Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
4.2.5 Cở sở vật chất, trang thiết bị
Để bổ trợ cho công tác quản lý của con người thì các thiết bị hỗ trợ là một phần không thể thiếu như công cụ đo đạc, phân tích số liệu, in sao lưu số liệu cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý.
Bắt kịp với khoa học công nghệ tiên tiến, thanh tra sở Bắc Giang cũng đã có trang bị các thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho công tác quản lý của mình tuy nhiên số trang thiết bị được trang bị vẫn chưa đảm bảo. Cụ thể tại phòng, theo yêu cầu mỗi cán bộ 01 máy tính xách tay, 01 máy in A4 nhưng hiện tại đa số cán bộ phòng đều sử dụng máy tính bàn và có 04 máy in A4 không có máy in A3 và 01 máy fax điện tử đặt tại văn phòng, camera, máy ảnh máy ghi âm. Đây chính là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc của phòng. Máy tính cá nhân khi đi công tác là một dụng cụ hỗ trợ lưu trữ và xử lý thông tin rất thuận lợi và nhanh chóng giúp giải quyết công việc được giải quyết nhanh gọn. Công cụ hỗ trợ mang tính hình thức chưa thực sự hiệu quả.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải tuy đã được quam tâm nhưng chưa đáp ứng được so với yêu cầu:Trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, xử lý còn lạc hậu, thiếu thốn nhất là máy cân kiểm tra tải trọng xe, ô tô phục vụ tuần tra...
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành hiện nay là do thiếu kinh phí, cũng như cơ sở vật chất không đáp ứng để có thể hoạt động thanh tra một cách thường xuyên, đúng chương trình, đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước cần phải đảm bảo đủ kinh phí hoạt động cho các cơ quan này hoặc quy định cho phép các cơ quan thanh ha chuyên ngành có thể thực hiện một số hoạt động phù hợp nhằm bổ sung hỗ trợ thêm phần kinh phí.
Bảng 4.15. Ngân sách nhà nước chi cho công tác quản lý
Nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước + Quản lý hành chính + Đảm bảo TTATGT
73
Qua số liệu điều tra trên cho thấy nguồn lực tài chính cho quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải qua các năm trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang: nếu năm 2014 số tiền ngân sách là 4,592 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đã là 5,788 tỷ đồng (qua ba năm thì tổng số vốn đã tăng lên 26 % tổng số vốn năm 2016 tăng so với năm 2014). Tổng nguồn vốn năm 2016 so với năm 2015 tăng 125%. Tổng nguồn vốn năm 2016 so với năm 2014 tăng 26%.
Bảng 4.16. Ngân sách nhà nước chi cho trang thiết bị
Nguồn vốn
Trang thiết bị
Qua số liệu điều tra trên cho thấy nguồn ngân sách chi trang thiết bị cho quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải qua các năm trên địa tỉnh Bắc Ginag: nếu năm 2014 số tiền ngân sách là 121,9 triệu đồng thì đến năm 2016 con số này đã là 201triệu đồng (qua ba năm thì tổng số vốn đã tăng lên 65% tổng số vốn năm 2016 tăng so với năm 2015). Tổng nguồn vốn năm 2016 so với năm 2015 tăng 123%. Tổng nguồn vốn năm 2016 so với năm 2014 tăng 165%.
4.2.6. Hệ thống thông tin và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ Hàng năm, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông, trong đó tuyên truyền, giáo dục về giao thông đường bộ nhằm hình thành nếp sống văn minh, ý thức chấp hành pháp luật trong giao thông đường bộ.
Đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách, vừa mang tính cơ bản, lâu dài.
Những năm trước, công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về hoạt động của phương tiện vận tải quá khổ, quá tải chưa được chỉ đạo thống nhất, thiếu bài bản, không có kế hoạch, chưa được sự quan tâm đúng mức... Từ năm 2012, công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về hoạt động của phương tiện vận tải quá khổ, quá tải đã được đổi mới và thực tế đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực thể hiện ở chỗ, Đảng ủy, lãnh đạo Sở GTVT đã quan tâm chỉ đạo sát sao các phòng, ban, đơn vị trong ngành thực hiện đồng bộ các hình thức tuyên truyền các quy định pháp luật về hoạt động của phương tiện vận tải quá khổ, quá tải …. Kết quả đạt được là sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, tất cả các phòng, ban, đơn vị trong ngành đã đồng loạt triển khai công tác này theo chỉ đạo
74
Về cơ bản công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về hoạt động của phương tiện vận tải quá khổ, quá tải đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật một bộ phận không nhỏ chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện, chủ nguồn hàng, chủ bến bãi, chủ doanh nghiệp và được nhân dân ủng hộ, nhất trí cao.
Qua công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về hoạt động của phương tiện vận tải quá khổ, quá tải đã thu được những kết quả với hiệu quả và chất lượng nhất định: Góp phần nâng cao ý thức của các chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện, nâng cao tuổi thọ của công trình giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Nắm rõ vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền trong quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải. Phòng thanh tra sở GTVT tổ chức các lớp tập huấn các văn bản về thanh tra giao thông đường bộ, phối hợp với Đài truyền thanh - truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục tuyên truyền. Phòng còn phối hợp cùng lãnh đạo các xã tổ chức tuyên truyền thông qua lồng ghép với nội dung phổ biến giáo dục pháp luật. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi các văn bản liên quan đến Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 46/2012/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong đường bộ, luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản có liên quan khác đến với mọi người dân nhằm làm cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải.
