Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 83 - 91)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

4.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Chú trọng xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đủ mạnh về chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu cấp thiết về quản lý an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Trong quá trình thực hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc do các nguyên nhân về cơ sở pháp lý như: sự chồng chéo và thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý về an toàn thực phẩm của các đơn vị bộ, ngành ban hành; các quy định về đảm bảo quản lý an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ, các trường hợp liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm chưa được luật pháp quy định cụ thể…để từ đó kiến nghị, đề xuất với cấp trên có phương án nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của thành phố gắn với củng cố đội ngũ cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm của các xã, phường đủ khả năng tham mưu, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Hiện nay, nguồn nhân lực làm công tác an toàn thực phẩm rất thiếu và yếu do an toàn thực phẩm là một chuyên ngành mới chưa được đào tạo chuyên khoa, vì vậy để phục vụ nhu cầu thực tiễn trong quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cần phải có chuyên khoa an toàn thực phẩm ở trường đại học, cung cấp cán bộ cho lĩnh vực an toàn thực phẩm mới

có thể phát triển bền vững, không chắp vá như hiện nay. Ở phạm vi thành phố Thái Nguyên, cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, phối hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trong và ngoài nước tổ chức tập huấn nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý an toàn thực phẩm cấp thành phố và cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt hơn nữa chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức trong tình hình hiện nay, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tụy trong công việc, tránh xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, góp phần giảm tác hại của thực phẩm bẩn, kém chất lượng tác động trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm

Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có đạt được hiệu quả hay không là phụ thuộc vào một phần rất lớn vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi nội dung và các quy định có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Tổ chức thường xuyên hơn công tác giáo dục, truyền thông, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cộng đồng với các hình thức, phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, áp phích, tờ rơi…thì cần kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền đảm bảo nội dung phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt chú trọng phát huy hiệu quả của các phương thức truyền thông hiện đại trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang

phát triển mạnh mẽ hiện nay như: truyền thông qua mạng internet, thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,…để chia sẻ sâu rộng và tạo sức lan tỏa trước hết là trong cộng đồng mạng, tiến đến lan tỏa các quy định về an toàn thực phẩm trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến cần được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác các quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt quan tâm đến các nội dung liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của thành phố, những vấn đề thiết thực tác động đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố và chất lượng thực phẩm tiêu thụ trên thị trường.

- Thiết lập chuyên mục tuyên truyền về an toàn thực phẩm để đăng tải các thông tin liên quan đến tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm của thành phố trên các phương tiện thông tin truyền thông sẵn có của thành phố. Bên cạnh đó, ký kết các chương trình phối hợp truyền thông về an toàn thực phẩm giữa thành phố Thái Nguyên với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn như: Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên… để đăng tải các tin bài và thực hiện các phóng sự thực tế về công tác quản lý an toàn thực phẩm của thành phố Thái Nguyên, qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng thông tin và độ phủ sóng rộng khắp của các nội dung liên quan đến an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố.

- Lồng ghép nội dung truyền thông về an toàn thực phẩm trong các chiến dịch truyền thông của thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, dân số và phát triển, các hoạt động sinh hoạt của tổ chức đảng, tổ dân phố, các câu lạc bộ, hội nhóm…nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực về kênh thông tin, thời gian, kinh phí để chuyển tải các nội dung an toàn thực phẩm tới đúng đối tượng với những thông điệp truyền thông phù hợp.

- Tiến hành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố ký cam kết về thực hiện các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm, không lưu trữ, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm…

4.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì thanh tra, kiểm tra là công cụ hiệu quả, giúp các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa sai phạm một cách có hiệu quả nhất. Để công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đạt kết quả tốt, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Huy động tối đa các nguồn lực tham gia việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Củng cố các phòng, ngành chuyên môn có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm, gắn với bố trí cán bộ có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Phối hợp hiệu quả với các cơ quan cấp trên trong tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố; tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên về kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Đề ra kế hoạch và bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng

hóa không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ tất cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lưu hành trên địa bàn thành phố.

- Đề cao công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất kết hợp thu thập thông tin để thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, tránh hiện tượng các cơ sở có được thông tin kiểm tra để tiến hành phi tang vật chứng, chuẩn bị đối phó với đoàn kiểm tra, thanh tra các cấp.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ theo phân cấp quản lý, các đầu mối phân phối thực phẩm, các hộ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra bằng phương pháp test nhanh đối với các nhóm hàng thực phẩm để cảnh báo kịp thời các nguy cơ cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Mua mẫu và kiểm nghiệm thường xuyên đối với thực phẩm có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện các vi phạm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người tiêu dùng trong việc kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn; có cơ chế khuyến khích và bảo mật thông tin của các cá nhân phản ánh, tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, tội phạm liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.

4.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm

Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo kịp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thì việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như kinh phí là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện hiệu quả nội dung này, thành phố Thái Nguyên cần quan tâm thực hiện một số biện pháp sau:

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đảm bảo tốt các điều kiện làm việc của cán bộ, công chức làm công tác quản lý an toàn thực phẩm như: cơ sở hạ tầng về kiểm nghiệm, xét nghiệm, dụng cụ thử test, kiểm tra, công nghệ kiểm nghiệm, giám định thực phẩm…vì đặc điểm của quản lý thực phẩm là mỗi khi cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định liên quan đến an toàn thực phẩm đều phải căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm và có cơ sở khoa học cụ thể.

- Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị kiểm nghiệm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong vấn đề xét nghiệm, kiểm nghiệm các thành phần có trong thực phẩm hiện nay.

- Khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm, giám định an toàn thực phẩm; đầu tư mới các phòng xét nghiệm với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về xét nghiệm các chỉ tiêu về hóa lý và vi sinh phức tạp. Phát triển các mô hình đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị xét nghiệm có uy tín.

- Nhân rộng hình thức đặt một số loại thiết bị kiểm nghiệm nhanh các chỉ số hóa lý, vi sinh đơn giản tại các cơ sở thương mại kinh doanh thực phẩm lớn và tại các chợ, chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về:

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản…

- Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố; trong đó chú trọng tăng chế độ, chính sách, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tiếp tục đầu tư nâng cấp các chợ thuộc phân cấp quản lý; bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các chủ hộ sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm vay để nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm hiện hành.

4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Khâu tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là khâu cuối cùng, cũng là khâu xác định cụ thể kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Việc làm tốt khâu này giúp cho các cấp, các ngành chức năng, các đơn vị nhìn nhận và xác định một cách khách quan, đúng đắn các thành tựu của quá trình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cũng như chỉ ra những hạn chế, yếu kém, để từ đó nghiên cứu và xây dựng các giải pháp bổ sung, điều chỉnh và phương pháp, cách thức thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Thời gian tới, thành phố cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tổ chức họp tổng kết đánh giá thường xuyên và định kỳ về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm để rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện tốt mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong các giai đoạn tiếp theo.

- Nghiên cứu tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, hội nghị chuyên đề về thực trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra bàn bạc, thảo luận các giải pháp hữu hiệu trên cơ sở các nghiên cứu khoa học cụ thể, khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

- Tạo điều kiện cho các đối tượng liên quan tham gia công tác đánh giá, nhận xét về chất lượng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của thành phố thông qua các hình thức khảo sát, lấy ý kiến góp ý của các cơ sở sử dụng thực phẩm và các dịch vụ liên quan, ý kiến phản ánh của người tiêu dùng đối với các mặt hàng thực phẩm, trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn chất lượng công tác quản lý nhà nước về

an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)