* Với gà còn sống
Hiện nay, ở các cơ sở chăn nuôi, việc chẩn đoán đối với gà còn sống chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh (xù lông, đứng nhắm mắt, ăn ít, lười vận động, thường đứng giấu đầu dưới cánh, da vùng đầu sạm màu, đi ỉa phân màu vàng lưu huỳnh…). Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là gà đi ỉa phân màu vàng lưu huỳnh, da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen (Muriel Mazet., 2007 [31]).
* Với gà đã chết
Phương pháp chẩn đoán sau khi gia cầm chết là phương pháp chính xác nhất. Việc chẩn đoán được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh tích kết hợp với việc lấy các cơ quan nội tạng như gan, manh tràng để tìm đơn bào H. meleagridis ký sinh.
Tiến hành mổ khám gà chết do Histomonosis, quan sát thấy ở gan và manh tràng bị tổn thương nặng, bệnh tích điển hình của bệnh là: gan to gấp 2 - 3 lần, bề mặt gan có những ổ hoại tử lỗ chỗ như đá hoa cương hoặc ổ hoại tử hình hoa cúc màu trắng hoặc vàng nhạt.
2.5.2. Phòng và trị bệnh do Histomonas ở gà
* Phòng bệnh
- Để phòng bệnh Histomonosis, trước hết không được nuôi chung gà Tây với gà ta.
- Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi (Burr., 1987 [14]).
- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực chăn nuôi.
- Chia khu vực chăn nuôi thành nhiều ô, thực hiện nuôi luân phiên gà trên các ô, tiến hành làm sạch, khử trùng tiêu độc ô chuồng vừa nuôi, để trống chuồng một thời gian dài giúp phòng bệnh Histomonosis có hiệu quả (Burr., 1987 [14]).
- Thức ăn và nước uống phải được vệ sinh sạch sẽ, thiết kế vị trí để sao cho không lây nhiễm phân vào thức ăn, nước uống của gà (Barger E. H. và Card L. E., 1949 [11]).
- Không thả gà ra vườn vào những ngày mưa gió.
- H. meleagridis có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh, do đó cần hạn chế cho gà tiếp xúc với đất, nên nuôi gà trên nền bê tông.
- Hàng tuần cần phun thuốc khử trùng chuồng trại, cuốc xới vườn rồi rắc vôi bột để diệt trứng giun kim.
* Trị bệnh
Ở Hoa Kỳ, Dimetridazole và Ipronidazole là 2 loại thuốc điều trị Histomonosis hiệu quả. Cả hai đều là thuốc thuộc nhóm Nitroimidazoles. Tuy nhiên, những năm 1990 các nhà quản lý thực phẩm và thuốc ở Hoa Kỳ đã có quyết định cấm sử dụng 2 sản phẩm này vì thuốc tồn dư lâu trong sản phẩm và có thể gây ung thư.
Nitarsone, một hợp chất chứa asen, có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh đầu đen khi sử dụng liên tục trong thức ăn, nhưng đây là một loại thuốc đắt tiền.
Hiện tại chưa có loại hóa dược nào điều trị đầu đen có hiệu quả cao.
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đầu đen cho gà mang lại hiệu quả cao.
- T. Avibrasin:
+ Thành phần: Doxycycline : 10g Dung môi và tá dược vđ: 100ml
+ Liều lượng: 1ml/ 5kgP/ lần.
+ Cách dùng: Tiêm sâu bắp thịt.
- Hepaton:
+ Thành phần: Doxycycline HCL: 40g Tá dược vừa đủ : 100g + Liều lượng: 100g/ 700kgP/ ngày.
+ Cách dùng: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn.
- Sulfamono - Tri:
+ Thành phần: Sulfamonomethoxine: 50g Trimethoprime : 10mg Tá dược đặc biệt vđ : 100g
+ Liều lượng: 1g/ 25 - 30kg TT/ ngày.
+ Cách dùng: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn.
-T. Cúm gia súc:
+ Thành phần: Acetaminophen : 20g Tá dược và phụ gia vừa đủ: 100g + Liều lượng: 2g/ 1 lít nước/ ngày.
+ Cách dùng: Pha với nước uống hoặc trộn với thức ăn.
-Giải độc gan, thận, lách:
+ Thành phần: Sorbitol : 20,0 g Methionin : 5,0g Cholin chlorid: 8,0g Tá dược vừa đủ: 100g + Liều lượng: 1g/ 1 lít nước/ ngày.
+ Cách dùng: Pha với nước uống hoặc trộn đều với thức ăn.
- Sulfa. Tri 5- 1:
+ Thành phần: Sulfadimethoxine : 10.5g Trimethoprime : 2.1g Tá dược, thảo dược và dung môi vđ: 100ml
+ Liều lượng: 1ml/ 1 lít nước cho uống tương đương 1ml/ 4 - 6 kg TT.
+ Cách dùng: Pha nước uống hoặc cho uống trực tiếp.
- T.Flox.C:
+ Thành phần: Norfloxacin : 10,0g Vitamin C : 1,0g Tá dược vừa đủ: 100g + Liều lượng: 10g/ 50kgP/ ngày.
+ Cách dùng: Pha với nước uống hoặc trộn với thức ăn.