Hệ thống dò chảy nhiên liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 146 - 152)

Bài 7: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

1. Nhiệm vụ, yêu cầu

3.1. Hệ thống dò chảy nhiên liệu

* Nguyên nhân

- Các đầu nối hỏng ren , bắt không chặt

- Các đường ống, thùng chứa bị nứt vỡ do làm việc lâu ngày , do ngoại cảnh

* hậu quả : Làm tiêu hao nhiên liệu, không khí lọt vào hệ thống làm cho động cơ làm việc không ổn định , thậm chí động cơ không làm việc được, nó biểu hiện rõ là khó khởi động cơ , khi khởi động động cơ khói xả có màu trắng

3.2. Động cơ khó khởi động, hoặc không khởi động được * Nguyên nhân

- Không có nhiên liệu , bầu lọc ,đường ống tắc

- Lượng nhiên liệu cung cấp cho các phân bơm không đều

- Vòi phun nhiên liệu hỏng - Đặt góc phun nhiên liệu không đúng

- Bầu lọc không khí bị tắc bẩn - Hệ thống bị lọt khí

* hậu quả

- Động cơ không phát huy hết công suất hoăc không làm viêc được 3.3. Động cơ không phát huy hết công suất

* Nguyên nhân

- Bơm thấp áp , bơm cao áp mòn - Vòi phun nhiên liệu mòn

- Đặt góc phun sớm không đúng - Bầu lọc nhiên liệu bị tắc bẩn

* hậu quả: lượng nhiên liệu tiêu hao tăng, khí xả có khói đen 3.4. Động cơ chạy không đều

*Nguyên nhân

- Lượng nhiên liệu cung cấp ở các phân bơm không đều nhau - Xi lanh , van triệt hồi ở các phân bơm mòn không đều - Các vòi phun mòn không đều

- Hệ thống lọt khí

- Dò chảy nhiêu liệu trên đường ống cao áp nào đó

*hậu quả: công suất động cơ giảm , lượng nhiên liệu tiêu hao tăng

Động cơ khởi động nhưng không nổ được do hết dầu ở bình chứa nhiên liệu, do tắc bình lọc dầu, có không khí trong hệ thống, do hư hỏng bơm cao áp hoặc vòi phun.

- Động cơ khó khởi động do áp suất phun không đúng quy định.

- Động cơ nổ có nhiều khói đen do vòi phun phun không tơi hoặc thời điểm phun muộn.

- Động cơ nổ có khói trắng kèm theo tiếng gõ dội do áp suất phun không đúng hoặc thời điểm phun sớm.

4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống

* Tháo bình chứa nhiên liệu

Tháo đường ống dẫn dầu: dùng clê tháo bu lông bắt ống dẫn dầu rời khỏi bình lọc

Tháo bu lông bắt bình chứa dầu với két nước

Tháo bu lông bắt bình chứa dầu với thân động cơ

Nhấc bình chứa dầu ra ngoài

* Làm sạch

Dùng dầu điêzen rửa sạch bình chứa dầu rồi xả hết dầu ra ngoài sau đó dùng khí nén thổi sạch các cặn bẩn ra ngoài

* Lắp bình chứa nhiên liệu

Đặt bình chứa dầu vào đúng vị trí bắt bu lông

Chú ý luồn ống dẫn dầu vào đúng vị trí

Siết chặt các bu lông bắt bình chứa dầu với két nước

Siết chặt các bu lông bắt bình chứa dầu với thân động cơ

Lắp lại đường ống dẫn dầu vào bình lọc Chú ý ở bu lông và đầu ống có hai đệm đồng làm kín

* Thay lọc dầu

* Tháo lọc dầu

Dùng clê tháo bu lông bắt cốc lọc dầu

Lấy cốc lọc và lõi lọc dầu ra rồi rửa sạch cốc lọc sau đó thay lõi lọc mới

Dùng clê siết chặt bu lông bắt cốc lọc dầu vào bình lọc

Chú ý doăng cao su làm kín phải đúng vị trí

* Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu

* Xả không khí

Nới bu lông bắt đường ống dẫn dầu vào bơm cao áp để cho dầu và không khí thoát ra ngoài cho đến khi hết bọt khí thì siết bu lông lại sau đó vừa khởi động động cơ vừa xả khí ở ống cao áp

Chú ý giữ vệ sinh công nghiệp

* Làm sạch

Dùng giẻ khô lau sạch dầu chảy ra bên ngoài động cơ

* Điều chỉnh áp suất vòi phun

* Làm sạch vòi phun

Rửa sạch vòi phun trong dầu điêzen rồi thổi khô bằng khí nén

* Điều chỉnh

Lắp vòi phun vào ống cao áp của thiết bị kiểm tra áp suất phun, bơm tạo áp suất bằng cần bơm, quan sát áp suất trên đồng hồ đo, nếu áp suất không đúng vặn vít điều chỉnh ở vòi phun, cần tăng áp suất vặn vít vào, gảm áp suất nới vít ra

4.4. Vệ sinh công nghiệp Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Tháo, lắp và làm sạch bình chứa nhiên liệu.

Bài tập 2: Tháo, lắp và thay lõi lọc dầu.

Bài tập 3: Điều chỉnh vòi phun.

Ghi nhớ

Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:

- Áp suất của vòi phun.

- Phương pháp xả không khí trong hệ thống nhiên liệu.

Bài 8: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học viên có khả năng:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa.

- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa.

- Trình bày Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

- Sử dụng đúng, hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa - Tháo lắp kiểm tra bảo dưỡng, và sữa chữa được những hư hỏng của hệ thống đánh lửa theo đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo an toàn.

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó.

Nội dung của bài:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu 1.1. Nhiệm vụ

- Biến dòng điện một chiều thấp áp 6-12(v) thành dòng xung cao áp 12-24 kv và tạo ra tia lửa trên hai cực của bugi để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng - không khí trong xi lanh ở cuối kỳ nén.

- Phân chia tia lửa cao áp đến các xi lanh theo đúng thứ tự của động cơ.

1.2. Yêu cầu

- Hệ thống đánh lửa phải tạo ra được điện thế đủ lớn để phóng điện qua khe hở bugi trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.

- Tia lửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để đốt cháy hoàn toàn hòa khí.

- Góc đánh lưả sớm phải đúng trong mọi ché độ hoạt động của động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 146 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)