Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật chống bán phá giá của WTO trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 44 - 54)

Chương 2: NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO

2.3. Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một số sản phẩm bị bán phá giá sẽ được tiến hành trong các trường hợp sau:

-Có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước đề nghị điều tra phá giá.

- Không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nhưng cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại và mối liên hệ giữa hai yếu tố này.

Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau:

- Tên người nộp đơn, số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự do người nộp đơn sản xuất trong nước. Nếu đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất trong nước thì đơn phải này danh sách tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước và số lượng, giá trị của các sản phẩm tương tự trong nước và số lượng, giá trị của các sản phẩm tương tự do các nhà sản xuất này sản xuất;

- Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, xuất xứ hàng hóa, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài;

- Giá sản phẩm liên quan khi tiêu thụ ở thị trường trong nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, hoặc giá mà sản phẩm liên quan được bán cho người mua độc lập đầu tiên ở nước nhập khẩu;

- Số lượng nhập khẩu của sản phẩm đang bị nghi ngờ phá giá, ảnh hưởng của việc nhập khẩu này lên giá sản phẩm tương tự ở thị trường nước nhập khẩu và ảnh hưởng đối với ngành sản xuất trong nước.

Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính Chính xác và đầy đủ của các bằng chứng này trong đơn để xác định xem đó có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa. Cơ quan điều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn xin điều tra được nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự, nghĩa là:

- Sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất trong nước phản đối đơn;

- Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải chiếm ớt nhất 25% tổng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước.

Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng: biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng nước xuất khẩu có lượng hàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu của tất cả các nước xuất khẩu chiếm trên 7% tổng sản phẩm nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.

Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá. Trừ trường hợp đặc biệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 18 tháng.

2.3.2. Thu thp thông tin

Cơ quan điều tra sẽ gửi thông báo cho tất cả các bên có quan tâm đến cuộc điều tra phá giá đề nghị cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra. Thời hạn trả lời cõu hỏi điều tra là 30 ngày và có thể được gia hạn thêm 30 ngày hoặc lâu hơn nếu cần thiết.

Ngay khi bắt đầu điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi nguyên văn đơn đề nghị điều tra cho các nhà xuất khẩu và cơ quan liên quan ở nước xuất khẩu và các bên quan tâm khi có yêu cầu.

Trong suốt quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ tạo đầy đủ điều kiện cho các bên quan tâm bảo vệ quyền lợi của mình, gặp các bên có quyền lợi đối nghịch để trao đổi quan điểm và đưa ra thoả thuận. Các bên quan tâm có quyền trình bày các thông tin khác bằng miệng, nhưng sẽ chỉ được cơ quan điều tra lưu ý tới khi được soạn lại băng văn bản và gửi cho các bên quan tâm khác.

Bất kỳ thông tin nào có tính bí mật (chẳng hạn, bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng hoặc gây tác hại cho người cung cấp thông tin) hoặc được các bên cung cấp một cách bí mật sẽ không được tiết lộ nếu không được bên cung cấp cho phép.

Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra ở nước ngoài nếu cần thiết để thẩm định các thông tin cung cấp hoặc để tìm hiểu thêm chi tiết với điều kiện được sự đồng ý của các công ty liên quan và thông báo cho đại diện Chính phủ nước này và các nước không phản đối.

Cơ quan điều tra sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sản phẩm đang bị điều tra. Trường hợp không tính được biên độ phá giá riêng do số nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm liên quan quá lớn thì cơ quan điều tra có thể giới hạn diện điều tra tới một số nhà sản

xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc giới hạn ở một số loại sản phẩm nhất định bằng cách sử dụng mẫu thống kê, hoặc giới hạn ở tỷ lệ phần trăm lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước liên quan.

Việc chọn các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm để điều tra giới hạn sẽ được tiến hành trên cơ sở tham khảo ý kiến và có sự đồng ý của các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có liên quan.

Trong trường hợp cơ quan điều tra giới hạn diện điều tra như này trên, họ vấn có thể tính biên độ phá giá riêng cho các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất mà ban đầu không được đưa vào diện điều tra nhưng đó cung cấp thông tin đúng thời hạn.

Cơ quan điều tra tạo điều kiện cho người tiêu dựng sản phẩm đang điều tra hoặc tổ chức đại diện người tiêu dựng cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra nếu sản phẩm được bán lẻ rộng rói.

2.3.3. Áp dng bin pháp tm thi

Biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới các hình thức: Thuế; hoặc đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến; hoặc cho thông qua nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dù kiến sẽ áp dụng.

Trên thực tế, biện pháp tạm thời hay được áp dụng nhất là đặt cọc.

Điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời:

+ Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến;

có kết luận sơ bộ về việc xảy ra bán phá giá và dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

+ Cơ quan điều tra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra.

Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra và sẽ duy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng hoặc trong trường hợp cần thiết thì cũng không được quá 6 tháng. Trường hợp cơ quan điều tra xác định được điều khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đó đủ để khắc phục thiệt hại thì thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời có thể là 6 tháng hoặc 9 tháng.

2.3.4. Cam kết giá

Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhất trí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức giá tăng không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như đó đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu thực tế quá lớn. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do không chấp nhận cam kết giá với các nhà xuất khẩu.

Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đó cam kết giá rồi. Trường hợp này cam kết giá sẽ duy trì trong thời hạn hợp lý.

Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất khẩu không bắt buộc phải cam kết.

Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khảu nào đó chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về thực hiện cam kết

giá. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thông tin mà họ có (best information).

2.3.5. Áp dng thuế và thu thuế chng bán phá giá

Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định.

Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu/sản xuất. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đó cam kết giá.

Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá giá.

