Phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật chống bán phá giá của WTO trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 88 - 96)

Chương 3:THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM

3.5. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam

Qua phân tích về thực trạng của pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam và thực tiễn hoạt động chóng bán phá giá ở Việt Nam trên đây, có thể thấy rằng nhìn chung cho đến nay, hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam bao trùm khá đầy đủ các khía cạnh của lĩnh vực chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Các chế định pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam về cơ bản cũng khá tương đồng với nội dung của pháp luật chống bán phá giá mẫu của WTO.

Hệ thống pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam cũng mới được ban hành và hầu như chưa được áp dụng trong thực tiễn. Nói cách khác thực tiễn chống bán phá giá của Việt Nam còn quá ít để có thể kiểm chứng cho sức sống và hiệu quả của hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam. Vì vậy, để có thể tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, trước tiên cần tăng cường thực tiễn thực thi pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam. Qua nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn về chống bán phá giá trên đây chỉ có thể rút ra một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần làm rõ và tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật về chống bán phá giá để xác định được rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra biện pháp cụ thể để hoàn thiện. Trong quá trình tổng kết cần lưu ý hai tiêu chí là sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam và luật lệ của WTO.

Thứ hai, cần chuẩn bị các thiết chế đủ mạnh về cả nhân lực, tài lực và vật lực, để thụ lý và giải quyết một cách thuyết phục các vụ kiện chống bán phá giá ở Việt Nam. Cơ quan chống bán phá giá bao gồm Cơ quan điều tra chống bán phá giá và Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá phải có năng lực, được đào tạo bài bản, nắm vững pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cũng như luật lệ chống bán phá giá của WTO. Cơ quan này cũng phải có được đội ngũ cán bộ,

chuyên gia có năng lực cũng như nguồn lực đầy đủ để tiến hành điều tra, chống bán phá giá một cách hiệu quả và thỏa đáng. Cơ quan này cần phải vừa bảo hộ được các ngành sản xuất trong nước một cách hợp lý vừa tuân thủ luật lệ của WTO. Hệ thống Tòa án cúng cần phải được kiện toàn, nhất là về năng lực, để có thể giải quyết các đơn kiện đối với quyết định chống bán phá giá một cách khách quan, chính xác.

Thứ ba, cần tiến hành tuyên truyền phổ biến pháp luật về chống bán phá giá rộng rãi một cách hợp lý với những hình thức đa dạng để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ bản chất của pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và sử dụng nó như công cụ bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh kinh tế hội nhập.

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường quá chú trọng tới thị trường bên ngoài mà bỏ quên thị trường trong nước và điều này là một bất cập lớn. Nghiên cứu về các vụ việc chống bán phá giá ở Hoa Kỳ và EU trên đây cho thấy, thực tế các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng tới việc sử dụng pháp luật về chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình ở thị trường nội địa của họ.

Các ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ rất chịu khó tìm hiểu và áp dụng luật về chống bán phá giá mọi lúc có thể. Nhìn rộng ra thế giới thì thấy, không chỉ có các nước phát triển, đang mới nổi lên về mặt kinh tế cũng ngày càng áp dụng nhiều hơn biện pháp này, ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.. Thật ra, đây là xu hướng khá hợp lý vì các nước đang phát triển thường có các ngành sản xuất phong phú, thường có lợi thế chính về giá chứ chưa phải chất lượng, nhất là khi tình trạng kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, thì các mặt hàng đến từ các quốc gia khác đang phát triển càng được quan tâm nhiều hơn. Các ngành sản xuất nội địa của các nước phát triển vì vậy rất dễ bị cạnh tranh từ các hàng hóa giá rẻ đến từ rất nhều các nước đang phát triển khác. Chống bán phá giá, vì vậy nhìn từ các nước xuất khẩu, là công cụ bảo hộ ngành sản xuất trong nước đáng bị phê phán, nhưng nhìn từ góc độ nước nhập khẩu lại là công cụ hữu hiệu và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của ngành sản xuất nội địa. Ở nước nào cũng vậy, tiền thu được từ thuế chống bán phá giá sẽ được điều tiết trở lại cho doanh nghiệp nội địa để bù đắp thiệt hại mà sản phẩm bán phá giá đã gây cho doanh nghiệp nội địa. Nhà nước cần phải tuyên truyền

cho các doanh nghiệp nội địa biết điều đó để họ ý thức hơn về những cơ hội có thể giúp họ vượt qua khó khăn. Lấy đó là một trong những động lực để họ quan tâm hơn nữa tới vấn đề chống bán phá giá trong nước.

