1. Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại Malaysia
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Malaysia (2000), các ĐVSXKD ở Malaysia chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của cả nước và giải quyết 29,7% tổng số việc làm. Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp này tiếp cận vốn nguồn vốn tín dụng, tại Malaysia đã tồn tại 4 hệ thống (schemes) BLTD, đó là:
+ Hệ thống BLTD chung (General Guarantee schemes) được thành lập từ năm 1972;
+ Hệ thống bảo lãnh các khoản vay đặc biệt (Special Loan schemes): tài trợ cho những doanh nghiệp xuất khẩu, có các dự án đặc biệt,… được thành lập từ năm 1981;
+ Hệ thống BLTD cơ bản (Principal Guarantee schemes) được thành lập từ năm 1989;
+ Hệ thống BLTD chủ yếu mới (New Principal Guarantee schemes) được thành lập từ năm 1994;
Hệ thống BLTD chung được gọi là Tổng Công ty BLTD Malaysia (CGC), là tổ chức ra đời sớm nhất để phục vụ cho việc BLTD cho các ĐVSXKD do Chính phủ khởi xướng thành lập từ năm 1972, với số vốn góp từ các NHTM, các công ty tài chính của Chính phủ. Hiện nay, hệ thống này có doanh số bảo lãnh cao nhất trong 4 hệ thống bảo lãnh nêu trên. Tổng công ty BLTD đến 90% giá trị khoản vay (người được bảo lãnh phải có ít nhất 10% vốn tự có tham gia dự án); phí bảo lãnh từ 0,5% đến 1% giá trị bảo lãnh.
Ba hệ thống BLTD (Special loan, Principal, New principal) hoạt động vì mục đích lợi nhuận, do các tổ chức tư nhân thành lập (có sự góp vốn của các
NHTM) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm của ĐVSXKD. Mức phí dịch vụ cao hơn so với CGC, tuỳ thuộc và thoả thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Ba hệ thống này đã góp phần đáng kể vào việc BLTD, giúp các ĐVSXKD tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại Malaysia .
2.1.2. Bài học kinh nghiệm về bảo lãnh tín dụng rút ra ở Việt Nam a. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu hoạt động của Quỹ BLTD tại Hàn Quốc, Malaysia về việc BLTD cho ĐVSXKD có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, Chính phủ coi DNNVV là thành phần kinh tế quan trọng bậc nhất và có nhiều chính sách để hỗi trợ phát triển. Xuất phát từ chính sách của Chính phủ về việc BLTD cho các ĐVSXKD, ĐVSXKD là thành phần kinh tế quan trọng bậc nhất và có nhiều chính sách để hỗ trợ pháQuỹ BLTD được xây dựng sớm và thống nhất với các chính sách khác, có tính thực thi cao.
Thứ hai, chính sách BLTD cho ĐVSXKD là một chính sách quan trọng trong hầu hết chính sách kinh tế quốc gia và được hình thành từ rất sớm do vậy sự phát triển của ÐVSXKD ở các nýớc này luôn ðạt ðýợc tốc ðộ cao và tạo tiền ðề cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, Chính sách bảo ðảm tín dụng phải ðảm bảo ðýợc lợi ích của các bên nhý ngýời bảo lãnh (quỹ BLTD), người thụ hưởng bảo lãnh (TCTD) và người được bảo lãnh (ĐVSXKD).
- Người bảo lãnh: an toàn tương đối về vốn, thu được phí, phục vụ được nhiều đối tượng cần bảo lãnh, bảo toàn và phát triển được vốn.
- Người nhận bảo lãnh: cho vay an toàn và thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Người được bảo lãnh: nhận được vốn dễ dàng, thủ tục nhanh gọn và sử dụng vốn tạo giá trị thặng dư.
Thứ tư, hầu hết các nước đều thành lập các Quỹ BLTD chuyên ngành, như Quỹ BLTD công nghệ chuyên BLTD cho các ĐVSXKD trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông; Quỹ BLTD nông nghiệp chuyên BLTD cho các ĐVSXKD trong lĩnh vực nông nghiệp; Quỹ BLTD trong lĩnh vực xuất khẩu,...
Thứ năm, các mô hình Quỹ BLTD bao gồm mô hình 1 cấp và mô hình 2 cấp. Hầu hết các các nước trên thế giới đều có mô hình Quỹ BLTD đối với DNNV thống nhất từ Trung ương đến địa phương, Quỹ BLTD Trung ương được xem là “bà đỡ” để các Quỹ BLTD địa phương ra đời và phát triển.
Thứ sáu, về mô hình Quỹ BLTD có ba mô hình, đó là: một là do Chính phủ thành lập, hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (như mô hình hiện nay ở Việt Nam);
hai là do các tổ chức hiệp hội thành lập (vốn hoạt động của Quỹ BLTD do các thành viên trong tổ chức hiệp hội đóng góp) nhằm bảo lãnh, trợ giúp các ĐVSXKD thành viên, hoạt động phi lợi nhuận; ba là do các tổ chức, công ty thành lập, hoạt động kinh doanh chính là bảo lãnh, trợ giúp các doanh nghiệp, doanh thu là từ phí thu được từ hoạt động cấp BLTD và tư vấn, trợ giúp các khách hàng là các ĐVSXKD, hoạt động vì mục đích lợi nhuận; thực tế trên thế giới mô hình này chiếm một tỷ lệ cấp BLTD cao nhất trong ba mô hình kể trên.
b. Những chủ trương chính sách về quỹ bảo lãnh tín dụng
Để đảm bảo hoạt động và phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng Yên Bái cũng như các Quỹ bảo lãnh của các địa phương khác đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý mang tính riêng biệt và phù hợp với điều kiện của đơn vị và thực tế của địa phương là yêu cầu cần thiết để các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện đúng quy tắc, quy trình, phù hợp với chính sách, chế độ của Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
a. Những chủ trương chính sách của chính phủ
- Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
- Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 Thủ tướng Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ban hành kèm theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 7397 TC/TCNH ngày 05/7/2004 của Bộ Tài chính V/v sửa đổi Quyết định 193/2001/QĐ-TTg.
- Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVVQuy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
- Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại.
- Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại.
Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trợ giúp các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong điều kiện nhiều địa phương chưa thành lập được lập Quỹ BLTD cho các DNNVV (Ngân hàng phát triển cho vay theo từng dự án trong đó không chỉ có DNNVV mà còn những doanh nghiệp lớn).
Phần 3