Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 20 - 23)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1.1.3. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm

Bất kỳ một xã hội nào cũng có trật tự riêng của nó, trật tự đó phải được giữ vững bằng pháp luật, không thể chỉ bằng tập tục hoặc chỉ bằng những quy tắc có tính chất xã hội. Trong xã hội có nhiều vấn đề nhưng không phải vấn đề nào cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng có một số vấn đề xã hội nhất thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật, trong đó có vấn đề về an toàn thực phẩm bởi tính chất phức tạp của nó. Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước, các chủ thể quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt

động khác nhau nhưng hình thức cơ bản và quan trọng nhất là xây dựng và ban hành pháp luật. Việc quản lý xã hội phải bằng pháp luật thì mục đích quản lý mới đạt được và có hiệu quả cao. Pháp luật có vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nó chính là phương tiện ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, pháp luật do nhà nước ban hành để quản lý xã hội nhưng nhà nước cũng sẽ bị hạn chế bởi chính pháp luật, chịu sự phục tùng và phải thi hành pháp luật do chính mình đặt ra, có như vậy mới đảm bảo được quyền của công dân, tránh sự lạm quyền, đảm bảo sự công bằng và sự phát triển bình thường của xã hội.

Chính sách an toàn thực phẩm được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Chính sách đặt ra các nguyên tắc chung sao cho phù hợp với mục tiêu của đất nước. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm gồm:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

- Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

- Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.

- Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

- Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.

Hiện nay ở nước ta có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về an toàn thực phẩm như sau:

- Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

- Nghị định số 178/2013/NĐ/CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công thương về Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)