Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc
4.2.2. Các yếu tố khách quan
4.2.2.1. Chính sách và hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy về thuế của Nhà nước
Chính sách thuế TNDN ảnh hướng lớn đến thu nhập của DN NQD. Việc hình thành và phát triển của các DN NQD trong những năm qua đã đem lại nguồn thu lớn cho NSNN thông qua việc đóng thuế TNDN của các DN này. Tuy vậy việc quản lý thu thuế đối với các DN này còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết, cụ thể: Các quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật
khi đưa vào thực tế còn nhiều điểm chưa phù hợp nên không nhận được sự đồng thuận của các đối tượng nộp thuế, như: Chi phí về khấu hao TSCĐ được trừ để tính thuế thu nhập chịu thuế với quy định hiện nay chỉ đảm bảo điều kiện nộp thuế cho Nhà nước chứ chưa thực hiện được chức năng quan trọng của thuế là khuyến khích các DN đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Quy định về ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN không có sự thống nhất giữa các văn bản của Nhà nước, còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, gây lên sự vận dụng tuỳ tiện, không đảm bảo mục tiêu ban đầu của cơ chế ưu đãi thuế.
Những khống chế về mức khấu hao nhanh, mức chi trả lãi vay vốn kinh doanh và chi phí quảng cáo, tiếp tân, tiếp khách... là hoàn toàn không hợp lý về mặt kinh tế.
Pháp luật thuế là cơ sở, nền tảng của công tác quản lý thu thuế TNDN. Chỉ khi pháp luật thuế có những quy định đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với sự biến động của đời sống kinh tế đất nước thì công tác quản lý thu thuế mới được tiến hành có hiệu quả. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý thuế TNDN là tăng cường công tác nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và các văn bản pháp luật về thuế nói chung vẫn còn mang nặng tính ép buộc từ phía nhà quản lý. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót khi không đề cập đến hoạt động của các cơ quan thuế, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hành thu.
Nhìn chung, quy trình thu thuế được tiến hành áp dụng ở nhiều địa phương đã thể hiện được tính khoa học, sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, các bộ phận đồng thời đơn giản hoá được nhiều thủ tục hành chính, rút ngắn được thời gian… nhờ đó, công tác quản lý thu thuế TNDN trong thời gian qua đã đi vào nề nếp và thu được hiệu quả.
Phương thức quản lý thuế được tiến hành theo hướng quản lý đối tượng nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một phương thức nâng cao ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế. Song chính việc quy định này làm cho các cơ quan thuế tăng khối lượng công việc trong quản lý thu thuế, tăng cường công tác thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế, phân tích, đánh giá, quản lý căn cứ tính thuế TNDN. Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện là chủ yếu.
Đối với việc kê khai thuế GTGT, theo quy định tại văn bản hợp nhất số
18/VBHN-BTC ngày 19/6/2015 của Bộ Tài chính thì hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm: Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT. Không quy định nộp bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra và bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào dẫn đến không có thông tin dữ liệu cung cấp cho cơ quan thuế gây khó khăn cho công tác kiểm tra tại bàn.
Nhiều đối tượng nộp thuế đã lợi dụng kẽ hở này để trốn thuế, gian lận thuế bằng cách báo cháy hóa đơn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác kê khai thuế và lúc này Chi cục thuế không có dữ liệu liên quan đến kê khai thuế của đơn vị để kiểm tra xác minh.
4.2.2.2. Điều kiện kinh tế
Trong những năm gần đây do sự biến động nhanh của nền kinh tế trên thế giới cũng như trong nước đang trải qua giai đoạn khó khăn, nhiều diễn biến không thuận lợi. Nhiều DNNQD (chủ yếu là DN vừa và nhỏ) phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Công tác quản lý thuế theo hướng hiện đại lại đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, cùng với việc ban hành chính sách thuế TNDN rõ ràng, công khai, minh bạch, đơn giản, để đảm bảo chính sách đi vào thực cuộc sống đòi hỏi có sự đồng thuận cao trong xã hội, sự ủng hộ của cộng đồng DN nói chung của DNNQD nói riêng, sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Trong thời gian qua nhà nước đã nhiều lần thay đổi và điều chỉnh chính sách để phù hợp với điều kiện kinh tế nhằm giảm thiểu tình hình lạm phát như ưu đãi, miễn giảm, giãn thuế TNDN; lãi suất ngân hàng tăng cùng với sự phát triển về quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập, kể cả thị trường sức lao động. Từ những tác động đó dẫn đến số lượng DN nợ tiền thuế và tình trạng phá sản đã xảy ra tương đối rất nhiều.
