Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Một phần của tài liệu BG To chuc san xuat trong doanh nghiep (Trang 58 - 62)

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

động 1- Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Thực chất của phương pháp này là dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ định mức để xây dựng. Phương pháp thống kê kinh nghiệm bao gồm hai phương pháp

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm đơn thuần: Chỉ dựa vào số liệu thống kê - Phương pháp thống kê kinh nghiệm có phân tích: Không chỉ dựa vào số liệu thống kê mà

còn phân tích loại trừ các nhân tố bất hợp lý, xem xét các điều kiện tổ chức, kỹ thuật Hai phương pháp trên có những ưu nhược điểm như sau:

- Ưu điểm

+ Đơn giản, ít tốn thời gian công sức, dễ hiểu, dễ làm

+ Trong cùng một thời gian ngắn có thể xây dựng hàng loạt định mức, đáp ứng kịp thời khi cần định mức cho một mặt hàng mới.

- Nhược điểm

+ Định mức xây dựng được chứa đựng cả những thời gian bất hợp lý và thời gian lãng phí mà chúng ta chưa thể bóc tách ra.

+ Không có căn cứ để điều chỉnh mức.

Do đó hai phương pháp trên được áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa thấp (doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, mặt hàng được sản xuất với số lượng rất ít và thường xuyên thay đổi)

2- Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích bao gồm có 2 phương pháp a/ Phương pháp điều tra phân tích

Dựa vào số liệu có được do ghi các tiêu hao thời gian làm việc của công nhân hoặc máy móc thiết bị dưới hình thức chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ để xây dựng mức.

 Hình thức chụp ảnh

Chụp ảnh (ghi giờ thực tế), thực chất là tiến hành quan sát và ghi chép lại toàn bộ thời gian hao phí lao động của một công nhân trong một ca nào đó. Mục đích của phương pháp này là xây dựng định mức hợp lý trong ca làm việc cho các loại thời gian: chuẩn bị, kết thúc, phục vụ và nghỉ vì nhu cầu con người. Do đó khi chụp ảnh định mức viên phải đến trước ca làm việc 15 phút để quan sát nơi làm việc và chọn vị trí thích hợp để quan sát và tiếp tục quan sát từ đầu ca đến cuối ca làm việc. Để đảm bảo mức độ chính xác cần quan sát từ 3 đến 5 ca nên quan sát cả ca sáng, ca chiều, ca tối để lấy thời gian bình quân.

Phương pháp ghi giờ thực tế được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị quan sát ghi chép, bao gồm chọn đối tượng quan sát ghi chép, làm cho đối lượng rõ mục tiêu để ổn định tinh thần và làm việc bình thường, chuẩn bị máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đồng hồ và dụng cụ ghi chép...

Bước 2 : Tiến hành quan sát, ghi chép, ở bước này cần chú ý, việc ghi chép được tiến hành liên tục từ đầu ca đến hết ca làm việc, ghi chép tất cả các loại công việc ở từng thời gian, không được bỏ sót một loại công việc nào. Không nên làm ảnh hưởng đến đối tượng quan sát để bảo đảm tính khách quan của số liệu. Thí dụ quan sát một công nhân cưa gỗ ta có bảng số liệu sau :

Bảng 2.1: Bảng số liệu ghi chép thời gian hao phí của công nhân

TT Trình tự thời gian Yếu tố ghi chép Thời gian hao phí Ký hiệu

1 6h00 Bắt đầu ghi chép

2 6h10 Nhận ca 10 Tck

3 6h25 Nói chuyện riêng 15 Tlpcn

4 6h55 Cưa gỗ 30 Tgc

5 7h05 Đi WC 10 Tn

6 7h45 Cưa gỗ 40 Tgc

7 8h00 Mất điện 15 Tlptc

8 9h05 Cưa gỗ 65 Tgc

9 9h10 Mài lưỡi cưa 5 Tpvkt

10 9h20 Chọn gỗ 10 Tpvtc

--- --- --- ---

14h 480

Bước 2: Lên biểu tổng hợp thời gian hao phí trong ca

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thời gian công tác hao phí trong ca

TT Các loại thời gian hao phí Thời gian hao phí thực tế

1 Thời gian chuẩn bị, kết thúc ( Tck) 20

2 Thời gian gia công chính (Tc) 180

3 Thời gian gia công phụ (Tp) 100

4 Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvtc) 20

5 Thời gian phục vụ kỹ thuật (Tpvkt) 30

6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu (Tn) 20

7 Thời gian lãng phí do công nhân (Tlpcn) 15 8 Thời gian lãng phí do tổ chức (Tlptc) 95

Cộng 480

Bước 4: Lập bảng định mức

Bảng 2.3: Bảng cân đối thời gian công tác trong ca TT Phân loại thời gian Thời gian hao

phí thực tế

Thời gian hao phí định mức

1 Thời gian chuẩn bị, kết thúc ( Tck) 20 20

2 Thời gian gia công chính (Tc) 180 257

3 Thời gian gia công phụ (Tp) 100 143

4 Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvtc) 20 20

5 Thời gian phục vụ kỹ thuật (Tpvkt) 30 25

6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu (Tn) 20 15

7 Thời gian lãng phí do công nhân (Tlpcn) 15 -

8 Thời gian lãng phí do tổ chức (Tlptc) 95 -

480 480

Khi lập biểu định mức trên cần lưu ý :

- Tất cả các loại thời gian lãng phí không được đưa vào định mức.

- Các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ và nghỉ vì nhu cầu con người nếu vượt định mức cũng coi như lãng phí.

- Thời gian gia công nhất thiết phải được tăng lên bằng cách lấy tổng thời gian tiết kiệm được phân bổ theo tỷ lệ thực tế của thời gian gia công chính và phụ. Sau khi cân đối cần xác định các hệ số sau :

+ Hệ số thời gian gia công (Hgc) Hgc Tc

= Tp T

 257  143

 0,83 hoặc 83%

Một phần của tài liệu BG To chuc san xuat trong doanh nghiep (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w