Thứ tư, cần khuyến khích các doanh nghiệp tập hợp với nhau thành các cộng đồng, hiệp hội để đại diện và bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất của mình trên thị trường trong nước. Để kiện chống bán phá giá một sản phẩm nhập khẩu đòi hỏi phải có hành động của tập thể. Một hay một số doanh nghiệp đơn lẻ không khi nào có thể kiện chống bán phá giá thành công. Hơn nữa, quan tâm trước tiên và thường xuyên của các doanh nghiệp luôn là làm thế nào để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường chứ không phải thường xuyên rà soát xem có doanh nghiệp nào bán phá giá ở thị trường Việt Nam và gây hại cho ngành sản xuất của mình không. Công việc rà soát đó sẽ và chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi các hiệp hội của các doanh nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ trong thực tiễn kiện bán phá giá tại Hoa Kỳ và EU.

PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển lớn. Với việc gia nhập vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển toàn diện nền kinh tế, pháp luật kinh tế Việt Nam nói chung và pháp luật chống bán phá giá nói riêng đã định hướng khá cơ bản để hội nhâp, và chúng ta cũng đã bước đầu thu được những thành quả ban đầu trong việc chống bán phá giá, chống trợ cấp hàng hóa, xây dựng thể chế pháp luật hoàn chỉnh luôn là chìa khóa thành công để bảo vệ các lợi ích của các quốc gia nhất định và Việt Nam cũng vậy, việc làm quen với cơ chế thị trường đã đặt các doanh nghiệp phải năng động không chỉ việc sản xuất ra chất lượng, số lượng sản phấm mà còn đòi hỏi họ phải hiểu biết pháp luật nói chung và các quan hệ pháp luật luôn thay đổi là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển ngày nay. Tuy có được những bước phát triển như vậy nhưng nhìn chung pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam vẫn là một nền pháp luật non trẻ và cần hoàn thiện nhiều thêm nữa.

Khó khăn vẫn còn nhiều, thách thức còn lớn. Song cùng với cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế chắc chẵn chúng ta sẽ thực hiện tốt các yêu cầu và pháp triển tốt theo định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Công tác của WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo WT/ACC/VNM/48.

2. Báo cáo của Uỷ ban Chống bán phá giá, Ban Thư ký WTO, cập nhật hàng tháng.

3. Bộ tài chính (2005), Thông tư hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, (106/2005/TT-BTC), ngày 5/12/2005.

4. Bộ Thương mại (2001), Công văn về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá, (3843/TM-ĐB), ngày 27/9/2001.

5. Bộ Tài chính (2013) Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (128/2013/TT-BTC), ngày 10 tháng 9 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/11/2013.

6. Bộ Công Thương (2013), Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh (848/QĐ-BCT), ngày 05/02 /2013.

7. Bùi Anh Thuỷ (2007), “Doanh nghiệp Việt Nam và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”, Tạp chí dân chủ & pháp luật, tr. 31 – 35.

8. Bùi Anh Thuỷ (2007), “Các vụ kiện chống bán phá giá và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr. 29 – 34.

9. Các thủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá; hướng dẫn các nhà xuất khẩu, nhập khẩu - Trung tâm Thương mại Quốc tế, UNCTAD/WTO, 1997 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định cụ thể

hóa một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá, (90/2005/NĐ-CP).

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội

đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, (04/2006/NĐ- CP), ngày 9/1/2006.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghịđịnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh, (06/2006/NĐ-CP), ngày 9/1/2006.

13. Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương (2008), Quyết định ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, (32/QĐ-QLCT), ngày 15/5/2008.

14. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương (2015) Quyết định về việc ban hành các Mẫu hồ sơ áp dụng biện pháp chống bán phá giá, (148/QĐ-QLCT) ngày 07/09/2015.

