Về phía các tổ chức nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của việt nam (Trang 184 - 187)

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM

3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM

3.5.3. Về phía các tổ chức nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo

Việt Nam hiện nay đang có một số hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và một số hội khác như Hội Kế toán viên hành nghề, Câu lạc bộ Kế toán trưởng… Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) thành lập năm 1994 và là thành viên của

Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội Kế toán các nước Đông Nam Á (AFA) vào năm 1998. VAA được Bộ Tài chính ủy nhiệm tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kế toán viên hành nghề, tham gia quản lý hành nghề kế toán kiểm toán, tham gia cùng Nhà nước ban hành các vấn đề về quản lý dịch vụ kế toán, tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính trong “Chiến lược Kế toán và Kiểm toán đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030” cũng xác định nhu cầu tăng cường các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và vị thế của các tổ chức này bằng cách ủy thác các trách nhiệm bổ sung và cung cấp cho họ quyền tự chủ hơn. Đặc biệt, cần tiếp tục tăng cường hợp tác với các hiệp hội có uy tín trên thế giới về kế toán kiểm toán như Hội Kế toán viên công chứng Anh Quốc (ACCA), Hội Kế toán viên công chứng Mỹ…

Các công ty dịch vụ cũng phải có kế hoạch tham gia vào các mạng lưới, thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế.

Các tổ chức nghề nghiệp cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong việc đào tạo đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ nghề nghiệp thông qua các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao và phát triển năng lực theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hướng tới xây dựng ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đáp ứng những yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập.

Từ đó, các hiệp hội càng cần đóng vai trò hơn nữa trong việc tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và nhân viên kế toán tại các DN, nhất là các kiến thức về KTQT theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- Đối với các cơ sở đào tạo kế toán:

Sự phối hợp giữa DN với các cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán còn lỏng lẻo, thậm chí mang tính hình thức; thời gian sinh viên thực tập ngắn, dẫn đến việc thụ động trong tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, chỉ chú trọng đào tạo theo tiêu chuẩn của Việt Nam, chưa tính đến vấn đề hội nhập. Do đó, sinh viên ra trường khó hòa nhập ngay với công việc thực tế, nhiều DN phải đào tạo lại từ đầu, đặc biệt là trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để xử lý thông tin. Trong chương trình đào tạo kế toán hiện nay, cần phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp đào tạo. Về nội dung, cần phải trang bị cho người học kiến thức cơ bản và chuyên sâu về HTTT KTQT hiện đại, các mô hình và phương pháp KTQT hiện đại để KTQT thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời của QT DN. Đặt vấn đề tổ chức HTTT KTQT trong điều kiện ứng dụng CNTT, nâng cao nhận

thức về vai trò của HTTT KTQT trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý. Về phương pháp, cần đào tạo người học phát triển cả về kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và thái độ phẩm chất. Đào tạo dựa trên phát triển năng lực nghề nghiệp trong quá trình học tập. Từ đó, cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng nhân lực. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cần phối hợp cùng các DN tổ chức các khóa học, khóa tập huấn về kế toán QT cho bộ phận nhà quản lý cũng như nhân viên kế toán. Các cơ sở đào tạo có thể liên kết với các DN, trở thành đơn vị tư vấn cho các DN trong việc thiết lập và vận hành hệ thống thông tin kế toán QT. Đổi mới chương trình đào tạo HTTT KTQT theo hướng hiện đại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực xây dựng CTGT hiện nay, đòi hỏi nhà QT cần nhiều thông tin thiết thực, hữu ích. CNTT ngày càng phát triển và phổ biến, tạo điều kiện để DN tiếp cận với hệ thống quản lý hiện đại, khoa học nhằm gia tăng hiệu quả công tác QT. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của các cấp QT tại các TCT XDCTGT trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững HTTT KTQT cần phải được hoàn thiện hơn nữa.

Căn cứ thực trạng HTTT KTQT trong các TCT XDCTGT đã được phân tích đánh giá trong chương 2 với những kết quả đạt được và những hạn chế vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế. Tác giả đã đưa ra các quan điểm định hướng, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện HTTT KTQT trong các TCT XDCTGT tại Việt Nam, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, bao gồm:

- Các giải pháp về các loại dữ liệu đầu vào, nguồn thu thập dữ liệu và kỹ thuật thu thập dữ liệu;

- Các giải pháp về quy trình xử lý dữ liệu của HTTT KTQT;

+ Giải pháp về phương tiện xử lý dữ liệu đầu vào;

+ Giải pháp về kỹ thuật xử lý dữ liệu;

- Các giải pháp về cung cấp và báo cáo thông tin KTQT;

- Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

Để việc thực hiện các giải pháp trên được khả thi, tác giả cũng đã đưa ra những đề xuất kiến nghị về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng, các tổ chức nghề nghiệp, các TCT XDCTGT, đồng thời cũng là điều kiện để thực hiện giải pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của việt nam (Trang 184 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(251 trang)