THỦ CÔNG: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
III. Các HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
4. HĐ vận dụng, ứng dụng
- Theo em thời gian biểu có cần thiết không? Vì sao?
=> Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lí và không bỏ sót công việc.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
_____________________________________-- TẬP VIẾT : CHỮ HOA O
I . MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng:
Ong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần)
- Hiểu nội dung câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ)
- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. HĐ khởi động:
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Học sinh quan sát và lắng nghe - Theo dõi
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết:
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ O hoa (đặt trong khung):
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
+ Chữ O hoa cao mấy li?
+Chữ hoa O gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ O hoa gồm một nét cong kín.
- Giáo viên nêu cách viết chữ.
- Giáo viên viết mẫu chữ O cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
*THGDBVMT: Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào?
- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
+ Các chữ O, g, b, y, l cao mấy li?
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
- Học sinh quan sát.
->Học sinh chia sẻ cặp đôi -> Thống nhất trước lớp
+ Cao 5 li
+ Gồm một nét cong kín.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát và thực hành - Lắng nghe
- Quan sát
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
-Lắng nghe
*Dự kiến ND HS chia sẻ:
+ Cao 2 li rưỡi.
+ Các chữ n, a, ư, ơ, m có độ cao bằng nhau và cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- Giáo viên viết mẫu chữ O (cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Ong
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.
+ Dấu sắc đặt trên con chữ ơ trong chữ bướm và dấu nặng đặt dưới con chữ ơ trong chữ lượn + Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.
- Quan sát.
- Học sinh viết chữ Ong trên bảng con.
- Lắng nghe và thực hiện 3. HĐ thực hành viết trong vở:
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ O cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Ong cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng:
- HS nhắc lại quy trình viết chữ L
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ ...
ĐẠO ĐỨC: GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1) I . MỤC TIÊU:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Hiểu được lợi ích củ việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định.
- Thực hiện việc giữ trật t ự vệ sinh ở trường lớp, đường làng ngõ xóm. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường lớp, đường làng ngõ xóm và những nơi công cộng khác
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,...
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh ảnh cho hoạt động 1, phiếu điều tra, sách giáo khoa.
- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. HĐ khởi động: -
- TBHT điều hành trò chơi: Gọi thuyền
-ND chơi: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện điều gì ở đức tính của người học sinh?
- Nhận xét chung. Tuyên dương học sinh có hành vi đúng.
- Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi - Học sinh nhận xét.
- Quan sát và lắng nghe 2. HĐ thực hành: -
*Cách tiến hành:
Việc 1: Quan sát tranh bày tỏ thái độ:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập đã ghi sẵn các tình huống:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
*Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
*Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong Lan và Hoa bỏ vỏ đựng quà vào sọt rác.
*Tình huống 3: Tan học về Sơn và Hải không về nhà ngay mà rủ nhau đá bóng dưới lòng đường.
*Tình huống 4: Nhà ở tầng 4 Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải có hôm cậu đổ cả thùng nước từ tầng 4 xuống đất.
=>GV kết luận: Các em cần giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
Việc 2: Xử lí tình huống: Làm việc theo nhóm 4
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các tình huống sau đó đưa ra cách xử lí bằng cách sắm vai:
- Các nhóm thảo luận hoàn thành các tình huống đã ghi sẵn trong phiếu thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên chia sẻ -Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Nam và các bạn làm như thế là đúng. Vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
- Các bạn làm như thế là đúng vì bỏ rác đúng qui định làm cho trường lớp sạch sẽ.
- Hai bạn làm như thế là sai vì lòng đường là nơi dành cho xe cộ qua lại chơi như thế rất dễ xảy ra tai nạn.
- Tuấn làm như vậy là sai vì bạn có thể đổ nước thải vào đầu người qua lại.
- Hai em nhắc lại.
- Các nhóm thảo luận. Lần lượt
*Tình huống 1: Mẹ sai Lan mang rác ra đầu ngõ đổ nhưng vừa ra trước sân Lan nhìn thấy có vài túi rác trước sân mà xung quanh lại không có ai.
Nếu là Lan em sẽ làm như thế nào?
*Tình huống 2: Đang giờ kiểm tra nhưng cô giáo không có trong lớp Nam đã làm bài xong nhưng bạn không biết bài mình làm đúng hay không Nam rất muốn trao đổi bài với bạn mình.
