Bảo dƣỡng, sửa chữa và điều chỉnh hệ thống bôi trơn

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 131 - 135)

Bài 5: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN

4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống bôi trơn

1.3 Bảo dƣỡng, sửa chữa và điều chỉnh hệ thống bôi trơn

Một trong những điều kiện cơ bản để động cơ làm việc lâu dài và chắc chắn là phải chăm sóc kỹ rhuật hệ thống bôi trơn động cơ một cách đúng đắn.

Quy tắc chăm sóc kỹ thuật:

Dầu đổ vào động cơ phải theo đúng chỉ dẫn về chăm sóc kỹ thuật máy kéo, đúng chủng loại qui định.

Cần thường xuyên theo dõi độ kín khít ở những chỗ nối, không được để rò rỉ dầu.

Trong thời gian động cơ làm việc cần thường xuyên theo dõi áp suất và nhiệt độ của dầu. Nếu áp suất dầu thấp hơn cho phép phải dừng động cơ để phát hiện và khắc phục sai hỏng. Nhiệt độ dầu trong các động cơ làm mát bằng nước không vượt quá 1000C còn ở động cơ làm mát bằng không khí không quá 1100C.

Trước khi động cơ bắt đầu làm việc cần kiểm tra mức dầu, nếu dưới quy định phải bổ sung thêm. Khi động cơ tiêu hao quá nhiều dầu, cần kiểm tra định kỳ mức dầu trong quá trình làm việc. Chỉ có thể kiểm tra mức dầu sau khi dừng động cơ khoảng 2030 phút để dầu từ các chi tiết chảy xuống đáy cácte.

Hàng kíp kiểm tra sự làm việc của bình lọc dầu li tâm. Muốn vậy cho động cơ nóng làm việc ở số vòng quay mà hệ thống bôi trơn chỉ áp suất bình thường, sau đó dừng động cơ. Rôto tiếp tục quay theo quán tính, tạo thành một tiếng rú nhẹ, nghe rõ không dưới 30 giây sau khi dừng động cơ.

Khi chăm sóc số 2 nếu không có chỉ dẫn đặc biệt của nhà máy chế tạo, cần phải thay dầu trong hệ thống đồng thời rửa rôto bình lọc li tâm hoặc thay thế các phần tử lọc. Xả dầu khỏi đáy cácte ngay. Sau khi dừng động cơ nóng, rửa rôto bình lọc li tâm và nút lỗ xả, làm sạch thêm nút nam châm và lưới thu dầu (nếu có). Lắp lại các chi tiết đã tháo ra, lau sạch lỗ đổ dầu và đổ dầu mới vào đến mức vạch trên của thước đo dầu. Khởi động động cơ và kiểm tra áp suất dầu trong hệ thống.

Nếu có thiết bị rửa thì trước khi đổ dầu mới cần phải nối động cơ vào thiết bị rửa trong khoảng 15 phút để rửa hệ thống bằng dầu được hâm nóng đến 50600C, hoặc hỗn hợp gồm 80% nhiên liệu điêzen và 20 % dầu động cơ, định kỳ dùng tay quay trục khuỷu. Sau khi rửa hệ thống, dùng máy nén khí thổi hoàn toàn dung dịch rửa.

Khi chăm sóc số 3 đồng thời với việc thay dầu, cần rửa lưới cổ đổ dầu và sợi rối của bầu thông hơi.

Làm sạch bình lọc li tâm: Tuỳ động cơ (trừ D-240) để làm sạch cần phải nhấc rôto bình lọc li tâm ra và tháo nó một cách cẩn thận. Dùng que gỗ cạo hết cặn lắng và rửa cẩn thận các chi tiết của rôto bằng nhiên liệu điêzen. Dùng dây đồng thông sạch các rãnh, nhưng không tháo ổ phun và thổi bằng không khí nén.

