Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế
2.2.3 Tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế
2.2.3.1. Quy mô hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại VCB Huế Bảng 2.5: Cơ cấu khách hàng doanh nghiê ̣p lớn theo quy mô của VCB Huế
Đơn vị tính: doanh nghiệp
TT Năm Số lượng khách hàng doanh nghiệp
Quy mô
Lớn Tỷ trọng (%)
1 2014 91 39 42,86
2 2015 108 40 37,04
3 2016 125 43 34,40
(Nguồ n: Phò ng khách hàng doanh nghiệp - VCB Huế)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách hàng doanh nghiê ̣p theo quy mô của VCB Huế
Tại thời điểm 31/12/2014, tổng số lượng doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng với VCB Huế là 91, trong đó số lượng doanh nghiệp lớn là 39 đơn vị, chiếm 42,86%. Đến năm 2015 – 2016, số lượng doanh nghiệp lớn lần lượt là 40 và 43. Số lượng doanh nghiệp lớn tăng rất ít trong khi số lượng các doanh nghiệp vừa vả nhỏ quan hệ tín dụng tại VCB Huế tăng khá cao khiến cho tỷ trọng số lượng doanh nghiệp lớn trong tổng sổ doanh nghiệp ngày càng thấp.
Việc phát triển được 1 – 2 doanh nghiệp lớn mỗi năm cũng nằm trong chỉ tiêu của Hội sở chính giao cho chi nhánh và phù hợp với tình hình trên địa bàn. Mặc dù số lượng doanh nghiệp lớn tăng lên không nhiều tuy nhiên tầm ảnh hưởng và lợi nhuận đem lại từ nhóm khách hàng này là rất lớn. Trong năm 2016 vừa qua, VCB Huế cũng đã phát triển được thêm 2 khách hàng doanh nghiệp rất lớn trên địa bàn, giúp chi nhánh bán chéo được nhiều sản phẩm khác.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
2014 2015 2016
Ngắn hạn TDH
2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VCB Huế a. Cơ cấu theo thời hạn cho vay
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo thời hạn tại VCB Huế Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cuối năm So sánh
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Ngắn hạn 512 38,99 524 37,30 624 48,64 12 2,34 100 19,08 Trung, dài hạn 801 61,01 881 62,70 659 51,36 80 9,99 -222 -25,20
Tổng 1.313 100,00 1.405 100,00 1.283 100,00 92 7,01 -122 -8,68 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - VCB Huế)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo thời hạn tại VCB Huế Dựa vào bảng 2.10 ta có thể thấy cho vay trung, dài hạn tại các doanh nghiệp lớn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay ngắn hạn tuy nhiên mức chênh lệch này lại có xu hướng giảm xuống. Cho vay trung, dài hạn mang lại cho chi nhánh nguồn thu từ lãi lớn hơn tuy nhiên nó đem lại rủi ro cao.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
2014 2015 2016
Ngắn hạn TDH
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có biến động tăng mạnh trong năm 2013. Cụ thể: năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn là 557,74 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,56% trong tổng dư nợ, thì đến năm 2013, dư nợ ngắn hạn tăng lên đạt mức 776,20% chiếm tỷ trọng 47,67%. Trong năm 2013, VCB Huế đã tiếp cận được với nhiều doanh nghiệp mới có quy mô lớn và hoạt động trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Nhu cầu vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp trong nhóm này thường rất lớn dẫn đến dư nợ vay ngắn hạn tăng.
Trong khi đó, dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp hầu như ít biến động.
b. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Dư nợ cho vay các doanh nghiệp lớn trong nước khác tại chi nhánh lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn nhà nước, các doanh nghiệp lớn FDI và có xu hướng tăng tỷ trọng lên. Cụ thể là dư nợ cho vay của nhóm này chiếm tỷ trọng 81,87% vào năm 2014 đã tăng lên là 83,55% vào năm 2016 tương ứng với số tăng tuyệt đối là 1.072 tỷ đồng.
Trong các năm gần đây, theo chỉ đạo của Chính Phủ, nhiều doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành cổ phần hóa vì vậy tỷ trọng cũng như số dư nợ tuyệt đối của các doanh nghiệp nhà nước rất thấp và sẽ có xu thế giảm trong tương lai. Hiện tại, dư nợ của nhóm khách hàng này tại VCB Huế chỉ là 139 tỷ đồng với số lượng khách hàng chỉ là 3 (không thay đổi số lượng khách hàng so với năm 2014 – 2015).