Nếu là em em sẽ làm như thế nào? Vì sao?
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận chung cho các nhóm.
=>GV kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
Việc 3: Thảo luận cả lớp:
- Đưa câu hỏi: Lợi ích của việc giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng là gì?
-Yêu cầu lớp trao đổi trong 2 phút sau đó trình bày.
=>GV kết luận: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
cử đại diện lên sắm vai nêu cách xử lí trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Nếu là Lan em vẫn mang rác ra đầu ngõ để đổ vì chúng ta cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố của mình.
- Nếu em là Lan em sẽ vứt rác ngay sân vì đằng nào cũng có xe rác vào hót mang đi.
- Em sẽ ngồi trật tự tại chỗ xem lại bài mình chứ không trao đổi với bạn.
- Em sẽ trao đổi bài với bạn nhưng cố gắng nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến các bạn.
- Hai em nhắc lại ghi nhớ.
- Lớp thực hành thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp:
+ Giúp quang cảnh sạch sẽ, mát mẻ.
+ Giúp ta sống yên tĩnh thoải mái hơn,...
- Nhiều em nhắc lại ghi nhớ.
...
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2018 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I . MỤC TIÊU:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
- Rèn cho học sinh các kĩ năng xem đồng hồ, xác định ngày, tháng - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, mô hình đồng hồ có thể quay kim, tờ lịch tháng 5 như sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. HĐ khởi động:
- Giáo viên cầm tờ lịch tháng 1 và hỏi đàm thoại với học sinh:
+ Các ngày thứ hai trong tháng 1 là những ngày nào?
+ Ngày 20 tháng 1 là ngày thứ mấy?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối bài mới và ghi đầu bài lên bảng:
Luyện tập chung
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành:
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm miệng (cả lớp)
*GV lần lượt đọc lần lượt câu hỏi để các bạn trả lời:
- Em tưới cây lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ lúc 5 giờ chiều? Tại sao?
- Em đang học ở trường lúc mấy giờ? Đồng hồ nào chỉ lúc 8 giờ sáng?
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu? kim dài ở đâu?
- Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ?
- 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 18 giờ?
- Em đi ngủ lúc mấy giờ?
- 21 giờ còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối?
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Câu a làm miệng (cả lớp), câu b làm vở (cá nhân)
- Treo tờ lịch tháng 5 như sách giáo khoa.
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy?
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là những ngày nào
- Thứ tư tuần này là 12 tháng 5. Thứ tư tuần
-Hs tương tác, chia sẻ
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Em tưới cây lúc 5giờ chiều.
- Đồng hồ D chỉ lúc 5 giờ chiều.
- Em đang học ở trường lúc 8 giờ. Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ sáng.
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở số 8, kim dài ở số 12.
- Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ.
- 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ.
- Đồng hồ C chỉ 18giờ.
- Em đi ngủ lúc 21 giờ.
- 21 giờ còn gọi là 9 giờ.
- Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối.
-HS nêu lại.
- Quan sát và đưa ra câu trả lời
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ bảy.
- Gồm các ngày: 1, 8, 15, 22, 29.
- Thứ tư tuần trước là ngày 5
trước là ngày nào? Thứ tư tuần sau là ngày nào?
- Mời em khác nhận xét bài bạn.
- GV Nhận xét, chốt kết quả đúng.
tháng 5. Thứ tư tuần sau là ngày 19 tháng 5
- Các em khác nhận xét bài bạn.
- Học sinh trả lời.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng:
- Giáo viên chốt lại những ND chính trong tiết dạy.
- Tổ chức cho HS chơi : Xoay kim trên mặt đồng hồ.
+ Nội dung chơi : Xoay các kim ngắn, kim dài trên mặt đồng hồ cho đúng với giờ ghi : 3 giờ; 6 giờ;; 13 giờ; 15 giờ; 17 giờ; 12 giờ; 19 giờ; 23 giờ 24 giờ.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy
...
CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT) TRÂU ƠI!
I . MỤC TIÊU:
- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2, bài tập 3a.
- Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả: ao/au, tr/ch
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
(Giáo viên nhắc học sinh đọc bài thơ ... (Sách giáo khoa) trước khi viết bài chính tả.) - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, nội dung bài tập 3a
- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.