Kết quả thu được trên đàn bố mẹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 41 - 44)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả thu được trên đàn bố mẹ

4.1.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là hai chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá khả năng sản xuất trứng của các đàn gà hoặc các giống gà khác nhau. Sức đẻ trứng của đàn gà trong cả năm có thể được đánh giá thông qua số liệu tỷ lệ đẻ trong những tháng đầu tiên hoặc sản lượng trứng từ thời điểm đàn gà bắt đầu đẻ đến 38 hoặc 44 tuần tuổi. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà VBT khi được ghép với trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 được thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái trong 3 công thức lai

Giai đoạn (TT)

21- 24 25-28 29- 32 33- 36 37- 40 41- 44 21-44

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao của gà VBT ở cả 3

công thức lai đều thuộc giai đoạn 29- 32 tuần tuổi. Trong đó, gà VBT ở CT3 (ghép với trống BTVN11) có tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao nhất với mức 79,33%, kết quả tương ứng với gà VBT ở CT2 (ghép với trống Lạc Thủy) là 77,33% và gà VBT ở CT1 (ghép với trống Móng) cho kết quả thấp nhất với tỷ lệ 75,67%.

Tỷ lệ đẻ bình quân của đàn gà VBT ở 3 công thức lai sau 24 tuần đẻ trứng lần lượt đạt 60,12%; 60,45% và 60,44% tương ứng với năng suất trứng/mái là 100,97; 101,53 và 101,51 quả. Kết quả này không có sự khác biệt đáng kể.

Điều đó cho thấy tỷ lệ đẻ trung bình của gà mái VBT không bị ảnh hưởng khi ghép với trống Móng, Lạc Thủy hoặc BTVN11.

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009), tỷ lệ đẻ của gà VP2 (tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo và gà Lương Phượng) ở 44 tuần tuổi đạt từ 36,66-46,80%; năng suất trứng đạt 2,56- 3,27 quả/mái/tuần. Nghiên cứu trên gà Ri lai F1 (Ri x Lương Phượng và Lương Phượng x Ri) của Hồ Xuân Tùng (2008) cho thấy tỷ lệ đẻ ở 44 tuần tuổi đạt trung bình 45,44- 46,54%. Như vậy, gà mái trong trong thí nghiệm có khả năng đẻ trứng cao hơn tổ hợp lai của gà Lương Phượng với một số giống gà nội khác.

4.1.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở là chỉ tiêu quyết định số gà con nở ra của một gà bố mẹ trong một chu kỳ đẻ trứng. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở của trứng gà VBT khi lai với các gà trống thuộc các giống khác nhau được thể hiện trên bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở

Chỉ tiêu

Tổng số trứng thu được Tổng số trứng đưa vào ấp Tỷ lệ trứng giống

Số trứng có phôi Tỷ lệ trứng có phôi Số gà loại 1 nở ra

Tỷ lệ nở gà loại1/tổng trứng ấp Số gà con loại 1/mái đầu kỳ

Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi ở các nhóm gà thí nghiệm đạt khá cao (92,36 – 95,52%). Tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở CT1 (95,52%) và thấp nhất ở CT3 (92,36%), như vậy việc ghép trống giao phối có ảnh hướng đến tỷ lệ trứng có phôi của gà mái VBT.

Tỷ lệ nở gà con loại I/tổng trứng ấp của gà VBT trong 3 tổ hợp lai Móng x VBT, Lạc Thủy x VBT và BTVN11 x VBT lần lượt là: 84,07%, 82,3% và 82,64%.

Kết quả nghiên cứu nói trên tương đương kết quả nghiên cứu của Phạm Thị

Minh Thu, 2002 khi tiến hành thí nghiệm trên gà Rhoderi, gà Tam Hoàng 882 và

Jangcun. Tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp của gà Jangcun đạt 82,21%; gà Tam Hoàng 882 đạt 83,54%; con lai RR x JC đạt 83,05%; con lai 882 x RR đạt 84,37%.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng và cs. (2012), khi cho lai ♂ Lương Phượng (LV) với ♀ VBT và ngược lại giữa ♂ VBT với ♀ LV cho tỷ lệ phôi đạt (94,06-94,86%) và tỷ lệ nở gà loại I/trứng ấp đạt 82,09-82,10%. So với kết quả nghiên cứu của Diêm Công Tuyên và cs. (2010), khi cho lai giữa gà trống Ai Cập với gà mái VGA và gà mái AVG có tỷ lệ phôi đạt (96,56-96,74%) và tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp đạt (87,13-87,63%) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt thấp hơn.

Như vậy, kết quả tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở thu được từ đàn gà thí nghiệm đều tương đối cao và tương đương với một số giống gà phổ biến đang nuôi ở nước ta. 4.1.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg)

Trong sản xuất trứng, để đánh giá hiệu quả sử dụng của thức ăn cũng như xác định tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là rất quan trọng trong việc tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà sinh sản.

Do cả 3 công thức lai đều sử dụng gà VBT làm mái nền cho ăn với định mức như nhau và khi tính tỷ lệ đẻ không thấy có sự khác biệt đáng kể nên chúng tôi tính toán TTTA/10 trứng của gà VBT nói chung và kết quả được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng

Qua bảng 4.3 cho thấy TTTA/10 trứng của gà VBT trong cả giai đoạn 21- 44 là 2,12 kg. So với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng (2012) trên đàn gà Lương Phượng cũng nuôi tại Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi có TTTA/10 trứng là: 2,49 kg. Như vậy là khi lai trống Zolo với mái Lương

So với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2008) trên gà Ri lai F1 ( Ri x LP) và F1 (LP x Ri) có TTTA/10 trứng là từ 2,50- 2,55kg và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006) trên gà Thái Hòa có TTTA/10 trứng là 2,36kg thì kết quả nói trên thấp hơn nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w