Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu
4.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy trong quản lý du lịch theo từng cấp quản lý
4.2.3.1. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước về du lịch
Trong những năm qua quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Mai Châu đã có những kết quả khả quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan như: Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; tổ chức, điều tra đánh giá, phân loại, xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức thực hiện xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, triển lãm du lịch...công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành được quan tâm.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mai Châu
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)
Về tổ chức bộ máy
Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình; tham mưu, giúp UBND tỉnh Hòa bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động về du lịch, dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch.
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 8 phòng, chuyên môn nghiệp vụ và 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc , trong đó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch.
Đơn vị được giao làm công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu là Phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Với tiềm năng du lịch của tỉnh hiện nay, các hoạt động liên quan đến công tác QLNN về du lịch chủ yếu do Phòng nghiệp vụ du lịch của Sở Văn hóa, thể thao du lịch nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo sở để báo cáo cấp có thể thẩm quyền xem xét Quyết định, có thể trong tương lai không đáp ứng được yêu cầu do số lượng biên chế ít mà khối lượng công việc cần phải thực hiện khá nhiều theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân huyện
UBND huyện làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; các chương trình, đề án, dự án trên địa bàn huyện, thị, thành phố đồng thời kiểm tra, theo dõi, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch và chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch này và báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động du lịch về Sở Văn hóa thể thao và Du lịch và các sở, ngành có liên quan.
Phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực du lịch. Tổ chức hoặc phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa thể thao và Du lịch thanh tra, kiểm
tra đối với các tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về du lịch trên địa bàn quản lý.
Phòng Văn hóa - Thông tin
Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về: Văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, báo chí, xuất bản, chuyển phát, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch trên địa bàn huyện.
Phòng Văn hóa - Thông tin có nhiệm vụ trình UBND huyện ban hành quyết định, dự thảo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện đúng chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Ngoài ra, Phòng còn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tram thanh tra việc chấp hành về hoạt động du lịch theo đúng quy định của pháp luật.
Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước đang từng bước được nâng lên thực hiện nhiệm vụ của ngành cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch đã chú trọng vận dụng các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên có thể thấy là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa đặt ngang tầm với nhiệm vụ chính trị cả về quy mô, năng lực và quyền hạn. Phòng Nghiệp vụ du lịch thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch với đội ngũ cán bộ, công chức quá mỏng (5 biên chế) nên chưa phát huy hết vai trò của quản lý nhà nước đối với du lịch. Ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ chuyên viên làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu và yếu nên công tác quản lý còn gần như bỏ ngỏ.
Từ vấn đề trên cho thấy, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa hợp lý, còn thiếu và yếu đặt ra vấn đề cho công tác quản lý về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu.
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ về tổ chức bộ máy, chính sách pháp luật du lịch tại huyện Mai Châu
STT Chỉ tiêu
Tổ chức bộ máy
1 Hợp lý
2 Bình thường
3 Không hợp lý
Chính sách pháp luật về du lịch
1 Phù hợp
2 Bình thường
4 Không phù hợp
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (2017) Qua bảng 4.7, cho thấy các cán bộ tương đối hài lòng về thực hiện tổ chức
bộ máy, chính sách pháp luật. Có đến 23 ý kiến, tương đương 76,67% tổng số ý kiến được hỏi cho rằng tổ chức bộ máy như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên có tới 6,67% ý kiến đánh giá là không hợp lý và 16,67% ý kiến đánh giá là bình thường.
Về chính sách du lịch trên địa bàn cũng còn 13,33% ý kiến được hỏi là không phù hợp với tình hình phát triển du lịch của địa phương và có 33,33% đánh giá là bình thường. Điều đó cho thấy, công tác tổ chức và ban hành chính sách pháp luật về du lịch của địa phương Mai Châu cần có những thay đổi phù hợp.
Từ đó có thể thấy:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Châu đang áp dụng cả văn bản địa phương ban hành và văn quản lý của nhà nước ban hành trong quản lý về du lịch.
Tuy nhiên, lượng văn bản địa phương ban hành còn ít, nếu có chỉ mang tính chất là kế hoạch hoạt động và chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Có quá nhiều văn bản của Trung ương liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Từ đó gây khó khăn cho cơ quan tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các văn bản chính sách này còn chịu sự quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước như Bộ Văn hóa thể thao du lịch; Bộ Bưu chính viễn thông; Bộ Công An; Bộ Kế hoạch Đầu tư...
