Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào tháng 3 năm 2010, Lê Văn Năm (2010) [5] cho biết bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân ở nước ta. Tác giả cũng cho rằng các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm nặng giun kim mà loài giun này được biết đến như 1 vectơ sinh học truyền bệnh đơn bào H. meleagridis cho gà và gà Tây.
Trong tự nhiên bệnh đã phát ra hầu hết các loại gia cầm và hoang cầm như: gà Tây, gà ta, chim trĩ, chim công, chim câu, chim sẻ, chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt, ngan … Trong đó, theo Lotfi A. R. và cs. (2012) [27] cho biết: gà Tây và gà là loại gia cầm mẫn cảm nhất, tỷ lệ mắc, ốm, chết cao nhất so với các loại gia cầm và hoang cầm khác.
Theo Hafez H. M. và cs. (2010) [20], tại Đức bệnh Histomonosis đã xảy ra ở một trại gà đẻ nuôi thả vườn và đã làm chết trên 50% số gà trong trại. Nhưng đến năm 2003, McDougald L. R. [28] đã quan sát thấy bệnh Histomonosis đã gây chết 100% số gà Tây và 80% số gà ta tại một số vùng của Cộng hòa liên bang Đức.
Ở Mỹ trong thời gian này cũng có nhiều thông báo tương tự về tình hình bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà (Landman W. J. và cs., 2004 [25]).
Ở các vùng khác thuộc châu Âu bệnh đã được nhiều tác giả phân tích, đánh giá và thống nhất với nhận định của Barriga O. O. (1981) [12]; Vander Heijden H và cs., 2009 [37].
Ở Việt Nam trước năm 2010 không có một bất cứ thông báo nào về sự có mặt của Histomonosis. Cho đến tháng 3 năm 2010, Lê Văn Năm [5] đã cho biết một loạt gia trại nuôi gà ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ba Vì - Hà Nội … và một số địa phương khác đã xuất hiện bệnh kén ruột tức là bệnh đầu đen hay Histomonosis ở gà nuôi thả vườn.
Và cũng theo tác giả này bệnh Histomonosis đã có mặt ở hầu hết các địa phương ở nước ta trong năm 2015.
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng làm cho gà mắc bệnh đầu đen *Tuổi gia cầm mắc bệnh Histomonosis
Theo Lori Ann Lollis. (2010) [26] tuổi gia cầm mắc bệnh được cho là yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu dịch tễ bệnh Đầu đen bởi nó liên quan đến sức đề kháng của cơ thể gia cầm. Tỷ lệ nhiễm (mắc), ốm và chết.
Gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, trong đó gia cầm non là mẫn cảm nhất, tuổi gia cầm càng cao thì khả năng kháng bệnh càng tốt nên tỷ lệ mắc bệnh càng giảm.
Theo Jana Choutkova (2010) [39] gia cầm ở lứa tuổi từ 1 đến 2 tháng tuổi bị mắc Histomonosis cao nhất và Histomonosis có các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích rõ nhất, điển hình nhất.
Kết quả nghiên cứu của Hu J. Fuller. và McDougald L.R. (2004) [22]
cũng cho biết: Gà ở lứa tuổi 3 - 4 tuần có tỷ lệ mắc ốm và chết cao nhất sau đó giảm dần ở gà đạt 5 - 6 tháng tuổi.
* Động vật mắc bệnh Histomonosis
Histomonosis thấy ở đàn gà, gà Tây trên toàn thế giới. Trong tự nhiên, gà Tây, gà, chim trĩ, chim công, chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt ... đều có thể bị bệnh. Trong đó gà Tây mẫn cảm hơn cả.
Cũng giống như gà Tây, gà dễ nhiễm bệnh, nhưng khả năng cảm nhiễm của gà thấp hơn so với gà Tây. Tỷ lệ chết ở gà là 10% trong khi con số này ở gà Tây có thể đạt 80 đến 100%.
* Tính biệt trong bệnh Histomonosis
Mối liên quan tính biệt (giới tính) của gia cầm đến khả năng kháng bệnh Histomonosis còn nhiều tranh cãi trên thế giới. Popp C. và HaFez H. M.
(2007) [32] cho rằng trong tự nhiên gà trống mẫn cảm và dễ mắc, ốm và chết bởi Histomonosis hơn là gà mái. Nhưng đến năm 2008 thì Liebhart D. và cs.
[19] công bố không có sự khác nhau tỷ lệ nhiễm, ốm và chết do H.
meleagridis giữa gà trống và gà mái
Năm 2011, Lê Văn Năm [6] cũng đã có các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gà trống mắc và chết do bệnh Histomonosis cao hơn ở gà mái.
* Mùa vụ thời tiết ảnh hưởng đến bệnh Histomonosis ở gia cầm Bệnh đầu đen đã được ghi nhận tại khắp các Châu lục trên thế giới và bệnh cũng trải dài khắp các vùng khí hậu từ Nhiệt đới đến Ôn đới sang Hàn đới. Tuy nhiên, các tác giả đều chỉ rõ nhiệt độ và ẩm độ là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, lưu hành H. meleagridis và vì thế có sự thống nhất cao: Bệnh Histomonosis thường xuyên xảy ra ở các nước trên thế giới vào các tháng nóng nhất (nhiệt độ cao nhất) và ẩm độ cao nhất. Ở miền Bắc Việt Nam, Lê Văn Năm (2011) [6] cũng đã công bố bệnh thường phát ra vào các mùa nóng ẩm: cuối xuân đến hè và đầu thu. Tuy nhiên, bệnh cũng rất phổ biến trong các tháng mưa dầm trong và ngoài Tết Nguyên đán.