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn FDI, thị trường Huế cũng không tập trung nhiều doanh nghiệp này vì vậy tỷ trọng dư nợ tại VCB Huế cũng rất thấp. Trong năm 2016, VCB Huế chỉ đặt quan hệ tín dụng với 2 doanh nghiệp lớn FDI, tăng 1 doanh nghiệp so với năm 2015.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo thành phần kinh tế tại VCB Huế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cuối năm So sánh
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Doanh nghiệp nhà nước 168 12,80 143 10,18 139 10,83 -25 -14,88 -4 -2,80 Doanh nghiệp trong nước khác 1.075 81,87 1.172 83,42 1.072 83,55 97 9,02 -100 -8,53
Doanh nghiệp FDI 70 5,33 90 6,41 72 5,61 20 28,57 -18 -20,00
Tổng 1.313 100,00 1.405 100,00 1.283 100,00 92 7,01 -122 -8,68 (Nguồ n: Phò ng khách hàng doanh nghiệp - VCB Huế)
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tại VCB Huế
c. Cơ cấu theo ngành kinh tế
Quan điểm kinh doanh của VCB Huế là ưu tiên cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và cụ thể hơn là những doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến, sản xuất vì những lợi ích gia tăng mang lại từ cho vay như các dịch vụ thanh toán quốc tế, các dịch vụ bán lẻ như trả lương qua thẻ, cho vay cán bộ công nhân viên vì thường khối này sử dụng lượng lao động khá lớn. Tỷ trọng cho vay khối này chiếm khoảng trên 80% trong tổng dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn.
Các ngành dịch vụ, vận tải mà chủ yếu là đầu tư khách sạn cũng được cho vay với mức dư nợ chiếm đạt tỷ trọng bình quân trong tổng dư nợ là 10% và tăng qua các năm. Cụ thể, dư nợ cho vay nhóm ngành này tăng từ 120,91 tỷ đồng năm 2011 lên 157,78 tỷ đồng năm 2013 và đạt 174,04 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2013. Lĩnh vực du lịch là một thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế nên khá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực lưu trú. Tuy nhiên
0 200 400 600 800 1000 1200
2014 2015 2016
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp trong nước khác
Doanh nghiệp FDI
trong thực tế, đây là một ngành tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, dư nợ vay tăng một phần do các doanh nghiệp vay vốn đầu tư dự án bằng đồng ngoại tệ, trong khi đó tỷ giá biến động tăng qua các năm cũng góp phần làm dư nợ tăng lên tương ứng.
Đối với ngành thương mại và xây dựng, tỷ trọng cho vay chiếm khoảng 6-7% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay đối với nhóm ngành này như vậy là còn tương đối thấp, chi nhánh cần có các biện pháp tăng trưởng dư nợ đối với nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực thương mại.
Dư nợ cho vay ngành xây dựng chiếm tỷ trọng thấp và tương đối ổn định qua các năm. Đây chủ yếu là dư nợ nhóm khách hàng liên quan với Công ty Cổ phần Xây Lắp Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo ngành kinh tế tại VCB Huế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành kinh tế
Dư nợ cuối năm So sánh
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Chế biến, sản xuất 1.072 81,65 1.165 82,92 1.107 86,28 93 8,68 -58 -4,98
Dịch vụ, vận tải 75 5,71 71 5,05 55 4,29 -4 -5,33 -16 -22,54
Thương mại 118 8,99 124 8,83 106 8,26 6 5,08 -18 -14,52
Xây dựng 48 3,66 45 3,20 15 1,17 -3 -6,25 -30 -66,67
Tổng 1.313 100,00 1.405 100,00 1.283 100,00 92 7,01 -122 -8,68 (Nguồ n: Phò ng khách hàng doanh nghiệp - VCB Huế)
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo ngành kinh tế tại VCB Huế năm 2016
d. Cơ cấu theo hình thức bảo đảm
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo hình thức bảo đảm tại VCB Huế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cuối năm So sánh
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Số
tiền % +/- % +/- % Có
TSBĐ 1.018 77,53 1.122 79,86 969 75,53 104 10,22 -153 -13,64 Không
có TSBĐ 295 22,47 283 20,14 314 24,47 -12 -4,07 31 10,95 Tổng 1.313 100,00 1.405 100.00 1.283 100,00 92 7,01 -122 -8,68
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - VCB Huế)
Chế biến, sản xuất 81%
Dịch vụ, vận tải 6%
Thương mại 9%
Xây dựng 4%
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn theo hình thức bảo đảm tại VCB Huế
Tại VCB Huế hiện nay chỉ có nhiều hình thức bảo đảm cho các khoản nợ vay của doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, có thể phân loại thành 2 hình thức là cho vay có tài sản bảo đảm và cho vay không có tài sản bảo đảm. Các hình thức bảo đảm phổ biến đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại VCB Huế là thế chấp quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất, thế chấp máy móc thiết bị, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai hoặc bảo lãnh của bên thứ ba…
Tỷ trọng cho vay có TSBĐ khá cao so với cho vay không có TSBĐ, luôn chiếm trên 75% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm năm 2015 đạt 1.122 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,22% so với năm 2014. Đến năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm lại giảm xuống 13,64%.
