Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn thương phẩm
4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể và thể tích tăng lên trong thời gian sinh trưởng. Trong nghiên cứu này, sinh trưởng tích lũy của các công thức lai được trình bày qua bảng 4.6 và bảng 4.7.
Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15 TT
Tuần tuổi Mới nở
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Mean 39,57a 75,07a 129,50a 198,83a
294,93a
389,93a 518,27a 709,00a 939,47a
1183,00a
1411,67a 1610,00a 1803,33a
1988,00a
2097,00a 2156,33a
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau
Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15 TT
Tuần tuổi Mới nở
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Mean 39,57a
75,07a 129,50a 198,83a
294,93a
389,93a 518,27a 660,00a
818,17a 982,00a 1143,33a
1292,00a 1402,33a 1505,00a
1589,00a
1648,33a
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau
Kết quả bảng 4.6 và 4.7 cho thấy sinh trưởng tích lũy ở đàn gà trong các công thức lai tăng dần theo các tuần tuổi phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Giai đoạn 0 – 6 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của trống và mái là giống nhau, do gà còn bé chưa phân biệt được trống mái.
So sánh giữa 3 con lai thì con lai CT1 có sinh trưởng tích lũy cao hơn hẳn so với 2 công thức lai còn lại. Kể từ tuần thứ 4 trở đi, sự sai khác càng rõ rệt (P< 0,05) và được thể hiện rõ qua bảng 4.7 và 4.8. Cụ thể vào tuần tuổi thứ 4 sinh trưởng tích lũy CT1, CT2, CT3 lần lượt là 294,93; 254,40; 245,80 (g/con), tuần tuổi thứ 5 sinh trưởng tích lũy của CT1, CT2, CT3 lần lượt là:
389,93; 342,93; 336,20 (g/con). Kết thúc giai đoạn gà con sinh trưởng tích lũy của 3 lô CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 518,27; 470,53; 438,87 (g/con).
Để có thể đánh giá một cách khách quan về sinh trưởng tích lũy của con lai ở các công thức lai, sang giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi chúng tôi đã đánh giá riêng biệt về tính biệt.
Giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của các công thức lai vẫn tăng rất mạnh theo các tuần tuổi, tuy nhiên tăng mạnh nhất vẫn là con lai của công thức lai CT1, CT2 và CT3 có sinh trưởng chậm hơn so với CT1 điều này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Tại tuần tuổi thứ 7 sinh trưởng tích lũy của gà trống ở 3 công thức lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 709,00; 654,28; 570,77 (g/con) . Như vậy con trống của CT1 có sinh trưởng cao hơn con trống của CT2 và CT3 là: 54,72g và 138,23g. Cũng trong tuần thứ 7 sinh trưởng của gà mái CT1 là cao nhất: 660,00 (g/con), sau đó là CT2: 601,17 (g/con) và thấp nhất là CT3: 567,83(g/con).
Nhìn chung cho cả giai đoạn sinh trưởng tích lũy ở cả ba công thức lai có sự tăng trưởng đều. CT1 luôn có sinh trưởng tích lũy cao nhất, sau đó là CT2 và cuối cùng là CT3. Có thể giải thích được điều này là do ở mỗi công thức lai các con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của con bố khác nhau nên sinh trưởng của các công thức lai có sự khác nhau. Ở tuần 15 sinh trưởng tích lũy của CT1 là cao nhất, sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Cụ thể, tuần tuổi 15 sinh trưởng tích lũy của CT1,CT2, CT3 lần lượt là: 2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82; 1545,52 (g/con) đối với con mái.
Xét trong cùng một công thức lai và cùng điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc thì gà trống có tăng trưởng tích lũy cao hơn gà mái. Có sự khác biệt này là do gà trống có quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và triệt để hơn so với gà mái.
So sánh với kết quả của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009) trên gà ta lai VR21(tổ hợp lai: Đông Tảo, Ri, LP) nuôi hết 12 tuần tuổi đạt 1732,5 (g/con) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có sinh trưởng thấp hơn nhưng so với một số giống gà nội khác như gà Ri khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi gà tr ống đạt 1140,7(g/con); gà mái đạt 968,5(g/con) (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2005 ), gà Mía đạt 1503(g/con) (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có khối lượng cơ thể cao hơn.
