Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 63)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

+ Dư nợ cho vay DNNVV

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay tại thời điểm cụ thể, được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối của ngân hàng. Dư nợ cho vay thấp chứng tỏ hoạt động ngân hàng còn yếu kém, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ nhân viên thấp, không có khả năng mở rộng. Tuy nhiên không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao. Bởi vì trong những khoản cho vay đó tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.

+ Doanh số cho vay, thu nợ DNNVV

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay mà ngân hàng đã cho khách hàng vay dù khoản cho vay đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quí hay năm

Doanh số thu nợ phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NHTM đã thu về từ các khoản cho vay của mình kể cả khoản vay của những năm trước, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.

Doanh số cho vay, thu nợ thường được xác định theo tháng, quí hay năm

+ Mức độ phân bổ các khoản cho vay giữa các DNNVV thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Một danh mục cho vay DNNVV của một NHTM an toàn phải là danh mục trong đó phân bổ đều vào tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế. Việc cho vay các khoản vay lớn cho một doanh nghiệp, hoặc một số doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ rất nguy hiểm khi doanh nghiệp đó không trả nợ được cho ngân hàng, hay như việc cho vay nhiều vào một ngành thì khi ngành đó bị suy thoái sẽ gây rủi ro nghiêm trọng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần phân bổ các khoản cho vay để tránh bỏ trứng vào một giỏ nhằm phân tán rủi ro.

+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV

Nợ quá hạn là những khoản vay mà đến hạn thanh toán khách hàng không trả được gốc, lãi hoặc cả hai bị chuyển hướng sang nợ quá hạn chịu sự kiểm soát chặt chẽ và chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Nợ quá hạn mới chỉ là con số tuyệt đối chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng vì vậy để đo lường rủi ro trong cho vay người ta sẽ đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có thể bị mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng cao, chất lượng cho vay ngày càng thấp. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định gọi là giới hạn an toàn.

Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau. Ở Việt Nam tỷ lệ nợ quá hạn được coi là an toàn đối với các tổ chức tín dụng là tối đa 3%.

+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng cho vay của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ - NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ───────── x 100%

Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, phản ánh có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV

Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM.

Một khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng tốt là một khoản vay có tỷ lệ sinh lời cao, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

+ Sự tuân thủ các quy định và chính sách cho vay của NHNN và của chính Ngân hàng

Sự an toàn của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung. Do đó, nếu ngân hàng tuân thủ các quy định, quy trình, chính sách cho vay của NHNN và của chính ngân hàng về việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, các quy định về giới hạn cho vay, đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, các tỷ lệ về an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn an toàn... thì ngân hàng sẽ hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

+ Mức độ thoả mãn của DNNVV khi vay vốn tại ngân hàng

Điều này phụ thuộc vào các hình thức cho vay của ngân hàng có phong phú hay không, thời gian xử lý hồ sơ cho vay có nhanh gọn, thủ tục đơn giản hay

phức tạp, thái độ phục vụ của cán bộ …Nếu khách hàng thoả mãn với các dịch vụ ngân hàng đưa, họ sẽ trở thành người bạn gắn bó lâu dài với ngân hàng, và do đó, ngân hàng sẽ không phải mất thời gian và chi phí để tìm hiểu thông tin về khách hàng mới cũng như đánh giá xếp hạng doanh nghiệp mới để cho vay và phân loại nợ. Hơn nữa nếu khách hàng cảm thấy chất lượng cho vay tại ngân hàng tốt, họ có thể giới thiệu bạn hàng của họ cho ngân hàng và ngân hàng sẽ mở rộng được hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w