Nói về công tác triển khai văn bản, chị Hà Thị Liễu - Chuyên viên phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết:
Hộp 4.2. Ý kiến của chuyên viên phòng Văn hóa - thông tin huyện về công tác triển khai văn bản quản lý hiện nay
“ Cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước trong quản lý du lịch hiện nay có nhiều những bất cập. Quy trình quản lý thì chồng chéo, có quá nhiều cơ quan liên ngành cùng tham gia quản lý đã gây ra khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động của loại hình dịch vụ này”.
Nguồn: Ý kiến chị Hà Thị Liễu - chuyên viên phòng VH-TT huyện lúc 16h00 ngày 27 tháng 9 năm 2017 4.2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch Ở Việt Nam, Luật Du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 là khung pháp lý cao nhất, khẳng định vai trò của Ngành và thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp, có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Cùng với đó Nhà nước cũng đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch; xử phạt hành chính; quản lý môi trường du lịch...
Trong các năm qua, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mai Châu đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá để phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực du lịch, giới thiệu về văn hóa, truyền thống của các khu du lịch huyện Mai Châu. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tầng lớp nhân dân, bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn, thúc đẩy du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu ngày càng phát triển. Bên cạnh đó huyện cũng chủ động nghiên cứu và ban hành một số quy định, quy chế nhằm khắc phục và phát huy những thế mạnh vốn có để phát triển du lịch trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền luôn được quan tâm, chú trọng, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh huyện và đài truyền thanh cơ sở các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá. Đặc biệt là Nghị định 103/2009/NĐ- CP, 158/2013/NĐ- CP của Chính phủ, thường xuyên kiểm tra
đôn đốc tuyên truyền nhắc nhở các hộ kinh doanh thực hiện đúng các quy định của nhà nước về kinh doanh dịch vụ đặc biệt là ngành nghề du lịch.
Công tác tuyên truyền phổ biến quy định của Nhà nước đối với ngành dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện được phản ánh thông qua kết quả khảo sát đối với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ như sau:
Bảng 4.8. Đánh giá của các cơ sở kinh doanh, về công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật, phổ biến kiến thức về các cơ sở kinh doanh về du lịch tại
huyện Mai Châu
Tiêu chí
Cơ sở có được tuyên truyền về kiến thức pháp luật trong kinh doanh
Hình thức tuyên truyền, phổ biến là
Nội dung tuyền truyền gồm:
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (2017) 100% các cơ sở kinh doanh được điều tra đều được tuyên tuyền phổ biến kiến thức trong kinh doanh dịch vụ. Mặc dù chưa có điều kiện mở lớp tổ chức tuyên truyền tập trung nhưng các cán bộ xã, huyện khi đi thực tế địa bàn đều kết hợp luôn công tác tuyên truyền nên 100% ý kiến của các chủ cơ sở cho rằng đều được tuyên truyền trực tiếp từ các cán bộ trực tiếp quản lý về du lịch, bên cạnh đó còn được tuyên truyền thông qua tờ rơi, ấn phẩm (chiếm 70%) và qua đài truyền thanh, truyền hình (chiếm 90%). Nội dung được tuyên truyền khá đa dạng và đầy đủ đó là những kiến thức về thủ tục hành chính
trong việc đăng ký, hoạt động, giải thể; kiến thức về phòng cháy chữa cháy;
Những quy định cần lưu ý trong kinh doanh và những kiến thức về thuế, phí kinh doanh.
Về tính hiệu quả, hợp lý của nội dung tuyên truyền được tác giả tổng hợp từ phiếu đánh giá của các cơ sở kinh doanh được điều tra như sau:
Bảng 4.9 cho thấy các cơ sở kinh doanh du lịch được điều tra phỏng vấn đánh giá hình thức tuyên truyền hiện nay là phù hợp chiếm 67,50% và đánh giá nội dung tuyên truyền hữu ích chiếm 57,5%. Tuy nhiên, vẫn còn 5%
ý kiến cho rằng hình thức tuyên truyền hiện nay là chưa phù hợp bởi hiện nay vẫn còn phổ biến hình thức tuyên truyền trực tiếp mà với quá nhiều quy định như hiện nay thì các cơ sở kinh doanh khó có thể nhớ được các quy định đó.
