Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 23 - 33)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể

2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cơ quan quản lý Nhà nước điều hành các hoạt động trên thị trường bằng các văn bản luật. Đây là các văn bản hướng dẫn việc thực thi VSATTP của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ đảm bao lợi ích cho người tiêu dùng và cho xã hội. Nội dung của quản lý Nhà nước về VSATTP bao gồm (Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, 2003):

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về VSATTP:

Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp để công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đạt hiệu quả, đề xuất các chương trình như “tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” trong cả nước, phát động các chiến dịch truyền thông phòng ngừa ngộ động thực phẩm.

Các Bộ, Ba, Ngành và các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Thông tư liên tịch số 16/2005/TTLT/BYT-BCN ngày 20 tháng 05 năm 2005, quy định rõ: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được phê duyệt;

Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Công nghiệp tổ

chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được phê duyệt trên địa bàn quản lý.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm:

Ngộ độc thực phẩm là dùng để chỉ tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong thực phẩm. An toàn vệ sinh thực phẩm cũng liên quan đến ngộ độc thực phẩm và các bệnh lan truyền qua thực phẩm (Bộ Y tế, 2005). Do đó, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 cũng đã có một chương riêng dành cho vấn đề này. Trong đó, quy định rõ một số nội dung liên quan đén kế hoạch phòng, ngừa, khắc phụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm như sau:

Bộ Y tế chủ trì xây dựng kế hoạch phòng ngừa, tổ chức cấp cứu điều trị, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và tổ chức kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm đối với các Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và Bếp ăn tập thể; Bộ Công nghiệp phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan khắc phục và giải quyết hậu quả khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể tại các Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và Bếp ăn tập thể; Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan khắc phục và giải quyết hậu quả khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tại các Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và Bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý (Bộ Y tế, 2005).

-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về VSATTP:

Công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức bởi 2 ngành chủ yếu, bao gồm:

Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế; và Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Chính phủ, 2008).

Chương V, Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm quy định: Việc thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm do nghành thanh tra chuyên nghành về vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên nghành về vệ sinh an toàn thực phẩm do chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh cũng chỉ rõ những nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về VSATTP như: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm

pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; Đề xuất, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế, 2005).

Ngoài ra, nội dung quản lý nhà nước về VSATTP còn có các nội dung khác như: Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về VSATTP;

Quản lý việc công bố tiêu chuẩn VSATTP, chứng nhận đủ điều kiện VSATTP; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực VSATTP; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP; Hợp tác quốc tế về VSATTP (Bộ Y tế, 2005).

Căn cứ và những nội dung quản lý nhà nước về VSATTP nêu trên.

Trong nghiên cứu này, nội dung quản lý nhà nước về VSATTP đối với các bếp ăn tập thể được đề cập dến bao gồm những nội dung sau:

1. Ban bành và thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Tổ chức quản lý nhà nước về ATVSTP đối với các bếp ăn tập thể ở KCN;

3. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể;

4. Tổ chức thanh, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể;

5. Vi phạm và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể;

6. Công tác cấp phép và chứng nhận an toàn thực phẩm.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.5.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực rộng, trong quá trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời (Nguyễn Thắng, 2016).

2.1.5.2. Nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm làm trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Cục An toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, khoa ATVSTP (Nguyễn Văn Thể và cs., 2008).

– TTYT các huyện/thị xã/thành phố, cán bộ chuyên trách TYT, CTV ATVSTP.

Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm (Nguyễn Văn Tuấn và cs., 2009).

Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện thông qua bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Việc phân công nhiệm vụ phù hợp hay không phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao (Hà Thị Anh Đào, 2001).

Ngoài ra ý thức trách nhiệm đối với công việc của người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc có chuyên môn thì ý thức trách nhiệm quyết định chính trong việc hoàn thành nhiệm vụ hay không và hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào (Nguyễn Văn Thể và cs., 2008).

Một số chỉ tiêu thể hiện trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Số lượng cán bộ.

- Trình độ chuyên môn được đào tạo.

- Kết quả công tác của mỗi cán bộ.

Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong sự thành công của mọi vấn đề. Khi đã sử dụng yếu tố con người hợp lý với năng lực, sở trường với chuyên môn của họ thì mới đạt được mục đích và nâng cao kết quả trong công việc nói chung và trong quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng (Hà Thị Anh Đào, 2001).

2.1.5.3. Trang thiết bị và phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: máy tính, laptop, Projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ tuyên truyền…(Nguyễn Văn Thể và cs., 2008).

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác , giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình (Hà Thị Anh Đào, 2001).

Hệ thống phòng kiểm nghệm của Viện kiểm nghiệm trung ương và Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố được trang bị máy móc hiện đại. Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm (Nguyễn Thắng, 2016).

Phương tiện đi lại: Các địa phương được trang bị ô tô phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cả nước, đến nay đạt 80%, tương đương 50 tỉnh. Trong đó có 15 tỉnh mua mới, số còn lại là tiếp nhận xe cũ từ đơn vị khác chuyển sang, nhiều đơn vị có từ 2 chiếc trở lên như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình dương, Đồng Nai (Cục an toàn thực phẩm, 2012).

