Quy trình bảo lãnh tín dụng của Quỹ

Một phần của tài liệu Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát về cơ sở thực tập

4.1.5. Quy trình bảo lãnh tín dụng của Quỹ

Trải qua hơn 13 năm hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh cũng đã đạt được một số thành quả nhất định. Trong thời gian đó, Qũy bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái

luôn tìm tòi nghiên cứu và đã cho ra đời một quy trình bảo lãnh ngắn gọn, chính xác, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Quy trình gồm sáu bước thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Quy trình bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

1. Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ bảo lãnh : a. Hồ sơ áp dụng đối với các loại bảo lãnh.

- Giấy đề nghị bảo lãnh

- Hồ sơ pháp lý về khách hàng

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính.

- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.,

b. Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh * Đối với bảo lãnh vay vốn:

- Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh khách hàng - Hồ sơ về dự án đầu tư

* Đối với bảo lãnh thanh toán

- Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan - Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán.

- Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vốn vay) * Đối với bảo lãnh trong xây dựng

- Bảo lãnh dự thầu:

+ Tài liệu mới thầu

+ Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh thanh toán

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm

* Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng: Hồ sơ gồm có - Chứng từ chứng minh tiền đã được gửi vào tài khoán tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% gía trị món bảo lãnh.

- Giấy đề nghị bảo lãnh.

- Giấy cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng

* Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp - Xuất xứ hình thành doanh nghiệp.

- Các bước ngoặt lớn đã trải qua; thay đổi quy mô, công nghệ, loại sản phẩm, bộ máy điều hành.

- Khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của doanh nghiệp.

- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

* Thẩm định tư cách của chủ doanh nghiệp - Lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình.

- Trình độ học vấn, chuyên môn.

- Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật.

- Kinh nghiệm công tác đã trải qua, thành công, thất bại trên thị trường.

- Uy tín trên thị trường.

* Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

- Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh.

- Khả năng tiêu thụ của hàng hoá, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai.

- Mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm do phương án nêu ra.

- Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc triển khai phương án.

- Các rủi ro có thể xảy ra đối với phương án và các biện pháp của khách hàng nêu ra để phòng ngừa và hạn chế tác hại của rủi ro.

- Xác định doanh thu và lợi nhuận của phương án.

- Xác định thời gian để thực hiện phương án, hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh để xác định thời hạn cho vay.

- Xác định nguồn trả nợ từ nguồn thu của phương án và các nguồn khác.

- Phân tích luân chuyển tiền tệ của phương án để bảo đảm có nguồn tiền thực tế dùng trả nợ.

- Các chỉ số sinh lời.

* Thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp tham gia bảo lãnh:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu.

- Kết quả sản xuất, kinh doanh các năm trước, quý trước; nhận xét về nguyên nhân lỗ, lãi.

- Tình hình công nợ: Nợ các ngân hàng và các Tổ chức tín dụng.

- Tình hình thanh toán và người mua, người bán.

Bước 3: Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh

- Hướng dẫn khách hàng về điều kiện, trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị bảo lãnh.

- Thẩm định các điều kiện bảo lãnh.

- Lập Báo cáo kết quả thẩm định.

- Chuyển toán bộ hồ sơ cho Trưởng bộ phận nghiệp vụ.

- Sau khi có ý kiến của Giám đốc thì thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh, soạn thảo Hợp đồng bảo lãnh, Thư bảo lãnh, Hợp đồng uỷ thác, Giấy nhận nợ vay bắt buộc trình trưởng bộ phận nghiệp vụ.

Bước 4: Hợp đồng bảo lãnh, Thư bảo lãnh và Giấy nhận nợ vay bắt buộc Sau khi thống nhất các nội dung, Quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng tiến hành ký Hợp đồng bảo lãnh tín dụng và phát hành Thư bảo lãnh tín dụng cho tổ chức tín dụng gồm 4 bản, khách hàng giữ 1 bản, Quỹ bảo lãnh tín dụng giữ 3 bản (Giám đốc Quỹ 1 bản, bộ phận chuyên môn 1 bản và kế toán 1 bản).

Bước 5: Thực hiện hợp đồng bảo lãnh

Bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm lập sổ theo dõi và quản lý các dự án đã ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Khi cần thiết phải phối hợp với các tổ chức tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay

Bước 6 : Kết thúc bảo lãnh - Tất toán bảo lãnh

- Giải toả tài sản bảo đảm bảo lãnh - Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm - Lưu trữ hồ sơ

Một phần của tài liệu Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)