Khi lắp rôto cần kiểm tra tình trạng khít, bôi trơn vòng cao su và bảo đảm cho các dấu trùng nhau để không phá hoại độ cân bằng của rôto, sau đó lồng cốc rôto lên thân. Siết đai ốc rôto với lực nhỏ đủ để lắp cốc rôto dễ dàng.

Trước khi lắp rôto lên trục, phải lau sạch trục cẩn thận, không để có vết xây sát trên các cổ trục, sau khi lắp dùng tay kiểm tra độ quay của rôto. Kiểm tra đảm bảo đệm đặt dưới nắp chụp tốt, bởi nếu bề dầy đệm không đều có thể dẫn đến làm cong trục do nắp chụp bị lẹch dẫn đến làm kẹt rôto.

Tháo rôto bình lọc li tâm động cơ D-240 không cần nhấc ra khỏi trục. Muốn vậy, tháo nắp chụp dùng tuốc nơ vít đặt giữa đáy và thân để hãm rôto. Rửa cốc và làm sạch các rãnh trong phần trên trục giữa rồi lắp rôto theo trình tự ngược lại. Nếu thấy cần phải tháo thân rôto thì nâng thân trên trục, dùng cờ lê vặn trục ra khỏi thân bình lọc dầu rồi vặn nắp rôto ra, nhấc thân rôto khỏi trục.

Sau khi rửa rôto, cần kiểm tra số vòng quay của rôto bằng dụng cụ cộng hưởng. Muốn vậy, hâm nóng động cơ cho nhiệt độ dầu khoảng 800C, tháo đai ốc mũ khỏi trục rôto, lắp dụng cụ cộng hưởng vào đó, kiểm tra số vòng quay theo chỉ dẫn. Nếu số vòng quay dưới 4000 vòng/phút lại phải tháo bình lọc li tâm và khắc

phục sai hỏng (ổ phun hoặc lưới bị bẩn, kẹt rôto do đệm...).

Trường hợp không sử dụng dụng cụ cộng hưởng, có thể kiểm tra sự làm việc của bình lọc li tâm sau khi rửa bằng cách nghe tiếng rôto kêu.

1.3.2 Sửa chữa và điều chỉnh hệ thống bôi trơn b. Bơm dầu

Hư hỏng do bị hao mòn làm tăng khe hở giữa bạc và trục bơm, giữa mặt bên bánh răng với nắp, đầu răng với mặt trong thân bơm, khe hở ăn khớp giữa các bánh răng, bề mặt lắp ghép giữa thân và nắp bên bị biến dạng cong vênh.

Kiểm tra sửa chữa: Bơm dầu được rửa sạch bên ngoài sau đó đưa lên bàn đo chuyên dùng để kiểm tra lưu lượng và áp suất của bơm. Nếu không đảm bảo thì tháo ra kiểm tra, sửa chữa từng chi tiết:

- Thân bơm dầu: đúc bằng gang, kiểm tra nứt, vỡ bằng phương pháp từ. Sửa chữa những chỗ nứt, vỡ không quan trọng thì sửa chữa bằng phương pháp đắp chất dẻo hoặc hàn điện, hàn hơi. Nếu nứt vỡ những chỗ quan trọng thì loại bỏ, thay mới.

Kiểm tra mặt lắp ghép giữa thân với nắp: kiểm tra bằng cách đưa lên bàn mát có phấn màu. Nếu không đảm bảo độ phẳng thì cạo rà hoặc mài trên máy mài mặt phẳng nhưng lượng mài rất ít.

Mặt trong thân: Dùng thước lá đo khe hở. Nếu không mòn quá giới hạn cho phép thì sửa chữa bằng phương pháp hàn đắp rồi phay tiện tròn lại hoặc người ta khoét rộng rồi ép bạc hoặc dùng phương pháp đắp chất dẻo có pha bột Fe.

Đối với lỗ lắp bạc của trục chủ động và lỗ lắp trục chốt bánh răng phụ động thì người ta sửa chữa bằng cách khoét doa rộng rồi ép bạc.

Nắp bơm: mòn bề mặt tiếp xúc với đầu bánh răng thì sửa chữa bằng mài hoặc phay. Yêu cầu sau khi sửa chữa độ nhẵn bề mặt >6.

