc triển khai các gói hỗ trợ cho các đối tượng này càng gặp nhiều khó khăn.

Ngược lại, ở những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, tự nhiên thuận lợi, có nhiều điều kiện hỗ trợ thì đối tượng chính sách không nhiều. Tuy nhiên nhóm người có mức sống thấp ở khu vực này lại yếu thế trong khả năng cạnh tranh tìm việc làm, rất khó tự tạo hoạt động tự cung tự cấp để nuôi sống căn bản gia đình, dễ bị lôi kéo bởi các tệ nạn xã hội.

- Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách là nền tảng quyết định việc đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đúng người, đúng lúc. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng vay vốn và hoạt động cho vay của NHCS cần có sự rõ ràng, thống nhất và đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi chính sách.

- Ý thức của chính quyền địa phương: hoạt động cho vay của NHCS được triển khai cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chính vì vậy, chỉ khi các cấp ngành ý thức được vai trò của nguồn vốn tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chỉ tiêu an sinh xã hội trên địa bàn thì công tác phối hợp mới thực sự có kết quả tốt, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, thu hồi đúng kỳ hạn để tiếp tục cho vay.

- Những yếu tố thuộc về hộ nghèo vay vốn: Khách hàng vay vốn không phải thế chấp tài sản bảo đảm khoản vay nên thường ý thức trách nhiệm trả nợ không cao. Bản thân khách hàng là các đối tượng thường xuyên nhận được sự

trợ giúp xã hội để duy trì mức sống cơ bản nên có tâm lý ỷ lại, thiếu nỗ lực vươn lên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ chương 1, Luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay của NHCS đối với hộ nghèo:

- Giới thiệu tổng quan về khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

- Nêu ra được khái niệm, đặc điểm về hộ nghèo và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.

- Nêu ra những vấn đề chung về hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCS như: Khái niệm, đặ điểm và vai trò của NHCS đồng thời trình bày các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để từ đó luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH quận Liên Chiểu – chi nhánh Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD ngân hàng chính sách xã hội quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)