Để minh họa rõ hơn sự sinh trưởng khác nhau của 3 công thức lai chúng tôi biểu diễn tốc độ sinh trưởng tích lũy của 3 công thức lai qua hình 4.3 đối với con trống và hình 4.4 đối với con mái.
Qua hình 4.3 và 4.4 cho thấy đường cong sinh trưởng tích lũy con lai của công thức lai CT1 thể hiện trên đồ thị là đường màu xanh da trời có xu hướng tăng luôn nằm trên cao so với các đường khác, tăng chậm nhất là con lai của công thức lai CT3 có đường biểu thị màu xanh lá cây luôn nằm dưới cùng của đồ thị.
Hình 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT
Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT 4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Là sự tăng lên về khối lượng kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát hoặc trong một đơn vị thời gian. Trong chăn nuôi thường sử dụng chỉ tiêu g/con/ngày hoặc g/con/tuần để đánh giá sinh trưởng tuyệt đối.
Giá trị sinh trưởng càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết quả của nghiên cứu này được trình bày ở bảng 4.8 và 4.9.
Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm 0-15TT Giai
đoạn
(TT) 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10
10-11 11-12 12-13 13-14 14-15
CT1
Mean SE 5,07a 0,15 7,78a 0,22 9,90a 0,16 13,73a 0,16 13,57a 0,25 18,33a 0,29 27,25a 0,47 32,92a 0,63 34,79a 0,46 32,67a 0,74 28,33a 0,69 27,62a 0,62 26,38a 0,55 15,57a 0,47 8,48a 0,22
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau
Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT
Giai đoạn (TT)
0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 13-14 14-15
thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05)
Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của 3 con lai CT1, CT2 và CT3 giai đoạn gà con (0-6 tuần tuổi) tương đối ổn định và tăn dần theo tuần tuổi. Con lai ở CT1 luôn có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với 2 công thức lai còn lại. Kết thúc giai đoạn gà con sinh trưởng tuyệt đối của CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 18,33; 18,23; 14,67 (g/con/ngày).
Sinh trưởng tuyệt đối giữa các công thức lai và giữa các tính biệt có sự khác nhau. Giai đoạn từ 6-9 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của các công thức lai vẫn tiếp tục tăng dần nhưng sang giai đoạn 9 -15 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối ở cả 3 con lai đều giảm dần theo tuần tuổi. Nhưng điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của gia cầm.
So sánh giữa 2 tính biệt thì sinh trưởng tuyệt đối của gà trống cao hơn so với gà mái trong cùng 1 tuần tuổi ở tất cả các công thức lai. Như vậy sinh trưởng tuyệt đối có sự khác nhau giữa các tính biệt. Sở dĩ có sự sai khác này là do trong gia cầm ở con trống có sức sống và khả năng kháng bệnh cao hơn con mái. Không những vậy, con trống còn có quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và triệt để hơn so với gà mái khi được nuôi trong cùng điều kiện.
So sánh với một số giống gà nội khác theo Lê Văn Tường (1997) (dẫn theo Lương Thị Hồng, 2005) cho biết khả năng sinh trưởng tuyệt đối của gà Mía từ 3,8-19 (g/con/ngày); gà An Phú: 4,0- 16,63 (g/con/ngày); gà Ri: 2,4- 14 (g/con/ngày) thì tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của nhóm gà lai trong thí nghiệm này đạt cao hơn.
Quá trình sinh trưởng tuyệt đối của gà trống và gà mái được biểu diễn qua các hình sau:
Hình 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT
Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT
4.2.3.3. Sinh trưởng tương đối
Là tỉ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Gà còn non có tốc độ sinh trưởng cao sau đó giảm dần theo tuần tuổi (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).
Số liệu ghi tại bảng 4.10 và bảng 4.11 cho biết tốc độ sinh trưởng tương đối của gà ở các công thức lai.