15. Đoàn Trung Kiên (2005), Pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

16. Đoàn Trung Kiên (2010), Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam-những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

17. Đoàn Tất Thắng (2005) Những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, Tạp chí Thương mại, số 10, 2005.

18. Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT 1994) 19. Hiệp định Chống Bán phá của WTO.

20. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Điều XVI của GATT 1994) 21. http://www.canhbaosom.vn.

22. http://chongbanphagia.vn.

23. http://www.thesaigontimes.vn/116693/Dau-roi-doanh-nghie%CC%A3p-dien- tu-Vie%CC%A3t-Nam?.html

24. http://www.vnpt.com.vn/News/Khoa_Hoc_Cong_Nghe/ViewNews/tabid/89/ne wsid/3658/seo/Kha-nang-canh-tranh-cua-cac-doanh-nghiep-dien-tu-Viet-Nam-- nhung-thach-thuc-chu-yeu/Default.aspx

25. http://enternews.vn/nganh-giay-dang-gap-nhieu-kho-khan-100149.html

26. http://doanhnhanonline.com.vn/cuoc-dua-cua-nhung-dai-gia-nganh-duoc/

27. http://vinanet.vn/kinhte-taichinh/chien-luoc-phat-trien-nganh-co-khi-viet-nam- can-mot-lo-trinh-kha-thi-635915.html

28. http://trungtamwto.vn/

29. http://nhandan.com.vn/nhandan.com.vn/kinhte/item/31403802-huong-di-nao- cho-nganh-cong-nghiep-co-khi.html

30. http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/xe-dap-viet-lep-ve-tren-san- nha/1093878/

31. https://www.hoinhap.org.vn/

32. Lê Như Phong (2004), Pháp luật chống bán phá giá của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và vấn đề hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà nội, Hà Nội.

33. Lưu Hương Ly (2007), “Địa vị kinh tế phi thị trường và tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tr. 19 – 23.

34. Lý Vân Anh (2009), “Phương pháp quy về không (zeroing) trong điều tra về bán phá giá: sửa đổi các quy định của WTO và tác động đối với Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, tr.38 – 46.

35. Nguyễn Linh Giang (2008), “Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr. 46 – 51.

36. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và một số suy nghĩ về việc thực hiện trong mối liên hệ với toà án”, Tạp chí Toà án, tr. 02 – 10.

37. Nguyễn Thị Thu Trang (2019) Báo cáo nghiên cứu: Giải pháp tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhằm chuẩn bị cho doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cho việc mở cửa thị trường thực thi các FTA và cộng đồng kinh tế ASEAN- 10/2014.

38. Phạm Văn Thiệu (2005), “Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và thẩm quyền mới của toà án”, Tạp chí Toà án, tr. 15 – 16.

39. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới: 1987 - 1997 - Jorge Miranda, Raul Torres, Mario Ruize, Tạp chí Thương mại Thế giới 32, tr. 5-71, 1998.

40. Thủ tướng chính phủ (2005), Chỉ thị về việc chủ động phòng chống các vụ kiện thương mại với nước ngoài, (20/2005/CT-TTG) ngày 09/6/2005

41. TS.Trần Việt Dũng (2009), “Thực trạng áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong thủ tục chống bán phá giá”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr. 29 – 35.

42. TS. Hoàng Phước Hiệp (2003), “Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của tổ chức thương mại thế giới và Hoa Kì”, Tạp chí Luật học, tr. 26 – 29.

43. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh chống bán phá giá, (20/2004/PL-UBTVQH11).

44. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002) Pháp lệnh về Giá (40/2002/PL-UBTVQH10) ngày 26/4/2002

45. Vũ Kim Dũng, Bán phá giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 94, 2005.

46. Vũ Thị Phương Lan (2007), “Các quy định về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO”, Tạp chí Luật Học, tr: 38-42.

47. Vũ Thị Phương Lan (2009), “Lịch sử pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Luật học, tr.35 – 40.

48. Vũ Thị Phương Lan (2010), “Quy về 0 (zeroing) trong tính toán biên độ phá giá đối với các vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13/2010, tr. 56-59, 62.

49. Vũ Thị Phương Lan (2010), “Xác định biên độ bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện bán phá giá theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới và Hoa Kỳ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2010, tr. 53-59

Một phần của tài liệu Pháp luật chống bán phá giá của WTO trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)