Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn thương phẩm
4.2.5. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm
Số liệu kích thước các chiều đo của 3 công thức lai được thể hiện qua bảng 4.13 và hình 4.9.
Bảng 4.13 cho thấy ở chỉ tiêu dài thân CT2 (20,99) là cao nhất sau đó đến CT3 (19,75) và thấp nhất là CT1 (19,61). Chỉ tiêu dài lườn cao nhất là CT2 (12,08), sau đó đến CT1 (11,91) và cuối cùng là CT3 (11,79). Chỉ tiêu vòng ngực của 3 công thức lai lần lượt là: 27,97; 27,93; 28,19 (cm). Như vậy ta có thể thấy tuy CT3 có các chỉ tiêu về dài thân dài lườn và dài đùi cao nhưng chỉ tiêu về vòng ngực lại thấp hơn so với 2 công thức còn lại điều này chứng tỏ CT2 được thừa hưởng chiều dài cơ thể từ bố Lạc Thủy, CT1 và CT3 tuy ngắn mình hơn so với CT2 nhưng lại to hơn CT2.
Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm
Chỉ tiêu
Vòng ngực Dài thân Dài lườn Dài đùi Dài cánh Cao chân Vòng ống chân
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau
Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm CT1 có chiều dài lông cánh ngắn nhất trong 3 công thức lai là 17,47 cm (CT2: 18,02 cm; CT3: 18,10 cm). Do CT1 có bố Móng lông kém phát trển hơn Lạc Thủy và BTVN11.,
Chỉ tiêu cao chân của 3 con lai CT1; CT2; CT3 lần lượt là: 9,01; 9,70; 9,55 cm, chỉ tiêu vòng chân: 5,28; 4,89; 5,02 cm. Như vậy CT1 có cao chân thấp nhất nhưng vòng chân cao nhất, CT2 có cao chân lớn nhất nhưng vòng chân nhỏ nhất, điều này do CT1 có bố Móng chân to ngắn nên CT1 cũng được thừa hưởng nguồn gen đó. CT2 có bố Lạc Thủy chân cao nhỏ nên CT2 cũng có chân cao nhỏ giống bố. 4.2.6. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi
Để đánh giá khả năng cho thịt của gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát mỗi công thức lai 3 con trống 3 con mái có khối lượng trung bình tại thời điểm 15 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi
Chỉ tiêu Khối lượng sống (g) Khối lượng thân thịt (g) Tỷ lệ thân thịt (%) Tỷ lệ thịt lườn (%) Tỷ lệ thịt đùi (%) Tỷ lệ mỡ bụng (%)
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
n=6
SE 33,42 25,12 0,54 0,21 0,27 0,03
Hình 4.10. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi
Qua bảng 4.15 và hình 4.10 cho thấy CT1 có tỷ lệ thịt đùi cao nhất sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Tỷ lệ thân thịt CT2 cao nhất 72,87% sau đó đến CT1 72,15% và thấp nhất CT3 72,06%. Tỷ lệ mỡ bụng cao nhất CT3 2,83% sau đó đến CT1 1,71% và thấp nhất là CT2 1,65%. Điều này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2009) trên gà VR21 (Đông Tảo, Lương Phượng x Ri, Lương Phượng) có tỷ lệ thân thịt 73,78%, tỷ lệ thịt đùi 21,3% thì kết quả nghiên cứu trên gà lai của chúng tôi đạt tương đương.
4.2.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà thương phẩm
4.2.7.1. Thành phần dinh dưỡng
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của thịt gà thương phẩm
Chỉ tiêu Vật chất khô (%)
Protein tổng số (%) Khoáng tổng số (%)
(♂MóngxVBT)
Từ kết quả phân tích chất lượng thịt cho thấy hàm lượng protein, vật chất khô và khoáng tổng số của 3 loại thịt trên là tương đương nhau.
Tỷ lệ protein trong thịt gà được coi là một trong những yếu tố làm cho thịt có độ ngọt cao. Tỷ lệ protein tổng số ở thịt gà CT1, CT2, CT3 lần lượt là 21,52; 22,43; 22,25 cao hơn đáng kể so với một số loại gia cầm khác. So với nghiên cứu của Pingel, 2002 gà broiler có tỷ lệ protein là 19,4%, gà tây 20,2%, vịt Bắc Kinh 18,9%, nghiên cứu của Triệu Vương Đình và Vương Tuyên, 2001 gà đen Thái Hòa Trung Quốc có tỷ lệ protein là 19,46 – 19,58% thì gà lai CT1, CT2, CT3 có tỷ lệ protein trong thịt cao hơn.
So với nghiên cứu của Trần Quốc Hùng, 2012 trên gà VBT cũng nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm va Bảo tồn vật nuôi có hàm lượng protein tổng số là 19,86% thì 3 con lai của nó có hàm lượng protein cao hơn. Như vậy việc sử dụng gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 đem lai với gà mái VBT đã góp phần nâng cao chất lượng thịt.