4.2.2.3. Đặc điểm của doanh nghiêp ngoài quốc doanh
Với đặc điểm của DNNQD là loại hình DN có tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể người lao động sáng tạo. Quy mô của DN đa dạng nhưng chủ yếu là DN vừa và nhỏ.
Đây là loại hình DN năng động sáng tạo nhạy bén với thị trường, họ hoạt động với mục tiêu lớn nhất trong kinh doanh là lợi nhuận bằng bất kỳ hình thức nào với phương án kinh doanh táo bạo và đôi khi mạo hiểm.
DNNQD hoàn toàn độc lập và tự chủ về nguồn tài chính, tự bỏ vốn và công sức để đầu tư kiếm lợi nhuận cho chính DN của mình một cách tối đa.
Do đặc điểm như vậy nên tính tuân thủ không cao, đòi hỏi ngành thuế phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, nâng cao giải đáp các vướng mắc, đẩy mạnh việc vận động DN thực hiện và tuân thủ pháp luật thuế đồng thời đảm bảo tỷ lệ hài lòng của DNNQD đã thực hiện kê khai thuế qua mạng.
4.2.2.4. Nhận thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
* Nhận thức của doanh nghiệp
Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành luật của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đôi khi còn hạn chế. Mục tiêu của các đối tượng này là lợi nhuận thu được, nhưng cơ quan thuế chưa tận dụng mọi cơ hội thuận lợi, mọi hình thức sinh động tuyên truyền giải thích chính sách, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và khơi dậy tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Trình độ nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế. Bất kỳ công việc gì nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì không thể thành công được, muốn được người nộp thuế ủng hộ và có ý thức chấp hành các chính sách, chế độ thì trước hết phải làm cho họ hiểu. Nếu người nộp thuế không hiểu hoặc luôn tìm cách để gian lận, trốn lậu thuế thì công tác quản lý thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
*Điều kiện tài chính và một số điều kiện khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế như cơ cấu của nền kinh tế, tính ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thu thuế. Nếu các yếu tố đó không thuận lợi thì nền kinh tế sẽ không phát triển được thậm chí có thể bị suy yếu, vì vậy sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Một số doanh nghiệp lợi dụng qui trình tự tính, tự khai và nộp thuế để trốn thuế, để nộp chậm tiền thuế, nhất là việc kê khai khấu trừ thuế GTGT, vi phạm hoá đơn chứng từ và hạch toán kế toán, khai khống chi phí dẫn đến giảm thuế TNDN còn diễn ra ở một số đơn vị làm thất thu ngân sách mặc dù ngành thuế đã hết sức chú trọng. Công tác hạch toán, kế toán và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế. Bởi vì hoá đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý thực hiện việc kê khai, tính thuế GTGT, do đó, việc ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, thống nhất, sử dụng hoá đơn, chứng từ đúng quy định sẽ tạo điều kiện thu thuế đầy đủ, tránh nhầm lẫn, chống thất thu thuế, giúp
cho quy trình tự kê khai, tự tính thuế của đơn vị giảm được sai sót, hạn chế được tình trạng gian lận. Việc thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thể coi là điều kiện tiên quyết để thực hiện Luật thuế GTGT, và muốn xác định được thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ thì doanh nghiệp phải thực hiện ghi chép đầy đủ để xác định được đầu ra, đầu vào và phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ để chứng minh các số liệu đó.
4.2.2.5. Các yếu tố khác
Theo khảo sát cho thấy các doanh nghiệp thường xuyên liên hệ với cơ quan thuế, hình thức liên lạc có thể là trực tiếp hoặc qua điện thoại. Tuy nhiên các vấn đề mà doanh nghiệp vướng mắc thường thiếu trọng tâm và là các vấn đề phổ thông. Bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp cũng không ổn định, nhân sự thường xuyên thay đổi và thường thiếu kinh nghiệm trong kế toán thuế dẫn đến việc cán bộ chi cục thuế phải giải thích một vấn đề cho một doanh nghiệp trong nhiều lần.