Định hướng cho vay VCB trong những năm gần đây và trong thời gian tới là tăng trưởng tín dụng nhưng không hạ chuẩn. Do đó, ngoại trừ một số nhóm khách hàng truyền thống có uy tín giao dịch lâu năm tại chi nhánh và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, điểm xếp hạng tín dụng cao thì hầu
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
2014 2015 2016
Không có TSBĐ Có TSBĐ
hết các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng đều đòi hỏi có tài sản bảo đảm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn mới thành lập.
2.2.3.3. Kết quả hoạt động cho vay tại VCB Huế a. Tình hình dư nợ cho vay
Bả ng 2.10: Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Huế giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Năm
Tổng dư nợ
Dư nợ Doanh
nghiệp lớn
Tỷ trọng
(%) Khác Tỷ trọng (%)
1 2014 2.018 1.313 65,06 705 34,94
2 2015 2.416 1.405 58,15 1.011 41,85
3 2016 2.781 1.283 46,13 1.498 53,87
(Nguồ n: Phò ng khách hàng doanh nghiệp - VCB Huế)
Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Huế giai đoạn 2014 - 2016 Do đặc thù kinh doanh mà nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này thường rất lớn, tỷ trọng dư nợ bình quân của các khách hàng doanh nghiệp lớn trong ba năm qua vẫn trên 50%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh
1313 1405
1283
705
1011
1498
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
2014 2015 2016
Doanh nghiệp lớn Khác
nghiệp trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng này đối với nhóm khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên. Điều này cũng được thực hiện theo định hướng của toàn hệ thống VCB đó là trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
Năm 2016, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 2.781 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn là 1.283 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,13% và giảm 122 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,51% so với cùng kỳ năm trước. So với năm 2014, tỷ lệ này giảm khá mạnh, giảm gần 20%. VCB Huế đang tăng cường phát triển hoạt động bán lẻ do đó đã đưa ra nhiều gói sản phẩm cho vay cá nhân linh hoạt, cạnh tranh dẫn đến hoạt động cho vay cá nhân có tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn.
Việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại nhà nước, các chương trình lãi suất ưu đãi mà các ngân hàng trên địa bàn đưa ra để thu hút các doanh nghiệp lớn nhằm tăng khả năng bán chéo sản phẩm cũng khiến cho dư nợ của VCB Huế đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn ngày càng giảm.
Tình hình kinh tế trong năm 2016 và những năm tới vẫn sẽ còn nhiều khó khăn, do vậy mà tăng trưởng tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn cũng chịu ảnh hưởng lớn.
b. Kết quả phân loại nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn tại VCB Huế
Căn cứ vào Bảng 2.7 ta có thể thấy, nợ nhóm 1 của các khách hàng doanh nghiệp lớn qua các năm luôn đạt trên 97% so tổng dư nợ. Nếu như trong năm 2014, nợ nhóm 1 chiếm tỷ lệ 99,91% trong tổng dư nợ (tỷ lệ còn lại thuộc về nợ nhóm 2 với dư nợ là 1,2 tỷ đồng), năm 2015, tỷ lệ này đã tăng lên và đạt mức 100%, bước qua năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn 97,91%.
Trong năm 2016, VCB Huế đã phát sinh 2 trường hợp nợ xấu thuộc nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, điều này dẫn đến tỷ lệ nợ nhóm 4 và 5 tăng lên:
nợ nhóm 4 là 13,5 tỷ đồng và nợ nhóm 5 là 13,4 tỷ đồng, tổng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 2,09%. Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng với dư nợ xấu là 26,9 tỷ đồng, đây là mức dư nợ xấu khá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của VCB Huế cũng như chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn. Việc phát sinh nợ xấu này chủ yếu nằm ở 2 doanh nghiệp lớn gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan: sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, đội ngũ quản lý, nhân sự có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến chính sách sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, dòng tiền trả nợ cho Ngân hàng không đủ.
Bảng 2.11: Cơ cấu loại nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn tại VCB Huế giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
Phân loại nợ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
Giá trị Tỷ lệ (%)
Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ
(%) +/- Tỷ lệ
(%) +/- Tỷ lệ (%) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 1.311,8 99,91 1.405 100,0 1.256,1 97,91 92 7,01 -148,90 -11,85
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 1,2 0,09 - - - - -1,2 -100,0 - -
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - - - -
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - - - - 13,5 1,05 - - 13,5 100,0
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - - - - 13,4 1,04 - - 13,4 100,0
Tổng 1.313 100,0 1.405 100,0 1.283 100,0 92 7,01 122 -8,68 (Nguồn: Phòng Quản lý nợ - VCB Huế)