Có hai hình thức thu thuế chống bán phá giá:

+ Kiểu tính thuế hồi tố (kiểu của Mỹ): việc tính mức thuế được căn cứ vào số liệu của thời điểm trước khi điều tra (6 tháng - 1 năm). Sau khi điều tra, cơ quan chức năng bắt đầu áp dụng một mức thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu yêu cầu đánh giá lại mức thuế (do giá xuất khẩu tăng lên) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác định lại số tiền thuế phải nộp trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được yêu cầu. Sau đó mức thuế mới sẽ được áp dụng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp.

+ Kiểu tính thuế ấn định (kiểu của EU): cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm trước khi điều tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả quá trình áp dụng thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế với phần giá trị cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế

phần giá trị cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế kốm theo đầy đủ bằng chứng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định hoàn thuế.

Thu thuế với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra:

Trường hợp số nhà xuất khẩu/sản xuất sản phẩm bán phá giá quá lớn, không tính riêng biên độ phá giá thì được cơ quan chức năng sẽ giới hạn việc điều tra ở một số nhà xuất khẩu/sản xuất nhất định trên cơ sở trao đổi với các nhà xuất khẩu/sản xuất liên quan.

Mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra không được vượt quá bình quân gia quyền BĐPĐ của các nhà xuất khẩu có điều tra.

Sau mỗi đợt rà sóat, hàng nhập khẩu thuộc diện không điều tra sẽ được hoàn lại khoản thuế bằng:

Bình quân gia quyền BĐPG (cũ) - bình quân gia quyền BĐPG (mới) Khi có yêu cầu từ các nhà xuất khẩu không điều tra, cơ quan chức năng sẽ tính lại mức thuế bằng:

Bình quân gia quyền GTTT (nhà XK có điều tra) - giá xuất khẩu (nhà XK không điều tra)

Phải loại trừ các biên độ bằng không và biên độ tối thiểu (2%) khi tính bình quân gia quyền BĐPG.

Hàng nhập khẩu mới, nghĩa là:

- Chưa được xuất khẩu sang nước nhập khẩu trong giai đoạn điều tra

- Nhập khẩu từ nguồn không liên quan đến các nhà xuất khẩu đang bị đánh thuế chống bán phá giá trong thời gian tiến hành rà soát.

Tuy nhiên hàng nhập khẩu này có thể bị truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu rà soát nếu có quan chức năng xác định được là có bán phá giá.

2.3.6. Truy thu thuế

Các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng với sản phẩm được đưa ra bán sau thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (60 ngày sau khi điều tra) hoặc quyết định đánh thuế chống bán phá giá (1 năm - 18 tháng sau khi điều tra) có hiệu lực.

Có thể truy thu thuế trong các trường hợp sau:

- Quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào thiệt hại vật chất;

hoặc

- Quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào nguy cơ gây thiệt hại và thiệt hại thực tế đó có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp tạm thời.

- Có thể truy thu thuế đến tận 90 ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu cơ quan chức năng xác định được:

+ Có cả một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đó hoặc lẽ ra phải nhận thức được rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gây thiệt hại; và

+ Thiệt hại bị gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn trước khi áp dụng biện pháp tạm thời (trường hợp này nhà nhập khẩu được phép trình bày ý kiến).

Tuy nhiên không được truy thu thuế với sản phẩm được nhập khẩu trước ngày bắt đầu điều tra.

Phải hoàn thuế trong những trường hợp sau:

- Nếu mức thuế cuối cùng xác định được thấp hơn mức thuế tạm thời đó thu thì phải hoàn lại khoản chênh lệch cho nhà nhập khẩu, nếu cao hơn thì không được thu thêm.

- Nếu kết luận điều tra cuối cùng khẳng định việc bán phá giá sẽ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì thuế

chống bán phá giá chỉ được đánh từ ngày ra kết luận điều tra cuối cùng và phải hoàn lại số tiền đặt cọc đó thu khi áp dụng biện pháp tạm thời.

- Nếu kết luận cuối cùng là không đánh thuế chống phá giá thì khoản tiền đặt cọc khi áp dụng biện pháp tạm thời sộc được hoàn trả.

2.3.7. Rà soát

Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá một thời gian, cơ quan chức năng sẽ tự tiến hành rà soát việc tiếp tục đánh thuế hoặc theo đề nghị của bất kỳ bên liên quan nào về vấn đề: có cần tiếp tục đánh thuế không; hoặc nếu ngừng đánh thuế hoặc thay đổi mức thuế thì có dẫn đến thiệt hại không. Cơ quan chức năng sẽ quyết định ngừng đánh thuế nếu, sau khi rà soát, xác định được rằng không cần tiếp tục đánh thuế nữa.

Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng tối đa trong 5 năm.

Trước khi hết thời hạn trên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tự rà soát hoặc theo đề nghị của đại diện ngành sản xuất trong nước. Nếu như sau khi rà soát (thường trong vòng 12 tháng), cơ quan chức năng xác định được là việc ngừng đánh thuế có thể dẫn đến thiệt hại thì có thể tiếp tục đánh thuế.

2.3.8. Thông báo công khai và gii thích các kết lun

Khi cơ quan điều tra thấy rằng sẽ có đầy đủ bằng chứng để tiến hành điều tra phá giá thì họ sẽ gửi thông báo cho nước hoặc nước có sản phẩm bị điều tra và các bên có quan tâm khác. Thông báo này gồm những thông tin sau:

- Tên (các) nước xuất khẩu sản phẩm có liên quan;

- Ngày bắt đầu điều tra;

- Căn cứ về hành vi phá giá ở trong đơn xin điều tra;

- Tóm tắt các yếu tố được coi là cơ sở xác định thiệt hại;

- Địa chỉ liên hệ để liên lạc với đại diện của các bên;

Một phần của tài liệu Pháp luật chống bán phá giá của WTO trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)