Lưu đồ kiểm soát quá trình xử lý

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty global dyeing và samil vinal thuộc khu công nghiệp long thành tỉnh đồng nai (Trang 51 - 53)

Quá trình kiểm soát quá trình xử lý nước thải tuân theo chu trình sau:

• Diễn dãi lưu đồ:

Bước 1: tiếp nhận và kiểm tra nước thải đầu vào

Đây là giai đoạn vô cùng quang trọng ảnh hưởng đến toán bộ quá trình xử lý vì đây là giai đoạn nhân viên vận hành xác định các thông số đầu vào như : pH, COD, to, độ màu... căn cứ vào tình trạng nước thải đầu vào nhân viên vận hành sẽ quyết định mở bao nhiêu quạt ở tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ cho nước thải.

Bước 2: công đoạn xử lý hóa lý 1

Quy trình này được nhân viên vận hành tự động hoặc bằng tay. Nhân viên vận hành tiến hành điều các bơm hóa chất lên các bể khuấy trộn nồng độ đoạn này đảm bảo độ màu của nước thải còn ở mức ≤1000 PtCo, pH ≤ 7, to ≤ 40oC để có thể đảm bảo được điều kiện tốt nhất cho hệ thống bể vi sinh vật hoạt động. Vì vậy sau công đoạn xử lý hóa lý 1 công nhân vận hành phải tiến hành kiểm tra đầy đủ các thông số vừa nêu ở trên nếu chưa đạt thỉ phải xử lý lại đảm bảo cho hệ thống vi sinh hoạt động bình thường.

Bước 3: công đoạn xử lý sinh học và hóa lý 2

Công đoạn xử lý sinh học: công đoạn xử lý sinh học chỉ được thực hiện khi pH≤7, to≤40oC.

Công nhân vận hành kiểm soát và điều khiển các thiết bị, hệ thống điện ở đây chủ yếu là các bơm nước thải và các máy nén khí. Công nhân vận hành tiến hành kiểm tra thường xuyên giá trị pH trong bể vi sinh khi pH quá cao hoặc quá thấp nhân viên vận hành sẽ báo cáo lên cho trạm trưởng xin điều chỉnh hóa chất ở công đoạn hóa lý 1 mở hoặc tắt các bơm hóa chất để ổ định pH của nước thải.

Cùng với quá trình theo dõi pH của nước thải tại công đoạn xử lý sinh học nhân viên vận hành còn cần phải tiến hành kiểm tra DO của nước thải trong các bể vi sinh để từ đó có thể điều chỉnh các máy nén khi duy trì nồng độ DO trong các bể vi sinh để tạo điều kiện cho các vsv phát triển bình thường. Kèm theo đó là quá trình theo dõi to của nước thải trong các bể vi sinh luôn đảm bảo to≤40oC để bể hoạt động bình thường nếu nước thải có nhiệt độ quá cao cần bơm về bể điều hòa để tiến hành xử lý nhiệt độ.

Cuôi cùng trong quá trình vận hành hệ thống bể sinh công nhân cần theo dõi hàm lượng sv trong bể vi sinh để điều chỉnh các bơm hồi lưu bùn.

Công đoạn xử lý hóa lý : đây là công đoạn xử lý cuối cùng trong quá trình xử lý đóng vai trò quyết định đến việc xử lý độ màu trong nước thải công nhân vận hành tiến hành kiểm tra độ màu và hàm lượng Fe có trong nước thải sau quá trình xử lý để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải để điều chỉnh lượng hóa chất xử dụng trong quá trình xử lý hóa lý 2 trong trường hợp nước thải đầu ra chưa đạt được chỉ tiêu do trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Long Thành công nhân vận hành sẽ bơm nước thải trở về bể điều hòa đây cũng giống như là nước dùng để trung hòa nồng độ của nước thải đầu vào. Trong mỗi ca vận hành công nhân vận hành tiến hành kiểm tra COD 1 lần để đánh giá hiệu quả xử lý COD của hệ thống còn trong quá trình vận hành của ca ta có thể đánh giá COD thông qua độ màu của nước thải.

Bước 4: lưu hồ sơ số liệu theo dõi các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình vận hành vào hồ sơ vận hành của hệ thống để thuận lợi cho quá trình theo dõi và vận hạnh hệ thông 1 cách ổn định và hiệu quả về mặt môi trường và kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty global dyeing và samil vinal thuộc khu công nghiệp long thành tỉnh đồng nai (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)