Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và Chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 47 - 52)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và Chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trước đây là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.

Trải qua 60 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nước với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của ngân hàng cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng kiến thiết Việt nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam từ 25/05/2012 đến nay. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt nam đã góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo tiêu chí ngân hàng hiện đại tiên tiến để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nâng cao sức cạnh tranh. Theo đó, BIDV đã chuyển đổi toàn diện, đồng bộ từ mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, đa năng theo hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Xác lập mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng, thực hiện quản lý tập trung theo khối chức năng chuyên sâu từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên, theo dòng sản phẩm, theo chiều dọc, triển khai quản lý vốn tập trung, khai thác hiệu quả các tiềm lực phục vụ cho chiến lược mở rộng phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro theo mô hình của một ngân hàng hiện đại; xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và toàn diện từ chiến

lược, định hướng cơ chế, chính sách, mô hình đến triển khai hoạt động.

Tiếp tục minh bạch công khai các hoạt động kinh doanh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 20 năm liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo tài chính theo cả hai chuẩn mực VAS và IFRS. Là ngân hàng đầu tiên chủ động thực hiện xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế kể từ năm 2006. BIDV cũng là ngân hàng thương mại tiên phong trong việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế, được NHNN công nhận (hiện nay là Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 (Dư nợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Dư nợ nhóm 4 -Nợ nghi ngờ là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao; Dư nợ nhóm 5 -Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn).

Hệ thống cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, xây dựng, chuẩn hoá nhận diện thương hiệu BIDV, đáp ứng kịp thời hoạt động kinh doanh ngân hàng, điển hình là việc xây dựng chuỗi tháp BIDV theo tiêu chuẩn quốc tế tại các trung tâm kinh tế chính trị lớn của đất nước. Đến năm 2016, số lượng tài sản cố định đã tăng gấp 4 lần, giá trị TSCĐ tăng khoảng 7,5 lần so với năm 2010.

Hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, hiệu quả, được triển khai áp dụng trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ hiện đại, tiện ích. Phát triển các hệ thống thông tin như: ATM, POS, Internet Banking, Home Banking, Mobile banking, Contact Center, Core banking, Smart Banking,...

Tiếp tục mở rộng và khẳng định vị thế, uy tín trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng đại lý, thanh toán với gần 1.600 định chế tài chính trong nước và quốc tế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB... Đặc biệt, triển khai thành công Dự án Tài chính nông thôn 1 và 2, được đánh giá là dự án được quản lý tốt nhất trong số các dự án nông thôn của World Bank tài trợ trên toàn thế giới.

Có những bước đi chủ động, chắc chắn để thâm nhập vào thị trường tài chính các nước như: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc. Đặc biệt là các đối tác như Lào và Campuchia.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã định hình dần mô hình tổ chức theo hướng tập đoàn tài chính. Mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bước đầu hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Myanma.

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bắc Ninh

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh hiện nay là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, được thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 được thành lập là Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Đến năm 1981 được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Năm 1988 toàn hệ thống là Ngân hàng hai cấp. Từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Hà Bắc.

Đầu năm 1995 toàn hệ thống BIDV thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi sang Cục đầu tư, lúc này BIDV thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại.

Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX về việc phân lại địa giới hành chính, Tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trụ sở chính hiện nay của BIDV Bắc Ninh đặt tại số 01 đường Nguyễn Đăng Đạo - Phường Suối Hoa – Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh với 149 cán bộ công nhân viên.

Là một chi nhánh mới được thành lập 20 năm nhưng kết quả hoạt động không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của Tỉnh Bắc Ninh.

BAN GIÁM ĐỐC

Khối quan hệ khách hàng

Khối Tác nghiệp

Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Khối trực thuộc

QLKH doanh nghiệp

QLKH cá nhân Phòng Quản trị tín dụng

Phòng GDKH cá nhân

Phòng GDKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho quỹ

Phòng Quản lý rủi ro

Phòng kế hoạch tài chính

Phòng Tổ chức hành chính

10 phòng giao dịch: Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: Báo cáo thường niên phòng TCHC BIDV Bắc Ninh

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh gồm có: Ban lãnh đạo, Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ và 10 phòng giao dịch là: Quế Võ, Tiên Sơn, Gia Bình, Yên Phong, Thuận Thành, Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Tiên Du.

Tổng số lao dựng được khả năng tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng cả về tín dụng, dịch vụ và trên nhiều mặt.

Bảng 3.1. Bảng KQKD bán lẻ giai đoạn 2014- 2016 của BIDV Bắc Ninh

Chỉ tiêu

Tổng thu nhập Thu từ lãi cho vay

Thu phí lãi + thu nhập từ hoạt động bán vốn

Thu nhập khác Tổng chi phí Chi phí trả lãi Chi phí phi lãi Chi phí hoạt động Trích dự phòng rủi ro Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh bán lẻ (2014 – 2016)

Hình 3.2. Biểu đồ thu nhập - chi phí - lợi nhuận giai đoạn 2014 - 2016 Qua bảng 3.1 cho thấy: Lợi nhuận trước thuế của BIDV Bắc Ninh liên tục tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2014 lợi nhuận trước thuế đạt 23 tỷ đồng, năm 2015 đạt 36,6 tỷ đồng tăng 13,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,1%. Đến năm 2016 lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh đạt 42,7 tỷ đồng, tăng 6,1 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 16,67%. Đi sâu phân tích các kết quả kinh doanh tại chi nhánh cho thấy.

- Về thu nhập: tổng thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là thu từ lãi cho vay. Thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nguồn thu bất thường là các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn vốn phi lãi và thu từ hoạt động bán vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập song liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

- Về chi phí: tổng chi có tăng lên nhưng chậm hơn tốc độ tăng thu.

Chi phí hoạt động tăng theo tiến độ tăng quy mô hoạt động. Khoản chi giảm nhiều nhất là khoản trích lập dự phòng rủi ro. Đạt được điều đó là do chi nhánh đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, đã giúp giảm bớt được các khoản chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w