Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 36 - 40)

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định khả năng sản xuất thịt của gà broiler được sinh ra từ 3 công thức lai trên

3.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Đàn gà thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, giữa các lô có sự đồng đều về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh… Chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm (công thức lai)

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi, đàn gà được nuôi trên nền có lót trấu, trong điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Thí nghiệm áp dụng theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh cho gà Lương Phượng thương phẩm của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi, theo sơ đồ bố trí thí nghiệm tại bảng Sơ đồ bố trí thí nghiệm sau:

Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm Lô thí nghệm

Số gà theo dõi /lô (con) Thời gian theo dõi (TT) Số lần lặp lại (lần)

Thời gian thí nghiệm (tuần)

3.4.2.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của các đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.5 và chế độ dinh dưỡng tại bảng 3.6.

Bảng 3.5. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thương phẩm

Giai đoạn Mật độ (con/m

0–6TT 7 – 15TT

Bảng 3.6. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm Chỉ tiêu

ME(kcal/kg Thức ăn) Protein (%)

Canxi (%) Photpho (%) Lyzin (%) Methionin (%)

3.4.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu a. Phương pháp xác định đặc điểm ngoại hình

Quan sát trực tiếp từng cá thể hàng tuần, đặc biệt là tại thời điểm lúc 01 ngày tuổi và khi gà nuôi được 15 tuần tuổi. Các đặc điểm cần quan sát mô tả:

- Màu sắc lông.

- Màu sắc da thân, da chân.

- Hình dạng, màu sắc mào.

- Cấu trúc cơ thể, đầu, cổ.

b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất

* Tỷ lệ nuôi sống

Tính bằng cách theo dõi số gà chết trong kỳ (tuần tuổi) - Tỷ lệ nuôi sống (%) =

- Lượng thức ăn thu nhận =

* Sinh trưởng tích lũy

Cân khối lượng cơ thể gà tại các thời điểm 01 ngày tuổi và từng tuần tuổi, gà được cân theo phương pháp cân từng cá thể. Hàng tuần cân vào một ngày giờ nhất định trước khi cho gà ăn. Gà 01 ngày tuổi được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,1g bằng cân Roges.Vel khi gà mới nở, đã khô lông. Từ 1- 4 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 1kg có độ chính xác ± 0,5g; Từ 5- 8 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg có độ chính xác ± 5g; Từ 9- 15 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5 kg có độ chính xác ± 10g.

Kết quả thu được là khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi (sinh trưởng tích lũy).

* Sinh trưởng tuyệt đối Công thức sau:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1: Khối lượng gà kỳ đầu (gam/con) P2: Khối lượng gà kỳ cuối (gam/con) T1: Thời điểm cân lần trước

T2: Thời điểm cân lần sau

* Sinh trưởng tương đối Công thức sau:

Trong đó:

* Phương pháp xác định kích thước một số chiều đo cơ thể Kích thước chiều đo cơ thể của gà được xác định lúc 15 tuần tuổi bao gồm: Dài thân, vòng ngực, dài lông cánh, dài lườn, cao chân, vòng chân, dài đùi bằng thước dây. Mỗi lô đo 30 con (đo 30%).

+ Dài thân: Đo bằng thước dây, đo từ đốt sống lưng đầu tiên đến đốt sống lưng cuối cùng (cm).

+ Vòng ngực: Đo bằng thước dây, đo vòng quanh ngực, sát góc phía dưới cánh (cm).

+ Dài lườn: Đo bằng thước dây, từ mép trước cánh lườn dọc theo đường thẳng tới hốc ngực phía trước(Từ đầu mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái) (cm).

+ Cao chân: Đo bằng thước dây, đo từ khuỷu chân đến gan bàn chân(cm).

+ Dài đùi: Đo bằng thước dây, đo từ khớp đùi đến khửu chân (cm).

+ Vòng chân: Đo bằng thước dây, đo vòng quanh chân, sát trên cựa (cm).

+ Dài lông cánh: Đo bằng thước dây, đo lông cánh thứ 4 của hàng lông cánh thứ nhất (cm).

c. Phương pháp xác định khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt Khảo sát chất lượng thân thịt

Khả năng sản xuất thịt của gà ở 15 tuần tuổi được xác định theo phương pháp mổ khảo sát của Auas R. và Wilke R., 1978 (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).

Kết thúc thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng trung bình đem mổ khảo sát. Các số liệu thu thập gồm:

+ Khối lượng sống (g): Khối lượng sau khi gà ăn 12 giờ,có uống nước.

+ Khối lượng thân thịt (g): khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt bỏ lông, bỏ nội tạng, giữ lại gan, tim, dạ dày cơ đã bỏ chất chứa và lớp sừng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt bỏ chân ở đoạn khớp khuỷu.

Tỷ lệ thân thịt (%) =

Tỷ lệ thịt đùi (%) =

Tỷ lệ thịt lườn (%) =

Tỷ lệ mỡ bụng (%) =

Các chỉ tiêu chất lượng thịt - Axit amin

- Vật chất khô

- Protein tổng số - Khoáng tổng số

- Các chỉ tiêu : PH, màu sắc thịt, độ dai, độ mất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w