Chương 3:THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM
3.1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt
Với sự cạnh tranh như vũ bão của các công ty nước ngoài lớn mạnh hơn hẳn về mọi mặt, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đã từng một thời làm ăn khá như:
xe đạp, quạt điện, may mặc, điện tử, nước giải khát... nay bị sức ép mạnh mẽ dồn ép vào một gúc thị phần nhỏ hẹp. Trong quá trình cạnh tranh, các công ty nước ngoài dùng mọi biện pháp để chiếm đoạt thị phần của đối phương, mở rộng thị phần của mình kể cả các biện pháp tiêu cực trong đã có biện pháp bán phá giá.
Tình trạng buôn lậu ở nước ta vẫn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp làm cho hàng hóa ế thừa, hàng hết hạn sử dụng hoặc hàng kém phẩm chất tràn vào nước ta bày bán tràn lan khắp nơi gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất trong nước trong cuộc cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường.
Nhìn trên toàn cảnh, chúng ta thấy rất rõ thế suy yếu của công nghiệp nội địa nước ta trước sự cạnh tranh không bình đẳng và không trung thực của các hàng hóa nước ngoài. Đi sâu vào phân tích thực trạng đối với một số nhóm hàng, ngành hàng cụ thẻ giúp chúng ta rõ hơn hiện trạng bán phá giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
3.1.1. Ngành cơ khí
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), hiện cả nước có khoảng 14.800 doanh nghiệp cơ khí. Tuy nhiên, chỉ có 12 doanh nghiệp có trên 5.000 lao động và 116 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.
Nếu tính quy mô vốn trên 500 tỷ đồng, có khoảng gần 100 doanh nghiệp. Như vậy, số lượng không nhiều, mà quy mô lại rất khiêm tốn.
Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, sản xuất lại khép kín, kinh doanh đa ngành còn khá phổ biến… Điều này khiến sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp thấp, sức cạnh tranh tổng thể của ngành lại càng thấp hơn và bị các nhà cung cấp nước ngoài lấn át, chiếm gần hết thị trường.
Đặc biệt, ngành cơ khí Việt Nam hiện tại chỉ dừng ở mức làm gia công, chưa đủ sức tự chế tạo ra một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế, dẫn đến hàng năm Việt Nam nhập siêu nhiều tỷ USD trang thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất của ngành.Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện nay, hơn 40% số doanh nghiệp cơ khí (DNCK) đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, không tiêu thụ được sản phẩm hoặc không có công trình, dự án, phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất.
Máy móc động lực nông nghiệp bán trên thị trường nước ta hiện nay có máy mới, máy cũ, có máy nhập từ nước ngoài( Nhật bản, Hàn quốc, Đài Loan, Trung Quốc...), có máy chế tạo trong nước. Máy nông nghiệp của Trung Quốc chiếm được thị phần chủ yếu do được bán với giá thấp hơn 15%-20% so với giá máy nội địa.
Cách bán máy của họ lại rất linh hoạt như hàng đổi hàng, mua trả chậm, gửi bán rồi thu tiền dần...Giá bán máy động cơ nổ của Trung Quốc nhiều khi rẻ đến mức không thể tin được, chỉ bằng 50% giá máy động cơ nổ của Việt Nam. Cơ chế bán hàng dành cho đại lý của họ quá thoáng, chỉ phải trả tiền sau khi dó bán được máy làm cho hàng của Việt Nam không thẻ cạnh tranh nổi.
3.1.2. Ngành hàng sản xuất xe đạp
Trước thập niên 1980 ngành nay mỗi năm sản xuất hơn 500.000 chiếc xe đạp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do nhiều nguyên nhân trong đã có nguyên nhân quan trọng là hàng ngoại nhập khẩu trốn thuế vào tràn lan được bán với giá quá rẻ khiến cho hàng xe đạp nội địa không thể cạnh tranh nổi. Ngành sản xuất xe
đạp đã bị tổn thương nặng, năm 1998 chỉ còn sản xuất được 150.000 chiếc mà tiêu thụ rất chật vật.
Theo các số liệu thống kê, trên thị trường Việt Nam hiện nay, các loại xe đạp, xe đạp điện xuất xứ từ Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan chiếm tới 80% thị phần.
Thế mạnh của các thương hiệu nước ngoài là kiểu dáng, màu sắc đa dạng, liên tục cập nhật mẫu mới và giá cả cạnh tranh không thua kém hàng nội. Ở phân khúc cao cấp, các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ (Trek), Pháp (Specialized S), Đức (Mecedes Benz), Nhật Bản, Đài Loan (Giant, Merida, Momentum)… cũng chính thức có mặt tại Việt Nam. Trong khi đó, xe đạp do doanh nghiệp trong nước sản xuất chỉ chiếm 8%, với các thương hiệu như Thống Nhất, Viha, Delta, Hitasa, Martin 107.
