Công tác phòng và trị bệnh

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh đầu đen do histomonas meleagridis trên gà thả vườn nuôi tại huyện phú bình tỉnhthái nguyên (Trang 41 - 45)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả công tác phòng và trị bệnh cho gà tại cơ sở

4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh

* Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, em cùng các chủ trang trại, gia trại và bà con chăn nuôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, sân chơi, dùng men phân giải chất độn chuồng để giảm mùi hôi, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc muỗi, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế máng ăn, máng uống, cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột để cắt đứt một số nguồn reo rắc bệnh tật cho gà. Trước khi vào chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao động và phòng bệnh cho gia cầm.

Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vaccine không được pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12 giờ, pha vaccine vào lọ dùng để nhỏ trực tiếp vào miệng, mắt, mũi hoặc pha ở dạng dung dịch để tiêm. Sao cho mỗi

con phải đủ một liều, dụng cụ pha và nhỏ vaccine không được có thuốc sát trùng hoặc xà phòng, nhiệt độ lúc pha phải đạt 20 - 22oC.

Bảng 4.1. Kết quả tiêm phòng cho đàn gà tại cơ sở

STT Vaccine phòng bệnh cho gà

Số lượng (con)

Kết quả (an toàn/ khỏi) Số lượng

(con)

Tỷ lệ (%) 46.100 An toàn/đạt

1 Tiêm Newcastle 20.500 20.500 100

2 Tiêm Coryza 10.600 10.600 100

3 Nhỏ ILT (viêm thanh khí quản truyền nhiễm)

15.000 15.000 100

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã được tiêm phòng vaccine Newcastle, Coryza và nhỏ vaccine ILT cho gà. Kết quả đều đạt 100%.

* Chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong quá trình thực tập tại huyện Phú Bình em đã có cơ hội được tiếp xúc với các đàn gà của các trang trại, các gia trại để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở huyện Phú Bình em đã gặp và điều trị một số bệnh sau:

- Bệnh đầu đen:

+ Nguyên nhân: Do một loại đơn bào Histomonas meleagridis gây ra.

+ Triệu chứng: Sốt cao 43 - 44oC, rét run, xù lông sã cánh, tiêu chảy phân lúc đầu như cầu trùng sau loãng trắng nhờ nhờ như nước cơm loãng kèm theo cục phân màu bã trầu…, thể trạng xấu, da vùng đầu và mào tích thâm đen.

+ Bệnh tích: Gan bị viêm xuất huyết hoại tử hình hoa cúc. Manh tràng bị viêm, xuất hiện hoại tử tạo kén, 2 manh tràng dính với nhau, thận sưng và sung huyết, lách bị sưng và sung huyết mềm nhũn…

+ Điều trị: Có thể dùng 1 trong 3 phác đồ như sau:

Phác đồ 1:

Hepaton liều 100g/700kg gà pha nước cho uống liên tục từ 3 - 5 ngày.

T. cúm gia súc 2g/1 lít nước, cho uống liên tục 5 - 7 ngày.

Giải độc gan, thận, lách 1g/1 lít nước, cho uống liên tục 5 - 7 ngày.

Phác đồ 2:

Sulfamono - tri dùng trộn thức ăn hoặc pha nước uống với liều 100g/2.5 tấn gà/ngày hoặc 1g/1 lít nước.

T. cúm gia súc 2g/1 lít nước/ngày, cho uống liên tục 5 - 7 ngày.

Bổ sung thêm thuốc bổ, điện giải để nâng cao sức khỏe cho đàn gà.

Phác đồ 3:

T. Avibrasin (hoạt chất doxycycline) tiêm bắp, kết hợp với sulfamono - tri 100g/2.5 tấn gà/ngày hoặc 1g/1 lít nước.

Giải độc gan, thận, lách 1g/1 lít nước, cho uống liên tục 5 - 7 ngày.

+ Kết quả: điều trị 22.500 con, khỏi 20.707 con, tỷ lệ 92,03%

- Bệnh cầu trùng (coccidiosis):

+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác nhau thuộc họ cocidia gây ra, ký sinh chủ yếu trên tế bào biểu mô ruột.

+ Triệu chứng: Qua quan sát chuồng nuôi thấy phân loãng hoặc sệt, màu socola, đôi khi có lẫn máu. Mổ khám những con bị chết thấy ruột non, manh tràng bị tụ huyết. Manh tràng sưng, chứa hơi.

+ Bệnh tích: Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu là cầu trùng manh tràng thì thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to. Nếu là cầu trùng ruột non

thì tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám.

+ Điều trị:

Dufacoc: Liều trị 1g/2 lít nước.

Costop: Liều 1,5g/1 lít nước.

Vitamin K: Liều 1g/1,5 lít nước.

Cho gà uống liên tục 5 ngày thì thấy gà hoạt động và ăn uống bình thường, không thấy máu trong phân nữa. Trở lại dùng thuốc với liều phòng cầu trùng, liều phòng bằng 2/3 liều điều trị.

+ Kết quả: điều trị 5.546 con, khỏi 5.410 con, tỷ lệ 97,55%

- Bệnh CRD:

+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh thường xảy ra ở đàn gà 3 tuần tuổi và gà trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm mưa phùn, độ ẩm cao.

+ Triệu chứng: Các triệu trứng qua quan sát gà bệnh thấy một số con thở khò khè, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi. Khớp khuỷu sưng rất to, trong bao khớp có nhiều dịch nhầy, gà có tư thế ngồi lên khuỷu chân.

+ Bệnh tích: Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực.

Mổ khám thấy xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, túi khí viêm đục. Màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp, viêm bao gân và viêm màng hoạt dịch, có hiện tượng xuất hiện những đám nhạt màu ở não.

+ Điều trị: Bắt riêng những gà có biểu hiện bệnh nặng sang chuồng khác để cách ly và tiến hành điều trị.

Cho gà uống CCRD kết hợp với gentafarm 1g/1 lít nước đồng thời cho uống B-complex với liều 1g/2 lít nước uống, cho gà uống liên tục trong 5 ngày.

+ Kết quả: điều trị 5.350 con, khỏi 5.015 con, tỷ lệ 93,74%

Bảng 4.2. Kết quả điều trị bệnh cho gà

STT Điều trị bệnh cho gà

Số lượng (con)

Kết quả (an toàn/ khỏi) Số lượng

(con)

Tỷ lệ (%)

33.396 Khỏi

1 Bệnh đầu đen 22.500 20.707 92,03

2 Bệnh cầu trùng 5.546 5.410 97,55

3 Bệnh CRD 5.350 5.015 93,74

Trong quá trình được thực tập tại cơ sở em đã được điều trị một số bệnh sau: bệnh đầu đen số con điều trị là 22.500 con, số con khỏi bệnh là 20.707 con đạt tỷ lệ là 92,03%; bệnh cầu trùng số con điều trị là 5.546 con, số con khỏi bệnh là 5.410 con đạt tỷ lệ 97,55%. Còn đối với bệnh CRD số con điều trị là 5.350 con, số con khỏi bệnh là 5.015 con đạt tỷ lệ là 93,74%.

Như vậy trong quá trình điều trị tỷ lệ khỏi bệnh đều đạt trên 90%.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh đầu đen do histomonas meleagridis trên gà thả vườn nuôi tại huyện phú bình tỉnhthái nguyên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)