Kết quả bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy sinh trưởng tương đối của 3 con lai có xu hướng giảm dần theo tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm mà tác giả Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011) đã chỉ ra. Ở cả 3 công thức lai sinh trưởng tương đối tuy giảm dần nhưng giảm từ từ và không có sự giảm đột ngột. Điều này cho thấy gà thí nghiệm sinh trưởng tương đối đều và không có nhiều biến động.
Bảng 4.10. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm 0-15 TT
Giai đoạn (TT)
0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 13-14 14-15
Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm 0 – 15TT
Giai đoạn (TT)
0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 13-14 14-15
Quá trình sinh trưởng tương đối của gà trống và gà mái được biểu diễn qua các hình sau:
Hình 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT
Hình 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT 4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi gà thịt. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể tăng dần theo tuần tuổi của gà và có liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.12.
Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà thương phẩm
Tuần tuổi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Bảng 4.12 cho thấy ở 4 tuần tuổi đầu CT3 có tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là thấp nhất sau đó đến CT2 và cao nhất là CT1. Cụ thể, tại tuần thứ 4 tiêu tốn thức ăn của CT1, CT2, CT3 lần lượt là 1,81; 1,56; 1,52( kg TĂ/kg tăng khối lượng). Ngược lại, từ tuần thứ 5 tới tuần thứ 8 gà CT2 lại có tiêu tốn thức ăn ít hơn so với CT1 và CT3, nguyên nhân là do thời tiết lạnh mà gà ở CT2 được thừa hưởng nguồn gen của bố Lạc Thủy nên có tốc độ mọc lông nhanh nhất sau đó đến gà ở CT3 và tốc độ mọc lông chậm nhấ ở CT1. Chính vì vậy, gà CT2 lúc này chịu lạnh tốt hơn nên tiêu tốn năng lượng cho chống lạnh là thấp nhất. Cụ thể hiệu quả sử dụng thức ăn của CT1; CT2;
CT3 ở tuần thứ 5 lần lượt là: 1,87; 1,67; 1,75(kg TĂ/kg tăng khối lượng), tuần thứ 6 là: 2,04; 1,7; 1,92(kg TĂ /kg tăng khối lượng), tuần thứ 7 là: 2,08; 1,98;
2,09 (kg TĂ/kg tăng khối lượng), tuần thứ 8 là: 2,21; 2,16; 2,24 (kg TĂ/kg tăng khối lượng). Sau đó, từ tuần thứ 9 trở đi thời tiết ấm hơn và các con lai ở các công thức lai không phải tốn năng lượng vào việc chống lạnh nữa, thức ăn chủ yếu được dùng cho sinh trưởng thì ở CT3 lại có hiệu quả sử dụng thức ăn cho kg tăng khối lượng là thấp nhất sau dó đến CT1 và cao nhất là CT2.
Nhìn chung cả giai đoạn 1 – 15 tuần tuổi CT3 dù có tăng trưởng chậm hơn so với CT1 và CT2 nhưng sự tiêu tốn thức ăn lại ít hơn . Xét trên góc độ tiêu tốn thức ăn thì CT3 là có khả thi.
Tính chung cho cả giai đoạn tiêu tốn thức ăn của CT1, CT2, CT3 thấp hơn so với kết quả nghiờn cứu của Hồ Xuõn Tựng (2008) trờn gà Ri lai ắ mỏu Lương của Phượng là gà lai R1A là 3,23, gà lai R1B là 3,28 kg và Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn và cs. (2001) trên gà lai (Ri x Kabir) là 3,17kg.
4.2.5. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm
Số liệu kích thước các chiều đo của 3 công thức lai được thể hiện qua bảng 4.13 và hình 4.9.