Bảng 4.17. Các hình thức tuyên truyền người dân và doanh nghiệp tiếp nhận được
TT
Thông qua các kênh thông tin đại chúng
1 (báo, đài, truyền hình)
2 Thông qua hệ thống loa phóng thanh tại các tổ dân phố
3 Thông qua họp tổ dân phố, họp thôn xóm
4 Thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn
5 Tìm hiểu trên các trang mạng 6 Trực tiếp từ các cơ quan quản lý
10
0 10
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Trên thực tế thì công tác này ở các huyện, thành phố nói riêng và của các phường, xã nói chung còn tuyên truyền chưa thường xuyên, chưa định kỳ, đặc biệt là đối với các chương trình phát thanh của phường, các chuyên mục truyền hình,… do đó chưa tác động sâu rộng đến các tổ chức và cá nhân có tham gia giao thông và có công trình xây dựng. Tỷ lệ người dân nắm bắt được các thông tin có liên quan tới Luật giao thông đường bộ qua các kênh thông tin đại chúng như báo, đài, radio là tương đối cao, có tới 65% số người dân được phỏng vấn cho biết họ có từng nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên chỉ có 8,33% số người dân được phỏng vấn cho biết họ nghe và hiểu rõ, còn 56,67%
số người được phỏng vấn cho biết họ chỉ có nghe tới, chưa thực sự hiểu rõ.
Cũng tương tự như vậy là đối với hình thức tuyên truyền trên các loa phát thanh tại các khu phố. Theo người dân cho biết hệ thống loa phát thanh có chất lượng âm thanh không tốt, khó nghe, thêm vào đó là bị ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động của đô thị, đồng thời do công việc mà bản thân họ nhiều khi phải di chuyển, không ở cố định một nơi nên khi đang phát chương trình trên loa nhiều lúc họ chỉ nghe được 1 phần, sau đó họ đã di chuyển qua ngoài khu vực phát thanh của hệ thống loa truyền thanh. Từ các nguyên nhân trên lên mặc dù số lượng người trả lời đã từng nghe các thông tin về Luật giao thông đường bộ, an toàn giao thông đường bộ…. trên hệ thống loa truyền
thanh là tương đối lớn, gần 73%, tuy nhiên có tới 53% cho biết họ chỉ nghe qua, chưa thực sự nắm rõ được các nội dung mà hệ thống loa tuyên truyền. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các chủ thể tham gia giao thông, co công trình xây dựng không nắm bắt được mà vi phạm, xây dựng công trình sai phép, không phép, trái phép xảy ra còn nhiều
Trong các hình thức tuyên truyền, vận động thì có thể thấy hình thức đạt hiệu quả cao nhất là thông qua các cuộc họp dân phố, họp xóm. Thông qua việc tuyên truyền, vận động và đưa các nội dung trong quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải vào trong các hương ước, quy ước của các phường, các khu dân cư và phát tới từng hộ gia đình. Đồng thời đưa các nội dung trong quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải vào trong các cuộc họp dân phố qua đó đã nâng cao được nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến pháp luật trong giao thông vận tải.
Bảng 4.18. Đánh giá của dân và doanh nghiệp về công tác tuyên truyên phổ biến pháp luật
Chỉ tiêu đánh giá
Tổng Rất tốt Tốt
Trung bình
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Điều tra về đánh giá của người dân về công tác tuyên truyên phổ biến pháp luật được tổng hợp tại bảng 4.18 Công tác tuyên truyên phổ biến pháp luật được người dân đánh giá khá tốt trong đó: rất tốt chiếm 66.7%; tốt chiếm 25%; trung bình chiếm 0.83%.
Trên thực tế thì công tác này ở các huyện nói riêng và của thành phố nói chung còn tuyên truyền chưa thường xuyên, chưa định kỳ, đặc biệt là đối với các chương trình phát thanh của phường, các chuyên mục truyền hình,... do đó chưa tác động sâu rộng đến các tổ chức và cá nhân. Tỷ lệ người dân đánh giá công tác tuyên truyền luật giao thông đường rất tốt là tương đối cao, có tới 66.7% số người dân cho là tốt chỉ có 25% số người dân cho la trung bình còn 0,83%.
4.2.7. Sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội
Trong quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá hiện nay thì các công trình giao thông ngày càng được khai thác triệt để. Do vậy để việc tổ chức thực hiện không gặp trắc trở hay để tránh trường hợp xây lên làm lại thì công tác đầu tiên là nhận định lập kế hoạch phải chính xác và có tính lâu dài. Việc tổ chức dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải là phải quan tâm đến lợi ích của người dân nên rất được lòng dân và nhận được sự hỗ trợ ngược lại. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ kinh tế doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tư nhân để khuyến khích các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng giao thông vận tải, lao động và vốn của chính họ. Quản lý và sử dụng giao thông đường bộ đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có. Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều công trình về