2.1.5.4. Sự phối hợp của cơ quan Quản lý nhà nước

Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực. Cơ quan y tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Vì vậy giữa cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt được kết quả tốt, thông qua các cuộc thanh tra liên ngành được tổ chức thường xuyên, liên tục vào các dịp cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tết Trung thu hay thanh tra theo chuyên đề Phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm nghiệm…Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin như: Đài, báo, truyền hình…đưa tin các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật (Trần Thị Khúc, 2014).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Bỉ

Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ được thành lập sau khi Bỉ gặp khủng hoảng về gà bị nhiễm độc dioxin năm 1999. Sau sự cố này, hàng loạt thịt gà đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lên tới gần 500 triệu USD, hàng trăm nông dân đã bị ảnh hưởng. Thảm họa đã làm hàng trăm nông trại bị ảnh hưởng, phải tiêu hủy các sản phẩm sơ cấp, trị giá khoảng 250 triệu euro, Tiêu hủy 96.348 tấn thịt, thiệt hại tài chính lên đến hơn 437 triệu euro và hai bộ trưởng phải từ chức, hình ảnh của sản phẩm nước Bỉ bị mất uy tín (Đỗ Mai Thành, 2010).

Sau khủng hoảng này, Bỉ đã thành lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ an toàn thực phẩm bao gồm tất cả sản phẩm thực vật và động vật (FASFC) trên cơ sở sáp nhập từ 6 cục chuyên môn của hai bộ là Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của quốc gia này (Đỗ Mai Thành, 2010).

FASFC có 50 phòng thí nghiệm, có các hệ thống giám sát theo chuỗi và chịu trách kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm của Bỉ. FASFC hoạt động độc lập, có một giám đốc chịu tách nhiệm và báo cáo trực tiếp lên bộ trưởng, có các bộ phận chuyên trách như truyền thông, quản lý khủng hoảng, kiểm tra, kiểm toán đều độc lập. Đặc biệt, bộ phận khoa học có 21 thành viên có các đại diện đến từ các trường đại học được nghiên cứu và đưa ra các đánh giá độc lập, làm cố vấn cho ban điều hành đưa ra các quyết định (Trần Thị Khúc, 2014).

Kinh nghiệm của FASFC cho thấy, nên thiết lập những quy trình đánh giá rủi ro, thiết lập các đầu mối kiểm tra toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng. Đặc biệt, FASFC hoạt động chỉ với 60% kinh phí từ chính phủ Bỉ, 17%

do chính các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đóng góp, phần còn lại là phí dịch vụ, hỗ trợ từ EU và chính những doanh nghiệp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị FASFC kiểm tra phải chi trả (Hà Thị Anh Đào, 2001).

Mọi chính sách ban hành của FASFC đều phải căn cứ trên ý kiến của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia và các tiêu chuẩn của EU và thế giới.

Vì vậy, Hàng tháng, hàng năm, FASFC tiến hành các cuộc gặp gỡ người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia, tổ chức để lắng nghe ý kiến, cũng là

để cập nhật tình hình để từ đó đưa ra những quyết định sát thực tế, hiệu quả. Căn cứ các thông tin thu thập được, FASFC sẽ đánh giá rủi ro cho từng sản phẩm (Trần Thị Khúc, 2014).

Vấn đề quan trọng là FASFC phải dành được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp thì tất cả các sản phẩm được cơ quan này chứng nhận sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và doanh nghiệp cũng bán được sản phẩm của mình (Hà Thị Anh Đào, 2001).

Từ thực tiễn cho thấy, việc thành lập chỉ duy nhất một cơ quan chịu trách nhiệm vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp Bỉ phản ứng nhanh hơn, chủ động hơn trước những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Quản lý an toàn thực phẩm được chia thành 04 giai đoạn đánh dấu về sự tiến bộ triển khai an toàn thực phẩm (trước chiến tranh thế giới thứ 2;

giai đoạn 1945 - 1984; giai đoạn 1984 - 2002 và giai đoạn từ 2003 đến nay).

Giai đoạn 1984 - 2002 là giai đoạn đánh dấu cột mốc cho sự tiếp cận mạnh mẽ trong việc triển khai an toàn thực phẩm theo chuỗi và đến giai đoạn từ 2003 đến nay được xác định là đã cơ bản thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với hầu hết các loại sản phẩm thực phẩm sản xuất và đưa ra tiêu thụ ở Nhật Bản và xuất khẩu (Trần Thị Khúc, 2014).

Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản được hình xuất phát từ đề xuất thiết lập chuỗi các nhà sản xuất kinh doanh theo nhóm ngành hàng của các hội nghề nghiệp. Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hội nghề nghiệp và họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách, pháp luật của nhà nước (Hà Thị Anh Đào, 2001).

Để quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi hiệu quả cần có cơ chế chính sách về quy hoạch sản xuất tập trung. Để tham gia sản xuất hàng hóa đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nhà sản xuất/hợp tác xã sản xuất cần có đăng ký và hội tụ đủ các yêu cầu tối thiếu về quy mô sản xuất. Việc sản xuất tập trung/quy mô sản xuất tối thiếu mới đưa vào chương trình giám sát, đảm bảo hiệu quả chi phí trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát. Yêu cầu này cũng giúp cho các nhà sản xuất cần phải liên kết với nhau để sản xuất hoặc tham gia các tổ hợp sản xuất (Trần Thị Khúc, 2014).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 23 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w