3.1.3. Dược phẩm
Theo IMS Health, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng chi tiêu cho tiền thuốc giai đoạn 2017-2021 của Việt Nam sẽ đạt 15-17% nhờ vào dân số tăng trưởng nhanh cùng với thu nhập bình quân đầu người cải thiện, dẫn tới sự quan tâm chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Việt Nam bắt đầu bước qua giai đoạn già hóa dân số từ năm 2017, trong khi các nghiên cứu cho thấy, số năm bệnh tật và số loại bệnh trung bình mắc phải của người già đang gia tăng nhanh chóng.
Dư địa tăng trưởng của ngành dược các theo tính toán còn rất cao. IMS cho biết, chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam hiện mới đạt 33 USD/người/năm. Dự báo con số này vào năm 2021 mới đạt 55 USD, so với mức bình quân 117 USD/người/năm của 22 thị trường dược mới nổi.
Trong khi đó, đối với Việt Nam, chỉ số EPI do Đại học Yales xây dựng và công bố định kỳ năm 2016 rất thấp, đứng thứ 131/180 quốc gia. Chỉ số này đo đạc chất lượng không khí, nguồn nước, vệ sinh môi trường, sản xuất nông lâm ngư nghiệp… cho thấy, Việt Nam vẫn thuộc nhóm có môi trường ô nhiễm cao, gây ra nhiều loại bệnh tật cho con người. Vì vậy, nhu cầu thuốc sẽ tiếp tục tăng.
Một số năm gần đây, khi các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước rơi vào tình trạng khốn đốn, Bộ Y tế đã phải áp dụng một số biện pháp “chữa cháy”
để tiết giảm bớt “cơn lũ” thuốc ngoại tràn vào Việt nam. Nhờ đó, khối bệnh viện trong nước mới hạn chế được phần nào cơ số thuốc nhập khẩu. Thế nhưng, chính sách”ưu tiên” này có lúc vẫn phải “chào thua” cơ chế hoa hồng của các hãng dược phẩm nước ngoài. Theo thông lệ, tỷ lệ hoa hồng đối với hợp đồng nhập khẩu thuốc thường từ 0.5-2%, đặc biệt có những trường hợp lên đến 3-5% nếu hợp đồng thực hiện với số lượng nhiều và lâu dài. Thị trường Dược phẩm trong nước đã bị thuốc ngoại chiếm giữ đến khoảng 60% thị phần). Đa số các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có khả năng sản xuất ra những loại thuốc đặc trị, mà chủ yếu vẫn là thuốc thông thường nhưng chủng loại thì chưa phong phú. Ngoài ra nhiều loại thuốc trong nước mặc dù có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập nhưng do vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho chính mình nên khả năng cạnh tranh còn thấp.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) của Việt Nam, từ 1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm. Thêm vào đó, Việt Nam đang tiếp tục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO. Như vậy, thị trường dược đang mở rộng cửa cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩch vực nhập khẩu và hậu cần(logistic). Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có khoảng 70%- 80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân phối dược phẩm.
Trong điều kiện dược phẩm như hiện nay, khi mà nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, các mối quan hệ nước ngoài ngày càng được nâng cao, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường dược phẩm theo đúng với cam kết khi ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO thì một điều chắc chắn rằng, số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là cơ hội cũng đồng thời là thách thức rất lớn. Vì
vậy, để có thể phát triển, và chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì việc các doanh nghiệp ngành dược phẩm Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu chính là một điều tất yếu.
3.1.4. Điện tử
Ngành công nghiệp điện tử là một ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam.
Mặc dù những linh kiện điện tử giản đơn đã được sản xuất từ những năm 70, nhưng ngành công nghiệp quan trọng này chỉ chính thức được phát triển cùng với sự ra đời của Tổng công ty Viettronics từ năm 1982. Nếu trước năm 1996, ngành điện tử Việt Nam còn chưa có sản phẩm xuất khẩu thì đến nay đã có hàng triệu sản phẩm xuất khẩu đi hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2013, theo Tổng cục Thống kê, ngành điện tử đã vượt qua ngành may mặc trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt khoảng 32,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 57% so với năm 2012.
Tuy nhiên thành tích này chủ yếu từ sự đóng góp của doanh nghiệp FDI. Cụ thể, khoảng 23 tỉ đô la Mỹ thu được từ hoạt động xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện điện thoại của Samsung cùng một số doanh nghiệp nước ngoài khác. Còn lại gần 10 tỉ đô la Mỹ là từ xuất khẩu các linh kiện điện tử khác và máy tính (cũng chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI).
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành điện tử khá nhiều, nhưng tiềm lực tài chính và công nghệ hạn chế nên rất khó cạnh tranh. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài hiện chiếm hơn 80% thị trường trong nước và hơn 95% kim ngạch xuất khẩu.
Trước sự đầu tư ồ ạt của các công ty điện tử hàng đầu khu vực và thế giới như Samsung, LG, Panasonic, Sanyo, Canon... các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI về công nghệ, giá cả, trong bối cảnh hàng điện tử nhập khẩu nguyên chiếc tràn ngập thị trường.
