Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu
4.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong vận dụng các văn bản pháp quy của nhà nước
78
dịch vụ du lịch trong thời gian qua trên địa bàn huyện được duy trì thường xuyên;
giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài vượt cấp nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch. Trong 3 năm (2015-2017), Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với các phòng chuyên môn của sở, các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra 67 cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên các địa bàn huyện Mai Châu. Kết quả, có 7 cơ sở có vi phạm, trong đó xử lý phạt cảnh cáo 02 cơ sở, phạt tiền 3 cơ sở, đề nghị cơ quan chức năng truy tố theo pháp luật 02 cơ sở, nhắc nhở đối với các cơ sở còn lại...Qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây (Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Hòa Bình, 2015-2017).
Trong giải quyết đơn đề nghị, khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin của huyện Mai Châu giải quyết các đề nghị, khiếu nại của khách du lịch để tạo lòng tin sự an toàn của du khách khi đến với Mai Châu và giúp người dân có ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định về an toàn, trật tự xã hội của địa phương.
Bảng 4.12. Số lượt thanh tra trong ngành du lịch giai đoạn 2015 – 2017
Nội dung
Kinh doanh lữ hành Kinh doanh lưu trú Kinh doanh ăn uống Kinh doanh các cơ sở vui chơi giải trí
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2018) Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn, giúp cho các du khách khi đến với Mai Châu cảm thấy được an toàn, các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Cộng đồng dân cư được định hướng tham gia phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, giám sát tài
nguyên, môi trường du lịch là kênh phản hồi hữu hiệu, góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.
Từ 2015 - 2017 số lượt thanh tra kiểm tra lần lượt là 82, 122, 162 lượt trong đó tập trung thanh tra kiểm tra chủ yếu đối với loại hình kinh doanh lữ hành và ăn uống bởi đây là hai loại hình dịch vụ chủ yếu trên địa bàn huyện.
Nội dung thanh kiểm tra rất đa dạng bao gồm:
- Kiểm tra giấy phép đăng ký kinh doanh của các cơ sở - Kiểm tra về giá của các loại hình dịch vụ
- Kiểm tra về thời gian hoạt động của các cơ sở
- Kiểm tra về các nội dung, ấn phẩm kinh doanh của các cơ sở
- Kiểm tra về cơ sở vật chất và phòng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh Sau mỗi đợt kiểm tra, cơ quan quản lý đều phát hiện và xử phạt những hành vi sai phạm trong quá trình hoạt động, cụ thể.
Bảng 4.13. Các loại lỗi vi phạm của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu từ 2015 – 2017
Loại lỗi vi phạm Kinh doanh dịch vụ ăn uống
Vi phạm quy định an toàn thực phẩm Vi phạm về thời gian hoạt động Vi phạm về phòng chống cháy nổ Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn
Vi phạm cơ sở vật chất, phòng chống cháy nổ Vi phạm về biển hiệu thiếu thông tin
Kinh doanh quá thời gian quy định Khác
Nguồn: Phòng VHTT huyện Mai Châu (2018) Trong giai đoạn 2015 – 2017 Phòng Văn hoá - Thông tin huyện đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, số lượt thanh tra tăng dần qua các năm do số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cũng tăng mạnh qua từng năm, năm 2015 có 82 lượt thanh tra và đã phát hiện 16 vụ vi phạm đến năm 2017 số lượt thanh tra tăng lên gần gấp đôi và phát hiện ra 34 vụ vi phạm chủ yếu
là vấn đề trang thiết bị không được đầu tư nâng cấp, vệ sinh, sử dụng hướng dẫn viên chui, không thực hiện báo cáo, thống kê định kỳ...
Đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ khác, số lượng vi phạm phát hiện và xử phạt chủ yếu đối với các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Cụ thể số vụ vi phạm phát hiện năm 2015 là 2 vụ và năm 2017 là 1 vụ. Hình thức vi phạm của các cơ sở này là thiếu an toàn thực phẩm. Tổng mức xử phạt từ các lỗi vi phạm này trong 3 năm là 22,5 triệu đồng.
Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm pháp luật đã giảm đáng kể.
Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở kinh doanh khi được điều tra về công tác thanh tra kiểm tra như sau:
Có tới 65% chủ cơ sở kinh doanh cho biết phòng VHTT huyện thường xuyên kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch (định kỳ 3 tháng/lần). Trong quá trình kiểm tra, các cán bộ kiểm tra toàn bộ các nội dung như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, việc tuân thủ về thời gian hoạt động và quy định của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh; sự đảm bảo của cơ sở vật chất.
Bảng 4.14. Kết quả điều tra cơ sở kinh doanh về công tác kiểm tra, nội dung kiểm tra về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu
Chỉ tiêu
1. Công tác kiểm tra được thực hiện Bình quân 3 tháng/lần
Bình quân 6 tháng/lần Bình quân >1 năm/lần 2. Nội dung thanh, kiểm tra gồm
Giấy phép kinh doanh Thời gian hoạt động
Trang thiết bị, cơ sở vật chất
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (2017) Qua thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo của chính quyền địa phương, đa số các cơ sở kinh doanh hoạt động gia đình đều có ý thức chấp hành tốt các quy
định về nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch (giấy phép, điều kiện hoạt động, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổi, hợp đồng lao động). Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở không vi phạm về tệ nạn xã hội, nhưng có vi phạm về điều kiện hoạt động (an toàn thực phẩm, môi trường vệ sinh nơi lưu trú). Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về du lịch theo hình thức hộ gia đình còn ít nhiều khó khăn. Nhìn vào số liệu bảng 4.15, cho thấy về số tiền thu được từ kết quả điều tra các cở sở kinh doanh qua các năm giảm đi. Từ năm 2015 số thu được từ việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh lữ hành là 25 triệu đồng đến năm 2017 giảm còn 12,5 triệu đồng.
Các cơ sở kinh doanh lưu trú cũng giảm dần số lượt vi phạm và số tiền thu được lỗi vi phạm là 15 triệu đồng năm 2015 và năm 2017 giảm còn 10 triệu đồng.
Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch vi phạm pháp luật đã giảm đáng kể. Qua đó, ý thức người tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch đã tốt hơn, nhận thức được nâng cao, họ có ý thức chấp hành quy định pháp luật. Bên cạnh đó là sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bảng 4.15. Kết quả điều tra cơ sở kinh doanh vi phạm về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
Kinh doanh lữ hành Kinh doanh lưu trú Kinh doanh ăn uống Kinh doanh các cơ sở vui chơi giải trí
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (2018).
Lực lượng kiểm tra liên ngành du lịch, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và biện pháp, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Tuy nhiên lực lượng kiểm tra ngành du lịch còn ít cán bộ của nhiều ngành tập trung lại, không có lực lượng nghiệp vụ và phương tiện, trong khi ngành du lịch có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa đời sống của người dân địa phương, nên chủ yếu chỉ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy
82
dịch vụ ăn uống, không đăng ký hợp đồng lao động...từ đó cũng làm hạn chế công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm trên địa bàn.