* Ảnh hưởng của hình thức chăn nuôi đến bệnh Histomonosis
Đường truyền lây bệnh là cơ sở vững chắc về mặt khoa học có tác động lớn nhất đến sự ảnh hưởng của hình thức chăn nuôi lên mức độ bệnh Histomonosis. Vì căn nguyên gây bệnh không truyền dọc từ mẹ sang trứng và gà con mà gà bị nhiễm chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp (ăn trực tiếp phân gà bệnh) hoặc gián tiếp do môi trường, dụng cụ, thiết bị, thức ăn, nước uống bị ô nhiễm trứng giun kim có phôi chứa H. meleagridis. Ngoài ra, căn nguyên còn được giun đất bảo vệ trước các tác động khắc nghiệt của môi trường tự nhiên nên trở thành nguồn bệnh gián tiếp nguy hiểm nhất.
Với việc làm sáng tỏ phương thức truyền lây bệnh các chuyên gia trên thế giới đã thống nhất hình thức chăn nuôi gà khác nhau sẽ có tỷ lệ mắc, ốm và chết do bệnh Histomonosis khác nhau, trong đó chăn nuôi thả vườn có tần số xuất hiện bệnh cao nhất (Tyzzer E. E. và Collier J., 1925 [36]).
* Ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh chăn nuôi đến bệnh Histomonosis Vệ sinh chăn nuôi tốt có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn chặn sự xuất hiện căn nguyên, hạn chế phát tán chúng ra môi trường xung quanh và làm giảm thiểu tối đa tác động xấu của các yếu tố stress khác lên cơ thể gia cầm.
Do đặc điểm H. meleagridis được lưu giữ lâu trong trứng giun kim có phôi trong phân gà và trong cơ thể giun đất, nên việc đảm bảo vệ sinh chăn nuôi đóng vai trò to lớn không những trong quá trình xuất hiện bệnh mà còn hết sức đặc biệt quan trọng trong quá trình chống tái nhiễm sau điều trị (bởi vì căn nguyên đang tồn tại trong giun đất).
2.3.2. Cơ chế sinh bệnh
Căn nguyên H. meleagridis thâm nhập vào cơ thể bằng hai đường cơ bản: đó là đường miệng và lỗ huyệt
Trong tự nhiên gà bị nhiễm H. meleagridis chủ yếu qua đường tiêu hóa.
Do gà không tự tổng hợp được Vitamin B12 nên chúng ta phải bổ sung bắt
buộc Vitamin B12 vào thức ăn hoặc chúng phải tự ăn phân của nhau để hấp thu Vitamin B12. Vì thế hiện tượng gia cầm nói chung và gà nói riêng ăn phân của nhau là rất phổ biến.
Phân gà chứa trứng giun kim có phôi trong đó có H. meleagridis bằng cách này hay cách khác được gieo rắc vào môi trường chăn nuôi: đất, nguồn nước, thức ăn, dụng cụ thiết bị chăn nuôi… Thậm chí giun đất sống trong đất cũng sẽ bò lên ăn phân gà bệnh và lưu giữ nguồn bệnh. Gà bị nhiễm căn nguyên từ các nguồn ô nhiễm nêu trên gọi là nhiễm bệnh gián tiếp.
Vào đến đường tiêu hóa vỏ trứng giun kim bị phá vỡ dưới sự tác dụng trực tiếp của dịch dạ dày ruột và giải phóng ra H. meleagridis. Các H.
meleagridis ra khỏi trứng giun kim nhanh chóng bám vào niêm mạc dạ dày, ruột và di hành đến các tế bào biểu mô ở đoạn hồi tràng đặc biệt là manh tràng. Tại đây, chúng chui vào ký sinh trong các tế bào đích và sinh trưởng, phát triển rất nhanh theo nguyên tắc trực phân và chỉ trong thời gian rất ngắn chúng đã tăng lên với số lượng khổng lồ dẫn đến các tế bào biểu mô đích bị phá vỡ và giải phóng ra hàng loạt các H. meleagridis thế hệ mới gọi là thể phân lập 1. Các thể phân lập 1 này nhanh chóng thâm nhập vào các tế bào biểu mô mới và tiếp tục sinh trưởng, phát triển để tạo ra các thể phân lập thế hệ 2, 3 …
Về bản chất quá trình này của bệnh do H. meleagridis gây ra hoàn toàn có cơ chế sinh bệnh và tác hại của bệnh giống hệt như bệnh cầu trùng. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn 1 hoặc pha 1 của cơ chế sinh bệnh, một số các thể phân lập thế hệ 1, 2 … trong thời điểm này đã thâm nhập vào đường huyết và tiếp tục di hành trong khắp cơ thể gà gây nên nhiễm trùng huyết (gà bị sốt cao, uống nhiều nước, tiêu chảy loãng …) Hess M., Kolbe T. và cs. (2006) [17]; Senties - Cúe. và cs. (2009) [33].
Ngoài gan và manh tràng, người ta còn tìm thấy H. meleagridis trong dạ dày tuyến, tá tràng, ruột già, tuyến tụy, túi Fabricius, thận, lá lách, tim, phổi, tuyến ức, não, tủy xương. Tuy đến khắp các tổ chức, cơ quan cơ thể gà nhưng các thể phân lập của H. meleagridis chỉ sống và tồn tại được một số nơi như:
gan, lách, thận, dạ dày tuyến … Trong đó gan là cơ quan phù hợp thứ hai sau manh tràng để H. meleagridis tồn tại lâu và gây bệnh.