Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Mai Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 123 - 126)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu

4.4.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Mai Châu

4.4.3.1. Cơ sở thực hiện giải pháp

Căn cứ vào công tác quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện chưa thực sự rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, có sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch.

4.4.3.2. Nội dung của giải pháp

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tinh gọn, đảm bảo thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có nghiệp vụ về chuyên môn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ýnghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi cao về trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, lễ tân…

4.4.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Thứ nhất, Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

ởtỉnh tinh gọn nhưng đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh mà cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm lãnh đạo, các phòng ban. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ các phòng ban để xác định số người cần thiết làm ở lĩnh vực này, từ việc để bố trí người, khắc phục tình trạng hiện nay là từ người bố trí việc.

Tinh giản bộ máy quản lý nhà nước, giảm số lượng, tăng chất lượng để làm tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch của huyện. Cải cách bộ máy hành chính theo hướng bỏ khâu trung gian, chồng chéo, đẩy mạnh phân cấp găn liền với trách nhiệm với người đứng đầu để đảm bảo sự năng động, tăng cường trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

Thứ hai, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có nghiệp vụ chuyên môn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể như dự báo tình hình cán bộ trong ngắn hạn và dài hạn, có kế hoạch tạo nguồn, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch sử dụng. Việc làm này đảm bảo đội ngũ cán bộ không bị hụt hẫng, đảm bảo tính liên tục công tác quản lý.

Về công tác tuyển dụng cán bộ phải có quy trình chặt chẽ để chọn được ra người có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài công tác chuyên môn phải chú trọng đến phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng tuyệt đối hóa từng mặt.

Bố trí và sử dụng cán bộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị thích hợp để cán bộ có môi

trường phát triển được khả năng và cống hiến. Xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí nhằm tạo sự chủ động cho cán bộ và thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ. Dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.

Có chính sách sử dụng, chính sách tiền lương và đãi ngộ thích đáng, thưởng, phạt rõ ràng, kịp thời để tạo động lực trong thực thi công việc.

4.4.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về ngành du lịch

4.4.4.1. Cơ sở thực hiện giải pháp

Trong thời gian qua hoạt động thông tin tuyên truyền chưa thực sự được trạm và lãnh đạo địa phương quan tâm, chú trọng đúng mức. Các chương trình tuyên truyền chưa được tổ chức nhiều, chủ yếu thông tin tuyên truyền tới người dân địa phương qua loa phát thanh của xã, thôn. Thường thì hoạt động thông tin tuyên truyền chưa đi sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập.

4.4.4.2. Nội dung giải pháp

Để hình thành một môi trường du lịch chuyên nghiệp, vận hành hiệu quả tại địa phương huyện Mai Châu, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch, những kiến thức liên quan đến du lịch cho lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức ở các cơ quan chính quyền, các cấp quản lý ngành du lịch và cho toàn thể nhân dân huyện Mai Châu có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

4.4.4.3. Tổ chức thực hiện

Công tác tuyền truyền được thể hiện như sau:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch làm việc với báo đài để mở các chuyên đề, chuyên mục về Du lịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch trong thời gian tới với thời lượng thỏa đáng, nội dung phù hợp, đa dạng, phong phú và hấp dẫn, theo định hướng phát triển du lịch của tỉnh nói chung và huyện Mai Châu nói riêng. Sử dụng các phương tiện thông tin để phổ biến các văn bản, chính sách cũng như tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch. Đây là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả nhất trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

Những nội dung tuyên truyền đảm bảo các thông tin, tuyên truyền lợi ích mà ngành du lịch mang lại cho kinh tế địa phương và cho cộng đồng dân cư để

qua đó các cá nhân, tổ chức có ứng xử phù hợp với di tích, thắng cảnh, môi trường tự nhiên và du khách. Giới thiệu các di tích, danh lam thắng cảnh những phong tục, tập quán địa phương…với du khách. Đấu tranh, phê phán kịch liệt các hành vi tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, như hành vi nâng giá bất hợp lý trong dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú đối với du khách, các hành vi lừa đảo khách hàng, trộm cắp tài sản, gian lận thương mại… Ngoài những đấu tranh tiêu cực như trên cũng cần có những bài biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những cách thức kinh doanh mới, hiệu quả trong ngành du lịch Đề xuất, góp ý với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở kinh doanh.

Đưa các nội dung vào các cấp học: lồng ghép các môn học liên quan đến địa phương như văn học, lịch sử, địa lý,.. hoặc các chuyên đề, hội thi, đợt tuyên truyền thông qua các đợt sinh hoạt ngoại khóa của các tổ chức đoàn thể. Đây là hình thức quan trọng trong việc định hướng lựa chọn ngành học, nghề nghiệp của học sinh, tạo ra lực lượng lao động có tiềm năng và ổn trong tương lai gần. Việc lồng ghép, tích hợp cần lựa chọn những hình thức, nội dung phù hợp, hiệu quả.

Thông qua tổ chức các sự kiện du lịch: Việc tổ chức các sự kiện có tác động lớn đến nhận thức của nhân dân nói chung và cán bộ viên chức ở các cấp nói riêng.

Thông qua các sự kiện có tính tuyên truyền, quảng bá, người dân sẽ hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa, kinh tế, môi trường từ các hoạt động du lịch mang lại. Từ đó, họ sẽ có ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch ngày càng tốt hơn, đặc biệt người dân sẽ có ý thức chung tay xây dựng Mai Châu thành một không gian du lịch văn hóa - sinh thái thân thiện, trong lành. Nhận thức được cơ hội của mình khi tham gia vào các hoạt động du lịch, từ đó người dân sẽ tự học hỏi, đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng làm du lịch của mình.

Ngoài ra, tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tư phát triển du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có dự án để cải thiện cuộc sống của người dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w