- Trục chủ động: làm bằng thép 45 và được tôi cao tần để có độ cứng 45 HRC, bị mòn ở chỗ tiếp xúc bạc, rãnh then, bị biến dạng cong, nứt. Nếu mòn chỗ tiếp xúc bạc thì người ta không sửa chữa trục mà sửa chữa bạc. Rãnh then bị mòn thì hàn đắp. Biến dạng cong, nứt thì thay mới.

- Bánh răng: hao mòn bề mặt bên, đỉnh răng và prôpin răng, ngoài ra còn bị tróc rỗ.

Sửa chữa tuỳ theo điều kiện để sửa như láng lại đầu răng để đảm bảo khe hở giữa thân và bánh răng đảm bảo được áp suất nhưng lưu lượng giảm và giảm độ ăn khớp dẫn đến bơm làm việc có tiếng ồn.

c. Bình lọc

- Bình lọc sơ: Bộ phận làm việc là các lưới lọc, hư hỏng thường bị rách, bẩn làm cho dầu không được lọc sạch. Làm sạch các lưới lọc trong dung dịch nước nóng (trong điêzen) sau đó thử nghiệm. Yêu cầu thời gian t = 1040 giây.

- Bình lọc tinh: Làm sạch toàn bộ bình lọc li tâm sau đó kiểm tra từng chi tiết, khe hở giữa trục và bạc yêu cầu < 0,05 mm. Khắc phục các vết nứt trên nắp rôto bằng hàn đắp sau đó gia công để cân bằng.

Sau đó lắp và thử nghiệm bằng bàn điều chỉnh chuyên dùng hoặc lắp ngay trên động cơ cùng với áp kế. Cho bơm làm việc với áp suất và số vòng quay bình thường. Quan sát áp kế lắp trước và sau bình lọc. Đem giá trị đó so sánh với giá trị quy định. Tắt bơm để kiểm tra thời gian rôto quay tự do (hoặc kiểm tra số vòng quay của rôto).

Kiểm tra và điều chỉnh các van của bình lọc.

Khắc phục các khe nứt và chỗ vỡ bằng phương pháp hàn đắp rồi làm sạch các mối hàn. Các lỗ ren bị chờn hoặc cháy ren thì hồi phục bằng cách cắt ren đến kích thước sửa chữa hay hàn đắp rồi cắt ren.

Làm sạch các đường dẫn dầu bằng dầu hoả hoặc bằng dung dịch nóng xút ăn da (NaOH). Các vết nứt trong ống thì hàn bằng que hàn cứng. Thay mới các đầu nối ống bị hỏng. Sau khi sửa chữa, các ống dẫn dầu cần cđược thử nghiệm độ kín khít bằng không khí nén ở áp suất 0,4 MPa (4 kG/cm2) trong 2 phút.

d. Điều chỉnh áp suất dầu

Áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn ở số vòng quay bình thường của trục khuỷu và khi động cơ nóng (động cơ D-240) cần phải là 0,20,3 MPa (ở một số động cơ khác theo quy định của nhà sản xuất). Nếu áp suất dầu khi số vòng quay bình thường của trục khuỷu nhỏ hơn 0,1 MPa, nên dừng động cơ để phát hiện và khắc phục nguyên nhân làm áp suất dầu giảm xuống.

Áp suất dầu được điều chỉnh khi động cơ nóng bằng nút điều chỉnh của van xả của bình lọc dầu. Nếu áp suất dầu không tăng lên khi siết chặt hoàn toàn van xả thì tháo đáy cácte dầu của động cơ, rửa lưới của bầu thu dầu và siết chặt nút điều chỉnh của van giảm áp của bơm dầu. Khi động cơ làm việc hơn 5000 giờ, áp suất dầu bị giảm có thể là do cổ và gối đỡ của trục khuỷu động cơ bị mòn. Trong trường hợp này phải sửa chữa nhóm biên-tay quay.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)