CHƯƠNG II. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV
Công tác định hướng tốt góp phần phòng ngừa rủi ro tín dụng:
BIDV đã xây dựng riêng cho mình Tổ đánh giá dữ liệu quản lý tài sản nợ – tài sản có (ALM), thực hiện các nhiệm vụ xây dựng lộ trình làm sạch, làm giàu dữ liệu phục vụ ALM nói chung; định kỳ đánh giá chất lượng dữ liệu và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng nói riêng;.
Xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tín dụng tương đối chặt chẽ:
Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đối với các Chi nhánh BIDV còn đồng thời liên hệ trực tuyến với Ban quản lý RRTD và Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính. Bên cạnh đó, BIDV chú trọng tăng cường mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt Phòng quan hệ khách hàng và phòng quản trị tín dụng.
Công tác nhận diện RRTD mang đến hiệu quả tích cực:
Hội đồng quản trị và Ban điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện RRTD.
Vận hành tốt hệ thống xếp hạng nội bộ:
Năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới qua đó đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi.
Thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: BIDV đã từng bước áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD đối với khách hàng như:
- Thế chấp tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba: Chỉ những bảo lãnh chắc chắn mới được chấp nhận để bảo đảm cho khoản tín dụng.
- Các bên liên quan cần có các quy định để đảm bảo hiệu lực thực thi của các hợp đồng bảo lãnh.
- Các tài sản bảo đảm cũng thường xuyên được rà soát, đánh giá, định giá lại giá trị để xác định mức cấp tín dụng phù hợp và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản cũng như có ứng xử tín dụng thích hợp.
Ngoài ra, BIDV còn thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; định giá tài sản đảm bảo và hỗ trợ ngân hàng trong công tác phát mại và bán đấu giá tài sản.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV.
Mô hình và hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả:
Mặc dù phòng quản lý rủi ro tín dụng có ý kiến thẩm định độc lập. Tuy nhiên vì vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng.
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng chưa chú trọng nhận dạng đối tượng chính gây ra rủi ro là khách hàng.
Về quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng có một số mặt hạn chế sau:
Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm toán. Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng : các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm
Ngoài ra vì áp lực phải hoàn thành kế hoạch, các Chi nhánh có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng có lợi cho Chi nhánh
Về công tác kiểm soát rủi ro:
Chính sách khách hàng : Mục tiêu chính sách khách hang chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa : chưa xác định được thị trường mục tiêu, xác định được các ngành nghề trọng yếu phát triển tín dụng; chưa định hướng được danh mục cho vay hạn chế RRTD.
Quy trình tín dụng : Quy trình dành cho nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế.
Hệ thống công nghệ thông tin còn bất cập: Hệ thống thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ, đáp ứng kịp thời. Các thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN cũng thường xuyên không được cập nhật đầy đủ.
Công tác kiểm tra giám sát nội bộ: Bộ phận kiểm soát nội bộ ở Chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc Chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong trường hợp rủi ro phát sinh, bộ phận kiểm tra nội bộ chưa mạnh dạn để báo cáo trực tiếp lên Hội sở chính. Báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, rủi ro tín dụng chưa được phản ảnh một cách trung thực.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN