Biện pháp 1: Khai thác khả năng gợi động cơ từ các tình huống

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TOÁN HỌC TRONG GIASOD ỤC STEM CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 (Trang 68 - 71)

LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TOÁN HỌC TRONG GIÁO DỤC STEM

3.2. Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEM nhằm phát triển kỹ năng Toán học (Hình học lớp 10)

3.3.1. Biện pháp 1: Khai thác khả năng gợi động cơ từ các tình huống

a) Cơ sở của biện pháp

Trong quá trình học tập của HS, hứng thú học tập là một vấn đề quan trọng. Nó là cơ sở của tính tự giác, tích cực và chủ động trong quá trình học tập và làm việc. Không có hứng thú khi học tập, HS sẽ cảm thấy bị gò bó, bị ép buộc, dễ chán nản, mệt mỏi. Ngược lại, nếu có sự hứng thú thì sẽ tạo nên một tâm thế chủ động, tích cực trong quá trình học tập và làm việc. Người có hứng thú luôn tìm thấy niềm vui trong công việc, o đó họ sẽ nỗ lực, kiên trì để tìm tòi, khám phá, tìm cách giải quyết các vấn đề đặt ra. Nói cách khác, sự hứng thú là điều kiện cần thiết để HS đạt hiệu quả cao trong học tập. Chính vì vậy, việc gây hứng thú cho HS trong quá trình DH là một việc làm hết sức quan trọng.

Gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình DH nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS. Gợi động cơ không phải là chỉ đơn thuần là việc vào bài, việc đặt vấn đề một cách hình thức mà phải giúp biến những mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân HS nhằm tạo ra động lực bên trong thúc đẩy HS hoạt động. Do đó, việc gợi động cơ có thể giúp HS thấy được ý nghĩa, sự cần thiết phải học khái niệm, định lí, quy tắc, phương pháp, bài tập đó.

b) Quy trình thực hiện biện pháp

Bước 1: Tìm hiểu kĩ nội dung toán học và tình huống trong thực tiễn.

Bước 2: Tìm hiểu các kỹ năng toán học hình thành trong tình huống trên.

Bước 3: Nghiên cứu và lựa chọn tình huống.

Khi lựa chọn tình huống cần đảm bảo tình huống đó phải gần gũi xung quanh HS, đảm bảo tính chân thực, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, giải quyết vấn đề không quá phức tạp.

Bước 4: Đưa ra tình huống gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơtrung gian, gợi động cơ kết thúc tùy vào từng nội dung dạy học).

Ví dụ 3.1. Dạy học về khái niệm vectơ, tổng hai vectơ.

Bước 1: Tìm hiểu về khái niệm của vectơ, tổng hai vectơ trong toán học.

Bước 2: Tìm tòi một số tình huống trong thực tiễn có liên quan. Chẳng hạn:

Tình huống 1: Hai vận động viên cùng kéo một thùng hàng chịu hai lực có độ lớn là 200N và 120N.

Hình 3.6

Tình huống 2: Một chất điểm chịu hai lực tác dụng có độ lớn 40 N và tạo với nhau góc 1200. T nh độ lớn của hợp lực tác dụng lên chất điểm.

Hình 3.7

Tình huống 3: Bác Hồ tát nước chống hạn năm 1958

Hình 3.8

Tình huống 4: Hai vận động B và C dùng hai dây kéo vận động viên A về phía sau. Trong khi đó, vận động viên A cố ghì chặt và tiến về ph a trước. Xem hình 3.4 hãy cho biết vận động viên A sẽ chuyển động như thế nào?

giải thích câu trả lời?

Hình 3.9

Bước 3: Nghiên cứu trong 4 tình huống trên thì tình huống 4 hợp lý vì nhằm phát triển được kỹ năng toán học cho học sinh. Để giải quyết được tình huống trên HS có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên 3 cách sau:

+ So sánh giữa hai vectơ,

+ So sánh độ dài giữa hai vectơ,

+ So sánh phương, hướng và độ dài giữa hai vectơ.

Bước 4: Đưa ra tình huống gợi động cơ mở đầu

Trong Hình 3.9 vận động viên A sẽ chuyển động theo hướng nào? Biết hai vận động B và C dùng hai dây kéo vận động viên A về phía sau. Trong khi đó, vận động viên A cố ghì chặt và tiến về ph a trước.

GV: Để trả lời cho câu hỏi chúng ta cùng vào bài mới: Tổng và hiệu của hai vectơ. Sau khi GV hướng d n HS hình thành quy tắc hình bình hành, HS trả lời được câu hỏi bài toán mở đầu trên: Hai lực và tạo nên hợp lực là tổng của hai lực và làm vận động viên A di chuyển hướng.

Sau khi biểu diễn được hợp lực của hai vectơ ,b cr r

thì HS thấy được vận động viên sẽ di chuyển lùi vì b c ar + >r r

Như vậy, qua ví dụ trên học sinh phát triển kỹ năng đặt và giải quyết vấn đề, kỹ năng tranh luận về các nội dung toán học.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TOÁN HỌC TRONG GIASOD ỤC STEM CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)