Hiện phần lớn doanh nghiệp Việt Nam trong ngành đang gia công, lắp ráp sản phẩm dân dụng, chủ yếu là ti vi, đầu karaoke, tủ lạnh… với hình thức nhập linh
kiện và lắp ráp để cung ứng cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu được bán cho người dân vùng sâu, vùng xa, vì không cạnh tranh được với các sản phẩm của nhiều hãng nước ngoài. Thậm chí nhiều sản phẩm điện tử nhập nguyên chiếc còn rẻ hơn cả hàng lắp ráp trong nước do thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử nguyên chiếc từ các nước ASEAN hiện chỉ 0%
hoặc 5% theo lộ trình AFTA.
3.1.5. Ngành giấy
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, ngành giấy nước nhà đang có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Giấy của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonexia, Malaixia và của các nước trên thế giới sẽ tràn vào Việt Nam đe dọa sự sống còn của ngành giấy Việt Nam. Việt Nam phải nhập tới 174,5 triệu USD trong tháng 5/2015, tăng hơn 3,5 lần trị giá hàng xuất khẩu. Theo báo cáo từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn giấy và các sản phẩm từ giấy, trong khi xuất khẩu chỉ vẻn vẹn 133 nghìn tấn. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của ngành này có sự chênh lệch rõ rệt và ngành giấy Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy. Tuy nhiên, một nghịch lý tồn tại nhiều năm qua, đó là mỗi năm toàn ngành phải dùng tới 70 -80% nguyên liệu phế thải để sản xuất giấy, 50% trong số đó là nhập khẩu. Nguồn thu gom trong nước chủ yếu qua đồng nát là những người thu gom riêng lẻ, các Cty vệ sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian.
Hiện nay chưa có Cty chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn nữa nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan.
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đỏp ứng được ẵ nhu cầu sản xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu với giá cao từ nước ngoài về để sản xuất giấy. Khi sử dụng giấy loại làm nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất rất lớn để hạ giá thành sản phẩm. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy.
Trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) , đáng chú ý nhất đối với ngành giấy là việc ký kết thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm nay và đến năm 2018, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy từ các nước trong khối về 0%. Đây là điều rất đáng ngại và sẽ gây ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với ngành giấy trong nước do có đến 50% lượng giấy của Việt Nam được nhập khẩu từ ASEAN.
Lộ trình cắt giảm thuế vừa là cơ hội để doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ nhưng lại đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong thị trường nội địa.
Nguyên nhân vì chất lượng mặt hàng giấy từ các nước như Indonesia, Thái Lan đều tốt hơn Việt Nam mà giá thành tương đương. Mặt hàng giấy của doanh nghiệp Việt Nam tuy thuận lợi hơn khi tiết kiệm được chi phí vận chuyển nhưng thường sản xuất nhỏ lẻ, trong khi hàng của các nước khác được sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn nên chi phí sẽ bù lại phí vận chuyển để đưa ra giá thành rất cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.
3.1.6. Ngành dệt may
Theo báo cáo từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm 2014 đạt xấp xỉ 24,6 tỷ USD, bên cạnh đó tổng lượng trong nước đạt khoảng 3 tỷ USD, song so với một thị trường tiềm năng trên 90 triệu dân thì rõ ràng con số trên là khá khiêm tốn.
Thị trường Việt Nam với dân số đông, sức tiêu thụ lớn là mảnh đất màu mỡ đối với ngành Dệt may. Tuy nhiên, khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu giá rẻ và thiếu những chính sách bảo hộ của Nhà nước đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may không mặn mà với thị trường nội địa. Hiện chỉ có khoảng 20% DN sản xuất trong ngành mặn mà với việc sản xuất hàng may mặc phục vụ cho thị trường nội địa, phần còn lại tập trung cho công tác sản xuất xuất khẩu.
Trên thực tế, dù đã đầu tư nhiều hơn nhưng số doanh nghiệp thực sự quan tâm và thành công tại thị trường trong nước còn chưa nhiều và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, trong khi thị trường nông thôn rộng lớn còn bỏ ngỏ.
Hiện quy mô dân số Việt Nam lên đến 90 triệu người, là thị trường tiêu thụ lớn, nhiều tiềm năng, với mức tiêu dùng chi cho hàng dệt may lên đến khoảng 3 tỷ USD/năm, nhưng việc các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu là mức khá thấp.
3.1.7. Nước giải khát
Trong năm 2014, dung lượng thị trường ngành nước giải khát tại Việt Nam là 77,500 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2013. Các ngành hàng đóng góp lớn vào thị trường là Trà xanh đóng chai, Trà thảo mộc, Nước tăng lực. Dự báo tăng trưởng kép hàng năm CAGR giai đoạn 2015 – 2019 cho 3 ngành hàng này tương ứng là 17.8%, 27.6%, và 24.7%. Một số ngành hàng khác cũng được dự báo sẽ tăng trưởng tiêu dùng cao trong giai đoạn này là nước giải khát có gas CSD (11.8%), nước uống thể thao (28.2%) và ngành sữa nước (23%).
Điểm nổi bật trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam chính là xu hướng sử dụng các loại sản phẩm không chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải khát thông thường mà còn quan tâm đến lợi ích sức khỏe mà sản phẩm mang lại. Điều đó được minh chứng qua xu hướng tiêu dùng các sản phẩm trà. Trà thảo mộc tăng trưởng liên tục qua các năm.