Có hơn 50% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ thường xuyên có vướng mắc về chính sách thuế. Đây là một tỷ lệ khá cao cho dù hoạt động giáo dục, tuyên truyền chính sách thuế đã được Chi cục thuế huyện rất quan tâm trong thời gian vừa qua.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn thuế và đại lý thuế tại địa bàn huyện còn rất yếu và thiếu. Chưa có một công ty dịch vụ đại lý thuế nào hoạt động tại địa bàn huyện. Đối với các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu tư vấn về thuế, họ thường nhờ sự tư vấn của các kế toán có kinh nghiệm trong nghề tại địa bàn huyện. Tuy nhiên số lượng kế toán có kinh nghiệm này không nhiều, đa phần là các kế toán trẻ, dưới 5 năm kinh nghiệm. Điều này dẫn đến việc tư vấn và triên khai công tác kế toán thuế còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra đều vi phạm. Vấn đề này có thể được giải quyết trong thời gian tới khi các chương trình đào tạo, tập huấn của chi cục thuế thường xuyên và có hiệu quả hơn.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU
4.3.1. Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Thứ nhất: Việc tăng cường công tác QLT đối với DN ngoài quốc doanh phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển ở nước ta và tiến trình hội nhập
quốc tế. Hiện nay trên thế giới quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa làm tăng những mối liên hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa là kết quả của cách mạng lực lượng sản xuất, nhất là sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ dẫn đến cách mạng hóa quan hệ sản xuất. Đây là vấn đề mang tính qui luật, tất yếu.
Trong điều kiện đó, việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Khoái Châu trước hết phải đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý thuế ở nước ta và tiến trình hội nhập quốc tế. Như vậy mới tạo tiền đề thúc đẩy các DN ngoài quốc doanh phát triển, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ hai:Tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn phải đáp ứng được yêu cầu cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế, giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết công việc như giảm thời gian cấp mã số thuế, tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế. Rà soát và xóa bỏ các thủ tục, hồ sơ gây khó khăn phiền hà; giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết công việc của doanh nghiệp.
Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc qui chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính của người nộp thuế theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Theo cơ chế này người nộp thuế chỉ phải liên hệ tại một cửa với cơ quan thuế để được giải quyết tất cả các thủ tục về thuế một cách thuận lợi nhất. Tuy vậy, để cơ chế một cửa phát huy được tính ưu việt của nó thì trình tự thủ tục thông qua bộ phận một cửa cũng phải được cải tiến và tinh giản. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ phải chú trọng đến tính hợp lý, đúng thời hạn để trả lời hồ sơ... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ cho doanh nghiệp: Cơ quan thuế đã hướng dẫn về chính sách thuế, thủ tục thuế, giải đáp vướng mắc cho DN; tổ chức đối thoại định kỳ với DN, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để giải quyết và đề xuất giải quyết. Đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế dưới nhiều hình thức: báo nói, báo viết, báo hình, mở trang WEB của ngành Thuế, Hải quan để cung cấp các thông tin cần thiết về các nghiệp vụ thuế, hải quan cho doanh nghiệp… Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ thuế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập kinh nghiệm trong công tác kế toán
thuế còn hạn chế; Tập huấn và cung cấp các phần mềm kê khai thuế để doanh nghiệp kê khai thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Thứ ba: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu từng bước tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt các loại hình doanh nghiệp, góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Chính sách phải đảm bảo rõ ràng về mức độ miễn giảm, điều kiện, thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm. Việc quy định chính sách rõ ràng, minh bạch sẽ tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, bất công bằng xã hội giữa các đối tượng nộp thuế và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư đối với Nhà nước, đối với chế độ.
Tính công bằng, công khai minh bạch của QLT thể hiện trước hết ở nội dung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi đối tượng. Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sách thuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế phát sinh tiêu cực. Để phát triển kinh tế phải tạo lập được môi trường SXKD bình đẳng, không phân biệt các thành phần kinh tế, các loại hình DN. Nâng cao công tác QLT đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trước hết phải theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, để các doanh nghiệp biết và thực hiện. Măt khác, cần tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế; nhanh chóng hiện đại hoá và nâng cao năng lực của bộ máy QLT; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế; kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.
4.3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
4.3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thu thuế đủ sức thực hiện các luật và chính sách thuế trong giai đoạn hiện nay, cần hoàn thiện bộ máy trên các yếu tố: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cán bộ.
Về cơ cấu tổ chức: Cần khắc phục những hạn chế cồng kềnh dẫn đến chồng chéo chức năng; cần sớm sáp nhập hai bộ phận kiểm tra và kiểm tra nội bộ vì cùng thực hiện một chức năng quản lý đồng thời cần thành lập bộ phận