Bảng 4.9. Tính hiệu quả từ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức đối với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu
Tiêu chí
1. Hình thức tuyên truyền Phù hợp
Bình thường Không phù hợp
2. Tính hữu ích của nội dung tuyên truyền
Hữu ích Bình thường Không hữu ích
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (2017) Về nội dung tuyên truyền như bảng 4.9 đã liệt kê rất đa dạng và khá đầy đủ.
Vì vậy, có tới 57,5% đánh giá nội dung tuyên truyền tới các cơ sở hiện nay là hữu ích. Tuy nhiên, vẫn còn 40% ý kiến cho rằng bình thường và 2,5%
ý kiến cho rằng không hữu ích. Lý do họ đưa ra là kiến thức về quy định kinh doanh với các ngành nghề của họ quá nhiều và thường xuyên có sự thay đổi nên họ khó nhớ được các quy định đó. Có một số cơ sở không nắm được quy định mới nên khi bị thanh tra, xử phạt mới biết được các quy định.
4.2.3.3. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch mỗi địa phương. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành cũng như toàn thể xã hội về vai trò, nhiệm vụ của du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tháng 10/2016 huyện Mai Châu được UBND tỉnh phê duyệt quyết định quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia đến năm 2030, do vậy UBND huyện đã giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện thực hiện xúc tiến, quảng bá hình ảnh về Mai Châu để thu hút đầu tư du lịch vào Mai Châu. Đến nay, trên địa bàn huyện có 22 dự án đầu tư, vốn đăng ký 705,405 tỷ đồng, trong đó, tổng vốn đầu tư đã thực hiện 575, 758 tỷ đồng, du lịch được ưu tiên là mũi nhọn phát triển của huyện, cụ thể có 7 trong tổng số 22 dự án đầu tư trên địa bàn là dự án du lịch. Tổng vốn đăng ký lĩnh vực du lịch trên 93 tỷ đồng/ 705 tỷ đồng tổng các dự án. Huyện đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Triển khai các chương trình, dự án du lịch trên địa bàn nhằm thu hút khách thăm quan.
Hộp 4.3. Đánh giá của cán bộ về tổ chức thực hiện các hoạt động quảng bá du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu
“Phát triển du lịch văn hóa, du lịch khám phá nói riêng đã góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; từ đó giúp đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện để gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.”
Phỏng vấn bà Hà Thị Hòa – Trưởng phòng Văn Hóa Thông - huyện Mai Châu lúc 14h ngày 15/9/2017 tại UBND huyện Mai Châu 4.2.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
Là một trong những ngành kinh tế dịch vụ đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn nghề nghiệp cao, tuy nhiên, lao động có trình độ được đào tạo
chuyên ngành du lịch có bằng cấp chỉ chiếm 9% số lao động trong ngành. Lao động trong lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế và chỉ chiếm 2% tổng số lao động của huyện. Trình độ lao động trong ngành du lịch còn rất hạn chế, hầu hết lao động chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh Hòa Bình.
Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên việc phát triển du lịch trên địa bàn đã được phổ biến nhưng chưa được đồng bộ, dẫn đến còn nhiều người dân tự ý làm du lịch. Nhiều cơ sở kinh doanh mọc lên không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch gây ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là Mai Châu chưa có được nguồn nhân lực làm du lịch tốt. Do nguồn nhân lực hiện nay vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch.
Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn vừa yếu về chuyên môn, yếu về ngoại ngữ và thiếu tính chuyên nghiệp.
Để thực thi hiệu quả chiến lược phát triển, quản lý chặt chẽ đầu tư, tài nguyên phục vụ cho phát triển bền vững và xây dựng sản phẩm, vấn đề cốt lõi là nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, việc nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách đối với du lịch Mai Châu, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa – xã hội và về tự nhiên – môi trường của người làm du lịch. Chính vì vậy, thời gian qua Mai Châu luôn quan tâm, tập trung cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ, chủ động phối hợp, tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm du lịch;
đào tạo ngắn hạn cho hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý; tổ chức Hội thảo khoa học “nâng cao nhận thức về giá trị du lịch văn hóa và du lịch khai tác tại địa phương cho học sinh phổ thông Hòa Bình”.
Hiện nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo như: Trường Đại học Văn hóa, Cao đẳng du lịch Hà Nội, Khoa du lịch – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn...tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch.
Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho khu du lịch sinh thái Hang Kia – Pà Cò, khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình.