Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của việt nam (Trang 96 - 100)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhằm tận dụng lợi thế kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm, các TCT XDCTGT ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các công trình giao thông, đều đang dần mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư bất động sản, xuất nhập khẩu, sản xuất vật liệu, kinh doanh vận tải, du lịch... Các hoạt động kinh doanh tại các TCT XDCTGT gồm:

- Xây dựng các công trình giao thông: Đây là hoạt động kinh doanh chính. Hầu hết các TCT XDCTGT được thành lập ban đầu với mục đích xây dựng các CTGT. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, với thế mạnh về máy móc và thiết bị, phương tiện cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực XDCTGT, các TCT này vẫn có vị trí cao trong lĩnh vực XDCTGT ở Việt Nam.

- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp: Với kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực XDCTGT, trong những năm gần đây, trước sự bùng nổ của thị trường BĐS, các TCT XDCTGT cũng bắt đầu đầu tư sang lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng như đầu tư, xây dựng các công trình điện, thủy điện, thủy lợi, đầu tư xây dựng- kinh doanh dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí...

- Khai thác chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn: Đây là những hoạt động nhằm hỗ trợ cho hoạt động chính giúp cho các Tổng Công ty chủ động trong SXKD.

- Đầu tư công trình giao thông theo phương thức BOT: Hiện tại, các TCT XDCTGT đang thúc đẩy tham gia đấu thầu hàng loạt dự án BOT. BOT là phương thức Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao, đây là phương thức đầu tư của Chính phủ dưới hình thức kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng trước thông qua hình thức đấu thầu (Build), sau đó khai thác vận hành (Operate). Sau khi hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao (Transfer) cho Nhà nước để tiếp tục phát triển dự án.

- Các hoạt động khác nhằm tạo ra giá trị gia tăng và tận dụng cơ sở vật chất và năng lực dư thừa như sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ sinh học, bao bì tự hủy, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu, vật tư, kinh doanh vận tải hành khách đường thủy, vận tải hàng hóa...

Quy trình kinh doanh của hoạt động xây dựng các CTGT, là hoạt động kinh doanh chính của các TCT XDCTGT được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động XDCTGT của các Tổng Công ty XDCTGT (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Khái quát quy trình hoạt động XDCTGT của các TCT XDCTGT như sau: Sau khi gửi hồ sơ dự thầu, đấu thầu, trúng thầu hoặc được chỉ định thầu, TCT XDCTGT ký

Chỉ định thầu Hồ sơ dự thầu, đấu thầu

Thông báo trúng thầu

Giao cho công ty thành viên, chi nhánh thi công cụ thể Ký hợp đồng nhận thầu

Lập phương án tổ chức thi công

Bảo vệ phương án kinh tế, biện pháp thi công

Tổ chức thi công theo thiết kế và phương án được duyệt

Công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư, quyết toán Lập bản nghiệm thu, thanh quyết toán công trình

Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình

hợp đồng nhận thầu với Chủ đầu tư xong sẽ giao cho xí nghiệp thi công hoặc các công ty con, công ty liên kết cụ thể. Tại xí nghiệp, công ty con, công ty liên kết phương án tổ chức thi công sẽ được thiết lập và các đơn vị này sẽ tiến hành bảo vệ phương án kinh tế và các biện pháp thi công. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, xí nghiệp, công ty con, công ty liên kết tổ chức theo thiết kế. Khi công trình hoàn thành, việc tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình được thực hiện. Sau đó các bên liên quan (đơn vị thi công, chủ đầu tư, công ty tư vấn giám sát) sẽ lập bản nghiệm thu, thanh quyết toán công trình, đồng thời bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến HTTT KTQT

Đặc điểm hoạt động kinh doanh lĩnh vực xây dựng các CTGT đã có ảnh hưởng không nhỏ đến HTTT KTQT, từ việc thu thập dữ liệu, các kỹ thuật xử lý dữ liệu và báo cáo thông tin KTQT áp dụng tại các TCT. Những ảnh hưởng có thể thấy được như sau:

Nhóm 1: Ảnh hưởng đến công tác thu thập dữ liệu

Đặc thù hoạt động kinh doanh xây lắp bao gồm nhiều công trình trên nhiều địa bàn khác nhau, mỗi CT/HMCT thi công trong thời gian kéo dài, các yếu tố CP phát sinh đa dạng, phức tạp và nhỏ lẹ cần được quản lý chặt chẽ và chi tiết, tránh xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý dẫn tới thất thoát cho DN. Điều này dẫn tới khó khăn trở ngại cho công tác thu thập dữ liệu của HTTT KTQT trong DN. Đối với các công trình đặt trên các địa bàn xa văn phòng, trụ sở công ty, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, thậm chí điều kiện về thông tin truyền thông và internet cũng không thuận lợi, các dữ liệu liên quan đến CP và các thông tin phi tài chính khác phát sinh tại công trình đó có thể được tập hợp chậm trễ và không đầy đủ. Đồng thời, việc truyền đạt, phổ biến và giám sát việc thực thi các nội quy, quy chế của công ty liên quan đến quy trình làm việc, quy trình báo cáo thông tin cũng gặp trở ngại.

Nhóm 2: Ảnh hưởng đến các kỹ thuật xử lý dữ liệu và báo cáo thông tin KTQT

Một là, đặc điểm cơ chế giao khoán trong xây dựng. Cơ chế giao khoán công trình, hạng mục công trình cho các đội, xí nghiệp xây lắp, công ty con, công ty liên kết được các TCT áp dụng thường xuyên. Đối với phương thức khoán gọn CT/HMCT, đơn vị giao khoán sẽ tiến hành khoán toàn bộ giá trị CT/HMCT các bên nhận

khoán. Bên nhận khoán sẽ tự trang trải toàn bộ các loại CP phục vụ cho việc thi công như CP vật liệu, nhân công, máy thi công…Khi CT/HMCT hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình theo giá nhận khoán.

Việc xác định đơn giá giao khoán căn cứ trên định mức CP nhà nước quy định và định mức CP nội bộ của DN. Do đó, việc xây dựng hệ thống định mức, dự toán khoa học và hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát CP, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo được chất lương công trình. Cơ chế khoán đã mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các đơn vị tự lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý, từ đó phát huy mọi khả năng của đơn vị để rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm CP, hạ giá thành. Tuy nhiên khi thực hiện cơ chế khoán, nếu đơn vị giao khoán quản lý, kiểm soát không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư, tiền vốn làm tăng CP tăng giá thành của các CT/HMCT. Như vậy, cơ chế khoán tại các TCT XDCTGT hiện nay là cơ sở để áp dụng phương pháp xác định CP mục tiêu và từ đó hình thành các TTCP giúp nhà quản trị đánh giá trách nhiệm của các đội, xí nghiệp về việc sử dụng và kiểm soát CP.

Hai là, sản phẩm xây lắp là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư, có tính chất đơn chiếc. Mỗi CT/HMCT thường có giá trị lớn, với thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công khác nhau. Phương pháp xác định CP phù hợp đối với loại sản phẩm này là xác định CP theo công việc/ đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp CP và tính giá thành cụ thể là các CT/HMCT.

Ba là, hoạt động xây lắp với các CT/HMCT trên các địa bàn khác nhau, với kỹ thuật thi công thời gian thi công kéo dài, điều kiện địa hình, khí hậu và phong tục tập quán khác nhau, cần được quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát CP, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Cần xác định mỗi CT/HMCT là một trung tâm trách nhiệm, có thể là trung tâm CP hoặc trung tâm đầu tư, tùy theo nhu cầu quản trị của nhà quản lý. Việc xác định các trung tâm trách nhiệm sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý được chi tiết và hiệu quả hơn, đánh giá đúng năng lực hoạt động của từng tổ đội, xí nghiệp, đơn vị cũng như người phụ trách mỗi trung tâm trách nhiệm. Mỗi trung tâm trách nhiệm cần xây dựng hệ thống báo cáo bộ phận, nhằm phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận, từ đó giúp nhà quản trị có những đánh giá chính xác.

Bốn là, hoạt động xây lắp với khoản mục CP phát sinh đặc thù bao gồm CP NVLTT, CP NCTT, CP MTC và CP SXC ảnh hưởng đến công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh của DN. Với các dự toán CP liên quan đến các khoản mục CP phát sinh phức tạp hơn. Dự toán CP MTC cũng là dự toán đặc thù dành cho ngành xây lắp.

Năm là, mỗi CT/HMCT được thi công trong thời gian kéo dài, với các kỹ thuật thi công phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, đặc điểm địa hình cũng như điều kiện kinh tế xã hội tại từng địa bàn thi công. Trong quá trình thi công chứa đựng nhiều biến động có thể xảy ra, cần thay đổi và lựa chọn các phương án thi công phù hợp. Các phương án cần được xem xét, đánh giá và quyết định dựa trên những thông tin thích hợp. Do vậy, việc xác định thông tin thích hợp cho việc ra quyết định quản trị của nhà quản lý là rất cần thiết; nhằm đảm bảo tính chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(251 trang)