CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 83 - 86)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

4.2.1. Tuyển dụng

Thực hiện theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức. Hàng năm Viện Nghiên cứu quản lý đất đai phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu trình Tổng cục

Quản lý đất đai triển khai các bước tổ chức thi tuyển công chức, xét tuyển đối với viên chức sự nghiệp, đồng thời có thông báo về kế hoạch tuyển dụng tới các cơ quan, đơn vị trong cả nước. Trên cơ sở biên chế được giao, hàng năm, ngành quản lý đất đai tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, nhiệm vụ các phòng ban và vị trí việc làm, tiến hành đăng ký tuyển dụng với Viện để tuyển dụng (đăng ký số lượng tuyển dụng, vị trí tuyển dụng, trình độ tuyển dụng...). Trong 4 năm 2015 - 2018, Tổng cục Quản lý đất đai đã tổ chức 3 đợt tuyển dụng cán bộ, công chức bằng hình thức thi tuyển, xét tuyển đối với viên chức. Tổng cục Quản lý đất đai đã đăng ký tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển và tuyển dụng được 6 người vào làm việc tại các phòng chuyên môn của Tổng cục, xét tuyển được 15 viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của ngành để thay thế cho số cán bộ đã đến nghỉ chế độ hưu và thuyên chuyển công tác.

4.2.2. Sử dụng cán bộ công chức, viên chức

Cũng trong thời gian 4 năm qua (2015 - 2018), đã tiến hành điều động, luân chuyển cán bộ từ cơ quan đơn vị trong ngành cho 16 người.

Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, công chức là một việc rất quan trọng vì thông qua sử dụng hợp lý, bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc sẽ góp phần chủ yếu đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, có tác dụng thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan. Luật cán bộ, công chức ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ chế trong quản lý cán bộ, công chức về các mặt, trong đó có cơ chế bố trí , sử dụng cán bộ, công chức. Qua khảo sát thực trạng hiện nay cho thấy, việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ở một số phòng ban, đơn vị sự nghiệp chưa có tỷ lệ phù hợp với tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại hình đơn vị. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

4.2.3. Quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Để có cơ sở quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, ngành Quản lý đất đai đã cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, theo đó, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện về phẩm chất chính trị, về năng lực; về hiểu biết; về tuổi đời; về trình độ đào tạo...

- Trong 4 năm qua (2015 - 2018), công tác quy hoạch các cấp lãnh đạo, lãnh đạo Viện và tương đương ở bộ phận cán bộ công chức viên chức đã thực hiện thường xuyên hàng năm. Việc bổ sung vào quy hoạch các chức danh Lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm trong giai đoạn 4 năm (2015 - 2018) đã có 54 công chức, viên chức được bổ sung vào quy hoạch. Trong đó năm 2015 có 18 cán bộ công chức, viên chức bổ sung vào quy hoạch; năm 2016 có 15 cán bộ công chức viên chức bổ sung vào quy hoạch; năm 2017 có 21 cán bộ công chức, viên chức được bổ sung vào quy hoạch, năm 2018 có 20 cán bộ công chức, viên chức được bổ sung vào quy hoạch. Các cán bộ được bổ sung vào quy hoạch là cán bộ tại chỗ đã phấn đấu đạt các yêu cầu, điều kiện được tín nhiệm trong cơ quan đơn vị hoặc cán bộ được tuyển dụng mới, cán bộ được điều động, tiếp nhận từ Cơ quan đơn vị khác chuyển đến có đủ điều kiện để bổ sung quy hoạch.

- Về thực hiện đưa ra ngoài quy hoạch: Trong giai đoạn 2015 - 2018, đã có 35 cán bộ công chức, viên chức đưa ra ngoài quy hoạch. Những trường hợp đưa ra ngoài quy hoạch chủ yếu là nằm trong trường hợp chuyển công tác, quá tuổi quy định.

4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ của Viện đa phần là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm đã trực tiếp chủ trì, tham gia thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý, sử dụng đất cũng như thực hiện các hoạt động dịch vụ tại các địa phương.

Lao động có trình độ trên đại học là 28 người, trong đó, lao động quản lý là 20 người, nhân viên là 8 người; trình độ đại học là 71 người, trình độ dưới đại học có đào tạo là 7 người. Từ đó cho thấy lao động chủ yếu của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai có trình độ đại học. Trình độ năng lực của công chức, viên chức, người lao động ngày càng được củng cố, góp phần tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, là một đơn vị đầu ngành về nghiên cứu chính sách quản lý đất đai, thì số lao động có trình độ, chuyên môn sâu về nghiên cứu quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của Viện trong giai đoạn tới. Hiện nay, Viện nghiên cứu quản lý đất đai rất cần có đội ngũ chuyên gia, các công chức, viên chức có năng lực, chuyên môn cao về chính sách, pháp luật đất đai để đảm nhiệm được chức năng, nhiệm vụ của Viện.

Bảng 4.19. Cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức, viên chức Viện Nghiên cứu quản lý đất đai

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tốc độ phát triển

(%)

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019) 4.2.5. Chế độ chính sách

Pháp luật của Nhà nước, chính sách của Chính phủ là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích của nhà nước. Mọi chính sách đều có thể ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp đến người lao động như: những chính sách về tiền lương, quy định về các chế độ bảo hiểm, tinh giản biên chế, an toàn lao động, vệ sinh lao động, quy định riêng đối với lao động nữ... sẽ tác động đến nguồn nhân lực. Nếu các quy định này có lợi cho người lao động, động lực của họ sẽ càng cao bởi những quy định này mang tính pháp lý, các tổ chức đều buộc phải thực hiện.

Các bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội như SA8000, ISO14000,…

cũng có tác động đáng kể đến người lao động. Ví dụ như SA8000 có các quy định bắt buộc như: không sử dụng lao động cưỡng bức, bảo đảm an toàn - sức khỏe cho người lao động, đảm bảo tiền lương - thu nhập… Như vậy, khi tổ chức thực hiện tốt những bộ quy tắc ứng xử, người lao động sẽ có năng suất lao động cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w