4.2.7.2. Kết quả phân tích acid amin của thịt gà thương phẩm lúc 15 tuần tuổi Bảng 4.16. Kết quả phân tích một số acid amin trong thịt gà thương phẩm
TT Loại acid
amin
1 Aspartic
2 Glutamic
3 Serine
4 Histidine
5 Glycine
6 Threonine
7 Alanine
8 Arginine
9 Tyrosine
10 Valine
11 Methionine
12 Phenylalanine
13 Isoleucine
14 Leucine
15 Lysine
16 Proline
Kết quả phân tích ở bảng 4.16 cho thấy hàm lượng acid amin ở 3 con lai CT1, CT2, CT3 không có sự khác biệt nhiều. So sánh với một số tác giả khác đã công bố hàm lượng acid amin ở gia cầm như Pingel (2002) trong thịt gà broiler: Histidine 3,5%, Leucine 7,2%, Lysine 6,5%, Methionine 2,1% đều thấp hơn so với tỷ lệ các loại acid amin này trong thịt gà CT1, CT2, CT3. Theo công bố của Scholtyseks (1987) nghiên cứu trên gà broiler thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn.
Theo quan điểm của một số nhà khoa học độ ngọt của thịt phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng axit Glutamic. Trong nghiên cứu này hàm lượng axit Glutamic trong cả 3 loại gà lai CT1, CT2, CT3 đều rất cao. Hàm lượng axit Glutamic ở con lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là 16,13; 14,62; 14,79. Như vậy con lai CT1 có hàm lượng axit Glutamic là cao nhất.
4.2.7.3. Một số chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng thịt
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt được trình bày ở bảng 4.17 xác định pH15 và pH24 cho thấy thịt đùi; lườn của gà lai CT1, CT2, CT3 có giá trị tương đương với nhiều loại gà khác. Dẫn theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo, 2010 thì giá trị pH15 và pH24 ở cơ ngực gà lai (White Lueang (WL) x AA) nuôi ở Trung Quốc là 6,53 và 6,05 (Liu và Niu, 2008); gà Shanghai 6,02 và 5,71 và gà lai (Thái địa phương x BPR) nuôi ở Thái Lan là 6,06 và 6,02 (Jaturasiha et al., 2008); ở gà địa phương Hàn Quốc là 6,41 và 5,93 (Yu et al., 2005).
Bảng 4.17. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt
Chỉ tiêu Ph
Màu sắc L*
a*
b*
bảo Mất nước
quản (%)
chế Mất nước
biến (%) dai
17,45 24,47 17,31 18,42 23,40 27,93 Theo kết quả của Ristic et al.
(1975); Rose (1977); Krax (1974) (dẫn theo
Trần Thị Mai Phương, 2003) cho biết ở gia cầm, độ pH24 thịt lườn nằm trong khoảng 5,8-6,0 thịt đùi trong khoảng 6,2-6,6 là bình thường. Như vậy cả 3 loại thịt gà lai trên đều có chất lượng tốt.
Kết quả phân tích màu sắc thịt cho thấy, thịt lườn có độ sáng cao hơn thịt đùi, do cơ lườn chứa nhiều sợi cơ trắng hơn, cơ đùi có nhiều sợi cơ đỏ hơn và cơ đùi vận động nhiều hơn cơ lườn nên màu của cơ đùi tối hơn. Màu sắc thịt của gà lai CT1,CT2, CT3 có sự khác nhau rõ rệt, màu sáng (L), màu đỏ (a), màu vàng
(b) của gà CT2 với thịt đùi lần lượt là 51,96; 16,14; 8,75 cao hơn CT1
Độ (Newton)
Thịt đùi CT1 và CT2 có độ dai lần lượt là 17,31N và 17,45N thấp hơn CT3 có độ dai là 23,40N. Tương tự, độ dai thịt lườn CT1 và CT2 lần lượt là 18,42N và 24,47N cũng thấp hơn CT3 có độ dai là 27,93N. Như vậy thịt gà CT3 có độ dai là cao nhất và độ dai của thịt lườn luôn cao hơn thịt đùi. Theo phân loại chất lượng thịt của Schilling et al. (2008) thì thịt gà CT1, CT2, CT3 không dai vì độ dai < 44,1N (4,5kg).
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn của Barbut et al. (2005) về các chỉ tiêu phân loại chất lượng thịt dựa vào màu sáng (L), giá trị pH24: Thịt bình thường (chất lượng tốt): 46<L<53 và 5,7<pH24<6,4. Như vậy thịt gà CT1, CT2, CT3 đảm bảo yêu cầu là thịt gà chất lượng tốt.
4.2.8. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ
Vì mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được tổ hợp lai phù hợp có hiệu quả kinh tế phục vụ phát triển chăn nuôi gà thả vườn trong nông hộ, gia trại và trang trại nên việc xác định khả năng sản xuất thịt của một mái VBT khi lai với gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 là cần thiết. Kết quả thể hiện 4.18.
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi gà bố mẹ
Chỉ tiêu Số gà con loại 1/mái mẹ
Khối lượng trung bình gà lúc 15TT Tỷ lệ nuôi sống đến 15 TT Khối lượng thịt sản xuất ra/mái Giá bán 01 kg thịt sống
Tiền bán thịt/mái
Qua bảng 4.18 cho thấy, việc sử dụng mái nền VBT (Zolo x Lương Phượng) cho lai tiếp với gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 cho số gà con loại I/mái mẹ là tương đương nhau nhưng sử dụng công thức lai CT1 lại cho khối lượng thịt sản xuất ra/mái là cao nhât do có tỷ lệ nuôi sống và khối lượng gà tại 15TT cao hơn hai công thức lai CT2 và CT3. Do vậy số tiền bán thịt hơi/mái khi sử dụng công thức lai CT1 là cao nhất: 11.117.600đ cao hơn công thức lai CT2 là 1.533.400đ/mái và cao hơn CT3 là 1.402.400 đ/mái.