Bảng 4.13 cho thấy ở chỉ tiêu dài thân CT2 (20,99) là cao nhất sau đó đến CT3 (19,75) và thấp nhất là CT1 (19,61). Chỉ tiêu dài lườn cao nhất là CT2 (12,08), sau đó đến CT1 (11,91) và cuối cùng là CT3 (11,79). Chỉ tiêu vòng ngực của 3 công thức lai lần lượt là: 27,97; 27,93; 28,19 (cm). Như vậy ta có thể thấy tuy CT3 có các chỉ tiêu về dài thân dài lườn và dài đùi cao nhưng chỉ tiêu về vòng ngực lại thấp hơn so với 2 công thức còn lại điều này chứng tỏ CT2 được thừa hưởng chiều dài cơ thể từ bố Lạc Thủy, CT1 và CT3 tuy ngắn mình hơn so với CT2 nhưng lại to hơn CT2.
Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm
Chỉ tiêu
Vòng ngực Dài thân Dài lườn Dài đùi Dài cánh Cao chân Vòng ống chân
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau
Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm CT1 có chiều dài lông cánh ngắn nhất trong 3 công thức lai là 17,47 cm (CT2: 18,02 cm; CT3: 18,10 cm). Do CT1 có bố Móng lông kém phát trển hơn Lạc Thủy và BTVN11.,
Chỉ tiêu cao chân của 3 con lai CT1; CT2; CT3 lần lượt là: 9,01; 9,70; 9,55 cm, chỉ tiêu vòng chân: 5,28; 4,89; 5,02 cm. Như vậy CT1 có cao chân thấp nhất nhưng vòng chân cao nhất, CT2 có cao chân lớn nhất nhưng vòng chân nhỏ nhất, điều này do CT1 có bố Móng chân to ngắn nên CT1 cũng được thừa hưởng nguồn gen đó. CT2 có bố Lạc Thủy chân cao nhỏ nên CT2 cũng có chân cao nhỏ giống bố. 4.2.6. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi
Để đánh giá khả năng cho thịt của gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát mỗi công thức lai 3 con trống 3 con mái có khối lượng trung bình tại thời điểm 15 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi
Chỉ tiêu Khối lượng sống (g) Khối lượng thân thịt (g) Tỷ lệ thân thịt (%) Tỷ lệ thịt lườn (%) Tỷ lệ thịt đùi (%) Tỷ lệ mỡ bụng (%)
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
n=6
SE 33,42 25,12 0,54 0,21 0,27 0,03
Hình 4.10. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi
Qua bảng 4.15 và hình 4.10 cho thấy CT1 có tỷ lệ thịt đùi cao nhất sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Tỷ lệ thân thịt CT2 cao nhất 72,87% sau đó đến CT1 72,15% và thấp nhất CT3 72,06%. Tỷ lệ mỡ bụng cao nhất CT3 2,83% sau đó đến CT1 1,71% và thấp nhất là CT2 1,65%. Điều này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2009) trên gà VR21 (Đông Tảo, Lương Phượng x Ri, Lương Phượng) có tỷ lệ thân thịt 73,78%, tỷ lệ thịt đùi 21,3% thì kết quả nghiên cứu trên gà lai của chúng tôi đạt tương đương.
4.2.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà thương phẩm
4.2.7.1. Thành phần dinh dưỡng
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của thịt gà thương phẩm
Chỉ tiêu Vật chất khô (%)
Protein tổng số (%) Khoáng tổng số (%)
(♂MóngxVBT)
Từ kết quả phân tích chất lượng thịt cho thấy hàm lượng protein, vật chất khô và khoáng tổng số của 3 loại thịt trên là tương đương nhau.
Tỷ lệ protein trong thịt gà được coi là một trong những yếu tố làm cho thịt có độ ngọt cao. Tỷ lệ protein tổng số ở thịt gà CT1, CT2, CT3 lần lượt là 21,52; 22,43; 22,25 cao hơn đáng kể so với một số loại gia cầm khác. So với nghiên cứu của Pingel, 2002 gà broiler có tỷ lệ protein là 19,4%, gà tây 20,2%, vịt Bắc Kinh 18,9%, nghiên cứu của Triệu Vương Đình và Vương Tuyên, 2001 gà đen Thái Hòa Trung Quốc có tỷ lệ protein là 19,46 – 19,58% thì gà lai CT1, CT2, CT3 có tỷ lệ protein trong thịt cao hơn.
So với nghiên cứu của Trần Quốc Hùng, 2012 trên gà VBT cũng nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm va Bảo tồn vật nuôi có hàm lượng protein tổng số là 19,86% thì 3 con lai của nó có hàm lượng protein cao hơn. Như vậy việc sử dụng gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 đem lai với gà mái VBT đã góp phần nâng cao chất lượng thịt.
4.2.7.2. Kết quả phân tích acid amin của thịt gà thương phẩm lúc 15 tuần tuổi Bảng 4.16. Kết quả phân tích một số acid amin trong thịt gà thương phẩm
TT Loại acid
amin
1 Aspartic
2 Glutamic
3 Serine
4 Histidine
5 Glycine
6 Threonine
7 Alanine
8 Arginine
9 Tyrosine
10 Valine
11 Methionine
12 Phenylalanine
13 Isoleucine
14 Leucine
15 Lysine
16 Proline
Kết quả phân tích ở bảng 4.16 cho thấy hàm lượng acid amin ở 3 con lai CT1, CT2, CT3 không có sự khác biệt nhiều. So sánh với một số tác giả khác đã công bố hàm lượng acid amin ở gia cầm như Pingel (2002) trong thịt gà broiler: Histidine 3,5%, Leucine 7,2%, Lysine 6,5%, Methionine 2,1% đều thấp hơn so với tỷ lệ các loại acid amin này trong thịt gà CT1, CT2, CT3. Theo công bố của Scholtyseks (1987) nghiên cứu trên gà broiler thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn.
Theo quan điểm của một số nhà khoa học độ ngọt của thịt phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng axit Glutamic. Trong nghiên cứu này hàm lượng axit Glutamic trong cả 3 loại gà lai CT1, CT2, CT3 đều rất cao. Hàm lượng axit Glutamic ở con lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là 16,13; 14,62; 14,79. Như vậy con lai CT1 có hàm lượng axit Glutamic là cao nhất.
4.2.7.3. Một số chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng thịt
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt được trình bày ở bảng 4.17 xác định pH15 và pH24 cho thấy thịt đùi; lườn của gà lai CT1, CT2, CT3 có giá trị tương đương với nhiều loại gà khác. Dẫn theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo, 2010 thì giá trị pH15 và pH24 ở cơ ngực gà lai (White Lueang (WL) x AA) nuôi ở Trung Quốc là 6,53 và 6,05 (Liu và Niu, 2008); gà Shanghai 6,02 và 5,71 và gà lai (Thái địa phương x BPR) nuôi ở Thái Lan là 6,06 và 6,02 (Jaturasiha et al., 2008); ở gà địa phương Hàn Quốc là 6,41 và 5,93 (Yu et al., 2005).
Bảng 4.17. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt
Chỉ tiêu Ph
Màu sắc L*
a*
b*
bảo Mất nước
quản (%)
chế Mất nước
biến (%) dai
17,45 24,47 17,31 18,42 23,40 27,93 Theo kết quả của Ristic et al.
(1975); Rose (1977); Krax (1974) (dẫn theo
Trần Thị Mai Phương, 2003) cho biết ở gia cầm, độ pH24 thịt lườn nằm trong khoảng 5,8-6,0 thịt đùi trong khoảng 6,2-6,6 là bình thường. Như vậy cả 3 loại thịt gà lai trên đều có chất lượng tốt.
Kết quả phân tích màu sắc thịt cho thấy, thịt lườn có độ sáng cao hơn thịt đùi, do cơ lườn chứa nhiều sợi cơ trắng hơn, cơ đùi có nhiều sợi cơ đỏ hơn và cơ đùi vận động nhiều hơn cơ lườn nên màu của cơ đùi tối hơn. Màu sắc thịt của gà lai CT1,CT2, CT3 có sự khác nhau rõ rệt, màu sáng (L), màu đỏ (a), màu vàng
(b) của gà CT2 với thịt đùi lần lượt là 51,96; 16,14; 8,75 cao hơn CT1
Độ (Newton)